Tiệm
cà phê có 5.000 đồ vật gợi ký ức Tết xưa của người Sài Gòn
Diệp Phan (Dân
Trí Online)
23/01/2023
Nhiều
người dân ở Sài Gòn cho biết, vào dịp năm mới, họ thích đến quán cà phê Lúa ở
quận Phú Nhuận để được "sống lại không khí Tết xưa", vì được thấy nhiều
món đồ mà thời thơ ấu họ đã từng sử dụng.
Ông Huỳnh Minh Hiệp (51 tuổi), nhà sưu tầm có tiếng ở Sài Gòn
Ông Huỳnh Minh Hiệp (51 tuổi) là một nhà sưu tầm có
tiếng ở TPHCM. Ông bắt đầu sưu tầm đồ cổ, đồ xưa từ hơn 30 năm
trước. Trong đó có nhiều món xuất hiện trong đời sống hàng ngày của người Sài
Gòn xưa, từ năm 1930 đến 1975.
Vốn là Phó chánh văn phòng Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật
Việt Nam, ông có dịp tham gia nhiều buổi triển lãm, gặp gỡ nhiều nhà sưu tầm
trong nước từ đó có cơ hội sưu tầm nhiều món đồ.
"Tôi có hàng ngàn món đồ nhưng đều bỏ kho ít khi đụng đến. 5 năm
trước, nữ diễn viên Kim Tuyến là bạn của tôi đề xuất ý tưởng mở một quán cà phê
để trưng bày những món đồ, giúp mọi người có không gian chiêm ngưỡng, nhìn lại
những nét đẹp của Sài Gòn xưa", ông Hiệp nói.
Lì xì ngày nay khác lì xì ngày xưa (Video: Ngà Trịnh).
.
Tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận.
Quán cà phê Lúa của ông Hiệp rộng gần 1.000m2, là nơi đặt hơn 5.000 món đồ xưa,
cổ. Tùy vào công dụng của các món đồ, ông sắp xếp trong những không gian khác
nhau như phòng khách, phòng nhạc, nhà bếp, quầy bar xưa...
Tất cả những món đồ từ bàn ghế, ti vi, máy nghe nhạc, gạch bông cũng đều
được người Sài Gòn sử dụng từ trước năm 1970.
.
Trong ảnh, ông Hiệp đang giới thiệu cho ông Trần Khắc Dũng (60 tuổi ở
quận Bình Thạnh) 2 dàn máy nghe nhạc Akai, được giới nhà giàu dùng trong những
năm 1972 (chiếc bên trái) và năm 1964 (chiếc bên phải), đến giờ vẫn hoạt động tốt.
"Tôi vẫn dùng hai chiếc máy này để phát nhạc cho quán cà phê. Những
bản nhạc thu âm những năm 1970 vang lên mộc mạc, chân thật nhưng cũng vô cùng
cuốn hút", ông Hiệp nói.
"Tôi là khách ruột của tiệm, đặc biệt trong dịp Tết lại càng thích
đến đây hơn vì những món đồ ở đây giúp tôi gợi nhớ về một quá khứ lớn lên ở Sài
Gòn cùng gia
đình và những cái Tết sum vầy", ông Dũng chia sẻ.
.
Trong hình, ông Hiệp cùng bạn của mình đang ngồi ở không gian phòng
khách của một căn nhà thời xưa. Những món đồ ở đây đều đã qua sử dụng, được ông
Hiệp sưu tầm về trong nhiều năm nên nhuốm màu thời gian.
.
Hình :
Dịp Tết, nhà sưu tầm bày ra những tấm thiệp xuân mà người Sài Gòn xưa
hay mua để viết lời chúc trao cho nhau ngày đầu năm.
"Tặng người yêu chọn một kiểu thiệp, tặng gia đình lại chọn kiểu
khác. Mỗi chiếc thiệp chứa đựng tình cảm của người gửi đến người được nhận. Bây
giờ khoảng cách trở nên gần hơn khi có mạng xã hội nhưng ký ức đi chọn thiệp
xuân viết cho người yêu thương với tôi luôn là kỷ niệm đẹp", ông Dũng chia
sẻ.
.
Hình :
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1920/2023/01/23/tiem-ca-phe-co-5-edited-1674468223114.jpeg
"Tất cả những gì ở tiệm này có như bộ bàn ghế, cà men, kệ chén,
máy may... ngày xưa tôi đã thấy qua hoặc gia đình đã từng sử dụng. Xuân về, đến
tiệm uống cà phê làm tôi nhớ nhiều hơn những cái Tết xưa", chị Thùy Khanh
(46 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết.
.
Hình :
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1920/2023/01/23/tiem-ca-phe-co-5-edited-edited-1674468208634.jpeg
Tiệm của ông Hiệp có khoảng 500 tờ báo của Việt Nam, riêng có hơn 100 tờ
nhật báo của Sài Gòn xưa. Trong tay, ông Hiệp đang cầm tờ báo Xuân lao
động mới năm Bính Thân, 1976.
.
Gia Định Báo
Quý hiếm nhất là tờ Gia Định Báo - xuất bản ngày
2/9/1890. Đây là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam xuất bản tại Sài
Gòn. Sau 30 năm sưu tầm, ông Hiệp mới sở hữu tờ báo này hồi năm ngoái từ một vị
tiền bối ở Hà Nội, vì lớn tuổi nên muốn nhượng lại cho ông Hiệp để tiếp tục lưu
giữ món đồ quý giá.
.
Hình :
Motobecane A.B.1 đời 1938
Trong tiệm có chiếc Motobecane A.B.1 đời 1938 dung tích 125cc, 3 số
tay, vẫn còn nguyên giấy tờ kèm theo xe được bảo quản cẩn thận. Chiếc xe ngày
trước thuộc chính quyền thời vua Bảo Đại, ông Hiệp được một nhà sưu tầm ở Vĩnh
Long nhượng lại sau 5 lần thuyết phục. Năm nay là năm thứ 10 chiếc xe thuộc quyền
sở hữu của ông Hiệp.
.
"Bòn bòn, sô cô la, bánh tây, sữa hột gà, dầu cù là, bánh trung
thu... ", là câu mở đầu trong bài đồng dao ngày xưa con nít hay hát có nhắc
đến dầu cù là Mac - phsu. Đây là một thương hiệu dầu nổi tiếng ở Sài Gòn từ những
năm 1960. Trong hình là hộp dầu còn nguyên tem chưa mở, 1 chai dầu đã khui vẫn
còn thơm nức và giấy sang nhượng cổ phần của ông chủ thương hiệu Lưu Giang Hà
cho 1 người ở Campuchia.
.
Thương hiệu xà bông Cô Ba, nổi tiếng khắp Sài Gòn từ những năm 1920.
Trong tấm hình (góc trái) là hình ảnh cô Ba Thiệu, người gốc Trà Vinh - hoa hậu
đầu tiên của Việt Nam 1865. Hình ảnh của cô Ba được in trên tem, postcard,
hộp xà phòng Cô Ba với thương hiệu Savon (Pháp).
.
Hình :
Ông Hiệp đứng trước một quầy bar thời xưa. Các món đồ sưu tầm được ông
sắp xếp phù hợp trong từng không gian.
.
Hình :
Tiệm ông Hiệp có cà phê pha bằng phin nhôm xưa và món bánh men, bánh
sâm panh, tai heo ngày xưa bây giờ không còn dùng phổ biến.
.
Những hộp bánh bằng sắt thương hiệu Pháp, sản xuất tại Việt Nam trước
năm 1970 này thường chỉ được giới nhà giàu sử dụng. Trên mỗi hộp có một đoạn
thơ, ví dụ hộp màu đen có đoạn: "Một chiều mây nước trôi. Em đến bên đời
tôi. Ăn mừng tình tương hội. Sam - banh bánh tuyệt vời". Hay như hộp màu
nâu đỏ có đoạn: "Tặng quà bánh ai ơi. Như tặng sách cho người. Lựa bánh vừa
ngon bổ. Đẹp miệng lúc ăn chơi".
.
Ông Hiệp cho biết mẫu chai nước ngọt Chương Dương (màu trắng) được lấy
nguyên mẫu chai nước ngọt hiệu Con Cọp (vàng, xanh, nâu) thời xưa.
.
Ông Hiệp và nữ diễn viên Kim Tuyến - người có ý tưởng mở tiệm cà phê
này chụp hình trước bức tường do ông vẽ về khung cảnh Sài Gòn xưa với những địa
danh, rạp chiếu phim, nhãn hàng nổi tiếng một thời.
Trong hình nữ diễn viên Kim Tuyến đứng cạnh chiếc xe cổ PC 49cc, chiếc
xe tay ga đầu tiên của hãng Honda. Còn ông Hiệp đứng cạnh chiếc Motobecane
A.B.1 đời 1938 dung tích 125cc, 3 số tay.
.
Không chỉ trưng bày trong tiệm của mình, ông Hiệp còn đưa những món đồ
cổ đến các buổi triển lãm để nhiều người được chiêm ngưỡng chúng. Trong hình là
chiếc xe lôi chạy bằng đầu xe máy và thùng chở bằng nhôm phía sau. Phổ biến
dùng trong những năm 1960, hiện ở Sài Gòn chỉ một mình ông Hiệp sở hữu.
"Những món đồ trở nên có giá trị hơn khi chúng được nhiều người biết
đến, thay vì nằm trong kho như trước đây", ông Hiệp chia sẻ.
Diệp Phan
--------------
LIÊN QUAN
Khám
phá nhà thờ ở TPHCM lọt top 10 điểm tham quan màu hồng của thế giới
Xóm
đạo lớn nhất TPHCM sẵn sàng đón khách tham quan dịp Giáng sinh
-----------------
DÒNG SỰ KIỆN: Nhịp sống
Sài Gòn - TPHCM
Hoa
xuân "trên bến dưới thuyền" theo xe người dân TPHCM về nhà
Thứ sáu, 20/01/2023 - 07:16
Trắng
đêm "đỏ lửa" tại làng đúc lư đồng ở TPHCM ngày giáp Tết
Thứ tư, 18/01/2023 - 09:17
Bà
con trong hẻm nhỏ góp tiền làm đường hoa đón xuân mới
Thứ bảy, 14/01/2023 - 07:30
Làng
nhang trăm tuổi ở TPHCM hối hả vào vụ Tết
Thứ ba, 03/01/2023 - 08:17
Gò
Vấp, Thị Nghè, kênh Tàu Hũ, Ngã 5 Chuồng Chó… có ý nghĩa gì?
Thứ năm, 29/12/2022 - 08:46
.
No comments:
Post a Comment