Đồng
Nai: Nhà hoạt động Hoàng Văn Vượng bị bắt giữ, chưa rõ cáo buộc
RFA
2023.01.04
Vào chiều
ngày 3/1, nhà chức trách tỉnh Đồng Nai đã tiến hành bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Văn Vượng
(sinh năm 1978) và khám nhà ông ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất. Tuy nhiên, gia
đình không biết ông bị cáo buộc gì, và phía công an cùng truyền thông nhà nước
vẫn im lặng về việc bắt giữ này.
Ông Hoàng Văn Vượng. Facebook Hoàng Văn Vương
Ông Hoàng Văn Long, anh trai của ông Vượng cho
Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết, vào khoảng 6 giờ 30 chiều ngày thứ Ba, một nhóm
khoảng 10 người, trong đó có ba công an mặc cảnh phục, dẫn ông Vượng về nhà để
khám nhà.
“Khoảng 10 người, trong đó có ba áo xanh
[công an mặc cảnh phục]. Họ vào nhà bắt cúp điện rồi đọc lệnh khám nhà. Khám
xét xong rồi thì họ lập biên bản.
Họ làm ra cỡ sáu tờ biên bản và bên công an yêu cầu
tôi ký làm chứng.”
Phía công an có thu giữ một camera, điện thoại
và laptop (đã hỏng) rồi dẫn ông Vượng ra xe.
Ông Long cho biết tuy ông có chứng kiến việc
khám nhà và ký vào biên bản nhưng ông vẫn không biết em trai ông bị cáo buộc
gì. Phía công an không đưa giấy tờ gì cho gia đình ông, ông nói.
Theo gia đình, trong suốt quá trình khám nhà,
và kể cả lúc công an dẫn ông Vượng đi, ông này không bị khoá tay như trong nhiều
trường hợp bắt giữ người bất đồng chính kiến khác.
Ông Hoàng Văn Quốc, em trai của ông Vượng nói
với RFA rằng trước đó, ông Vượng nhận được một cuộc điện thoại từ công ty nước
nơi ông làm trước đây để đến nhận quà. Ông Vượng đi nhận quà từ công ty mà ông
có bất đồng dẫn đến ông bỏ việc ở đây, và ông bị bắt sau đó.
Trong Facebook của mình mang tên Hoàng Văn Vương vào ngày
24/11/2022, ông Vượng có viết “Đồng chí nào có tuổi đảng nên thành lập công
ty bán nước sạch nhưng bán nước bẩn vẫn thu tiền nước sạch. Ngon à nha!11”
và “Công ty cấp nước sạch nhưng bán nước bẩn, ai chịu trách nhiệm?”.
Ông Đinh
Quang Tuyến, một nhà hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh và
thường xuyên giao tiếp với ông Vượng, có nhận xét về người mới bị bắt như sau:
“Tôi quen anh Vượng từ năm 2014. Anh Vượng
lên tiếng phản biện từ năm 2011, đã từng bị bắt và bị đánh đập trong những năm
2011-2012.
Anh là người dân bình thường không thuộc tổ chức nào
hết, thấy bất công thì lên tiếng. Anh cũng chỉ nói những gì anh ấy nhìn thấy chứng
kiến thôi.
Có những cuộc biểu tình anh Vượng có tham gia với
tôi hoặc với nhóm hội khác.”
Ông Tuyến cho biết ông Vượng cũng thường xuyên
hỗ trợ một số tù nhân lương tâm và người hoạt động gặp hiểm nguy như ông Đinh
Văn Hải và bà Hoàng Thị Thu Vang cho dù điều kiện kinh tế của gia đình ông còn
khó khăn.
Theo ông Tuyến, ông Vượng không phải là một
người có ảnh hưởng lớn trong giới bất đồng chính kiến và cũng ít viết trên
Facebook. Do vậy, ông rất bất ngờ khi nghe tin ông Vượng bị bắt.
Trong nhiều năm gần đây,
nhà chức trách Việt Nam thường sử dụng hai cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân
chủ” theo Điều 331 và “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật
Hình sự để đàn áp giới hoạt động và người bất đồng chính kiến.
Trong năm
2022, nhà chức trách Việt Nam bắt giữ ít nhất 28 nhà hoạt động và Facebooker,
14 trong số này bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và 11 người với cáo
buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Blogger Nguyễn Lân Thắng của RFA cùng nhà
hoạt động Trần Bang và “thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm bị bắt với cáo buộc thứ
hai.
Theo luật
sư Hà Huy Sơn của Đoàn Luật sư thành
phố Hà Nội thì công an cấp tỉnh-thành phố thường thụ lý các vụ án thuộc chương
An ninh quốc gia với các cáo buộc như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” hay
“tuyên truyền chống nhà nước” còn công an cấp quận-huyện thì chỉ có thể thụ lý
các vụ án ít nghiêm trọng hơn với mức án dưới 15 năm tù giam.
Do đó, công an cấp huyện có thể điều tra vụ án
với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhưng không đủ thẩm quyền để điều
tra các vụ án thuộc chương An ninh quốc gia.
Nhưng cơ quan công an cấp tỉnh và cấp bộ có thể
điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền của công an cấp huyện nếu xét thấy cần thiết,
luật sư Sơn bổ sung.
Phóng viên gọi điện cho Công an huyện Thống Nhất
thì được người trực điện thoại sau khi hỏi ý kiến lãnh đạo trả lời phóng viên rằng
công an huyện này không có thẩm quyền trả lời báo chí về vụ bắt giữ ông Vượng.
Người này cũng đề nghị phóng viên hỏi Công an tỉnh Đồng Nai.
Chúng tôi gọi điện vào nhiều số máy của Công
an tỉnh Đồng Nai thì chỉ có người trực số điện thoại nóng trả lời. Tuy nhiên,
người này nói công an tỉnh không thực hiện vụ bắt giữ ông Vượng và đề nghị
phóng viên liên hệ với Công an huyện Thống Nhất.
Trong năm
2022, có ít nhất 31 nhà hoạt động và Facebooker bị kết án tù. Có 13 người bị kết
tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” với mức án từ một năm đến năm năm tù, và
chín người bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án tù từ năm năm đến
tám năm tù giam.
No comments:
Post a Comment