27/01/2023
https://www.voatiengviet.com/a/6936234.html
“Năm nay doanh nghiệp khó khăn thì anh em nhiều
người cũng không có lương thưởng gì. Bây giờ về ăn Tết và trong túi không dằn
được mấy chục triệu thì tất nhiên là buồn rồi và ăn nói nó cũng không được tự
tin lắm.” Đó là lời tâm sự của anh N.T.N,phóng viên lâu năm cho một cơ quan báo
chí trung ương tại Hà Nội, nói về không khí ăn Tết của gia đình anh năm nay khi
về ăn Tết cùng ông bà.
https://gdb.voanews.com/b2de62f2-b7ca-4cba-8495-265a5ed970e6_w1023_r1_s.jpg
Ảnh tư liệu
- Hình ảnh ngày giáp Tết Quý Mão tại phố Hàng Mã, Hà Nội.
Anh cho biết hai vợ chồng cố tình về sớm để đi
chợ Tết ở quê nhưng thất vọng vì cảnh èo uột, buôn bán ế ẩm, chứ không nhộn nhịp,
sôi động và vui tươi như mọi năm.
“Ngay cả siêu thị cũng không đông đúc lắm,
hàng hoá cũng không nhiều. Tóm lại là kinh tế cũng khó khăn nên mọi người cũng
không mua sắm nhiều,” anh mô tả.
Một cái Tết vui vẻ, sung túc bên gia đình như
mong ước đã không trở thành hiện thực, anh nói và cho biết ngay chiều mùng 4
gia đình anh đã lập tức về Hà Nội để trở lại công sở thay vì kéo dài cái Tết đến
chiều mùng 8 như dự định.
Cùng cảm giác thất vọng như thế, anh Nguyễn Ngọc
Anh, một viên chức vừa mới trở về Việt Nam sau vài năm công tác ở nước ngoài,
cho biết anh thấy giật mình vì sự đìu hiu, ảm đạm tại các siêu thị cũng như tại
các hội chợ Tết ở thành phố Việt Trì, nơi bố mẹ anh sinh sống. Có vẻ như trước
những khó khăn về thu nhập, về công ăn việc làm sau gần 3 năm đại dịch và nạn lạm
phát, giá cả leo thang thì không mấy ai còn quan tâm đến Tết, chả ai buồn mua sắm
gì mấy.
“Giáp Tết mà trong siêu thị vẫn còn đầy đồ. Đi
trên đường thì mình thấy mấy xe tải quất ế, người ta không bán được và người ta
phải đưa về thôi,” anh Ngọc Anh cho biết. Khi đi chúc Tết bạn bè, người thân,
anh cũng cảm nhận chung một bầu không khí trầm lắng trong ngày đầu năm mới Quý
Mão.
“Hôm trước mình đi rửa xe, gặp một ông ông có
một cái garage chuyên sửa xe, mình hỏi thường thường tháng giáp Tết này thì chú
sửa được bao nhiêu cái xe. Ông ấy nói thường là cứ tháng giáp Tết garage của
ông sửa khoảng 100 cái xe nhưng năm nay thì ông ấy sửa được có 30 cái. Trước
đây, Tết người ta còn đi độ xe để đi chơi Tết như độ đèn led, đèn xenon chẳng hạn.
Nhưng năm nay khó khăn người ta không đi độ xe như thế nữa,” anh kể và cho biết
thêm rằng tình cảnh của ông chủ garage là tình cảnh chung của phần lớn mọi người,
trong đó có vợ chồng anh. Mọi năm dịp Tết, vợ chồng anh có được vài chục triệu
tiền thưởng,nhưng năm nay chỉ hơn chục triệu cầm về quê biếu bố mẹ nên vợ chồng
anh cũng chẳng dám sắm sửa gì.
Anh Nguyễn Văn Thông, một chủ kinh doanh hoa cảnh
tại Tuyên Quang, cho VOA Việt ngữ biết: “Bầu không khí nó cũng trầm lắng, ảm đạm
chứ nó không được như mọi năm. Có lẽ là sau COVID thì nó cũng khó khăn, rồi bầu
không khí chung của đất nước nó cũng căng thẳng và lan toả xuống mọi hang cùng
ngõ hẻm. Chợ hoa thì trăm người bán mà có chưa tới trăm người mua. Nói chung là
kinh doanh vừa rồi nó cũng ế ẩm, hoa lan là cứ phải giảm giá 60 – 70%. Điều đấy
nó cũng phản ánh cái sức mua. Có một câu phổ biến là dân cũng hết tiền rồi.”
Anh Thông nói năm nay nhà anh mất Tết. Mặc dù
đã dự đoán trước sức mua thấp và hạn chế đầu tư đến mức tối đa, nhưng anh vẫn lỗ
hàng chục triệu đồng. Vì thế mà năm nay nhà anh ‘không có Tết gì hết.’
No comments:
Post a Comment