Năm
mới, Việt Nam sẽ ‘rơi vào’ quỹ đạo nào?
24/01/2023
https://www.voatiengviet.com/a/nam-moi-viet-nam-se-roi-vao-quy-dao-nao-/6931759.html
Tới đây sẽ là thời điểm quan trọng để Ban lãnh đạo
Hà Nội quyết định xem họ sẽ tiếp tục hay điều tiết chậm lại “cuộc thanh lọc nội
bộ” dưới cái tên trần trụi là “chiến dịch đốt lò” của TBT Nguyễn Phú Trọng?
https://gdb.voanews.com/23091127-B6A8-47AF-AA2D-F39BC9310C49_w1023_r1_s.jpg
Bản thân ông Nguyễn
Phú Trọng và bộ phận trong ĐCSVN dù muốn “phát huy cao độ” hơn nữa kết quả của
chuyến thăm Bắc Kinh của ông hồi cuối tháng 10 năm ngoái cũng phải hiểu rằng, mọi
chuyện đều có giới hạn của nó.
Giống
như bao khúc quanh khác trong lịch sử của đất nước, lần này, giới quan sát vẫn
đặt tương lai năm nay của Việt Nam sẽ tùy thuộc vào sức ép từ những chuyển động
quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Từ khóa ở đây là “rơi vào”, có ý cảnh
báo, Việt Nam đừng bị động mà hãy chủ động chọn lựa các định hướng chính sách
rõ ràng và minh bạch.
Theo văn hóa tâm linh phổ biến ở ta, thời điểm đầu năm luôn được xem là
khoảnh khắc đặc biệt, thông thường người ta luôn tránh làm điều bất lương để
tránh xui xẻo cho cả năm. Nguyễn Phú Trọng – TBT ĐCSVN – có lẽ thuộc nhóm người
“xưa nay hiếm” nên không thèm kiêng cữ. Phát biểu trước thềm năm mới, ông vẫn
không ngần ngại nói những điều trái với sự thật. Vẫn là chúng ta đã “đạt được nhiều kết quả,
thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực…” Chỉ cần hỏi học
sinh trung học, tiểu học ở quê, về ký ức của các em trong năm đại dịch kinh
hoàng, về cuộc sống khó khăn trong gia đình các em và bà con lối xóm thì cũng
biết được phần nào các thảm cảnh. Hàng ngàn công nhân mất việc hoặc bị giảm
lương trước Tết có lúc đã phải bới thùng rác kiếm thực phẩm… Nếu có được nhà
tài trợ giúp cho vài ký gạo thì mỗi bữa chỉ dám ăn một chén cơm, bởi không biết
ngày mai thế nào... Nhiều
gia đình ba thế hệ tha phương, mỗi lần Tết đến chỉ mơ có cái ăn cho đỡ tủi
thân! Trong khi vô vàn những thân phận thê thảm như thế, mà ông Trọng
vẫn khơi khơi, “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay…” Trên mạng xã hội, bình luận viên đã mỉa mai chuyện chướng
tai gai mắt khi ông Trọng ngồi xổm trên luật pháp, gạt Quyền Chủ tịch nước, để
đứng ra chúc Tết. Youtube “Mõ Đông Anh cướp diễn đàn
chúc Tết” cùng với các comment đủ nói lên trình độ dân trí ngày
nay như thế nào!
.
Có “vận mệnh chung” với những nước nào?
Quý Mão năm nay Việt Nam đối mặt với hàng loạt các vấn đề nan giải. Với
cơn “địa chấn” về giành giật phe phái từ trước Tết, rồi đọc qua hai bức thư ông
Trọng và ông Tập trao đổi cho nhau nhân dịp năm mới và nghe bài phát biểu chúc
Tết nói trên của ông Trọng… Tất cả, có thể dự đoán gì về câu trả lời, năm 2023,
Việt Nam sẽ “rơi vào” quỹ đạo nào? Liệu năm 2023 này có phải là năm của “vận mệnh
tương quan” giữa Việt Nam và Trung Quốc không? Blogger Trân Văn nêu câu hỏi.
Thì đây: trong Thư chúc Tết gửi Việt Nam, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc
Trung Quốc và Việt Nam có “chung tương lai”. Cũng theo lá thư này, Trung
Quốc và Việt Nam sẽ gia tăng liên lạc, gia tăng hợp tác toàn diện, cùng nhau thực
hiện các chiến lược phát triển song phương, kể cả trong những vấn đề quốc tế
và khu vực. Tuy nhiên, trong tất cả các tờ báo và các trang mạng “mậu dịch” của
Việt Nam, nội dung hai nước Việt Nam và Trung Quốc có “chung tương lai” này đã
được bỏ qua! Tại sao lại có chuyện cắc cớ này, vẫn theo cách giải thích của
Blogger Trân Văn, “với dân chúng Việt Nam, chuyện TBT Tập Cận Bình vỗ về, rằng
Trung Quốc và Việt Nam có... ‘chung tương lai’ lại là chuyện thuộc loại nhạy cảm dễ
dẫn đến những phản ứng, hậu quả phức tạp không chỉ trong đối nội mà cả trong đối
ngoại. Đem chuyện này ra kể lể trước thềm năm mới – nhất là trong dịp
tưởng niệm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) và trước
dịp tấn
công đồng loạt và tàn sát dã man dân thường trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc
(17/2/1979), để chống lưng cho bè lũ diệt chủng Polpot ở biên giới Tây Nam – rõ
ràng là không ổn và không khôn ngoan tí nào, nên “lờ đi” là thượng sách!
“Giản lược” và “bỏ qua” một ý rất cơ bản trong thông điệp của Tổng bí
thư – Chủ tịch nước Tập Cận Bình gửi ĐCSVN rõ ràng là một tính toán có chủ
đích. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và bộ phận trong ĐCSVN dù muốn “phát huy
cao độ” hơn nữa kết quả của chuyến thăm Bắc Kinh của ông hồi cuối tháng 10 năm
ngoái cũng phải hiểu rằng, mọi chuyện đều có giới hạn của nó. Ở Việt Nam hiện
đang hình thành một quan niệm khá bất lợi đối với “dư âm” của chuyến thăm ấy. Quan niệm này cho rằng, nếu như Hội nghị Thành Đô (tháng 9/1990) mở ra
một thời kỳ “Bắc thuộc rất nguy hiểm” (lời của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch),
thì chuyến “triều công” vừa qua của TBT Trọng “đã đưa bang giao Việt – Trung tiến
sâu hơn vào quỹ đạo của Bắc Kinh”. Khác nhau căn bản và nguy hiểm giữa hai cột mốc này
là, nếu như Thành Đô chỉ tác động tới quan hệ song phương Việt – Trung, thì
chuyến thăm “triều cống” tháng 10/2022 khiến
Việt Nam có thể hoàn toàn rơi vào quỹ đạo Bắc Kinh. Điều này
không chỉ nguy hiểm cho tương lai của Việt tộc. Giáo sư Nguyễn Đình Cống, trong
một bài viết mới đây, đã đưa ra một dự báo đen tối khi Việt Nam rơi vào trật tự
ấy. “Đến lúc đó, dân tộc (này) lâm nguy, mà đảng như hiện nay cũng chẳng
còn, chỉ còn lại chủ yếu một nhúm người làm tay sai cho bọn thống trị từ nước
ngoài và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như các dân tộc Tây Tạng và Tân
cương hiện nay”. Tương
lai này nghe khủng khiếp quá, ngay cả đối với các đảng viên cộng sản, nên chẳng
ma nào mong muốn.
Dù sao mặc lòng, vẫn còn có luồng dư luận vẫn lạc quan cho rằng, ông Trọng
và bộ sậu không dễ gì lái được “con tàu Việt Nam” đi theo quỹ đạo của Trung Quốc.
Đơn giản là vì lòng dân Việt Nam không muốn thế! Đầu năm Quý Mão này, ngay cả
báo chí nhà nước cũng hồ hởi loan tin Đại diện ngoại giao của Úc, Hà Lan, Anh,
Malaysia, Nhật Bản chúc
sức khỏe, bình an và thành công đến mọi người và mong quan hệ ngoại giao với Việt
Nam thêm vững mạnh. Riêng Đại sứ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Marc Knapper “chơi
trội” hơn đồng nghiệp. Đại sứ Knapper đã tỉ mẩn ngồi làm thiệp chúc Tết Nguyên
đán 2023 bằng chữ nổi. Thiệp đặc biệt đã đành, mà người nhận và cách đọc cũng đặc
biệt. Một giáo viên tiếng Anh và hai cháu gái khiếm thị là những người nhận được
tấm thiệp chúc Tết đặc biệt từ Đại sứ. Đây là cái Tết thứ năm của ông Knapper tại
Việt Nam, nhưng là năm thứ hai ông đón Tết với tư cách Đại sứ. Khác với năm đầu
tiên, năm nay ông không “thử sức” với thư pháp nữa. Ông đã chọn cách độc đáo
hơn để gửi lời chúc đến tất cả mọi người dân trong xã hội Việt Nam: Viết bằng
khuôn chữ Chữ Nổi! Chắc
Knapper muốn “những người khiếm thị” cũng hiểu được thông điệp của người Mỹ (?)
Còn trước Tết, ông đã rất tự tin khi tuyên bố trong một giao lưu trực tuyến với
truyền thông trong nước: “Mối
quan hệ giữa hai nước chúng ta (tức Mỹ và Việt Nam) về bản chất cốt lõi đã mang
tầm chiến lược...”
.
“Sấn hỏa đả kiếp!” (Theo lửa mà hành động!)
Tới đây sẽ là thời điểm quan trọng để Ban lãnh đạo Hà Nội quyết định
xem họ sẽ tiếp tục hay điều tiết chậm lại “cuộc thanh lọc nội bộ” dưới cái tên
trần trụi là “chiến dịch đốt lò” của TBT Nguyễn Phú Trọng? Đây là tình thế tiến
thoái lưỡng nan mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt khi Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc là người ủng hộ thị trường đột ngột bị ép từ chức. Các quan chức
chính phủ tuyên bố, cuộc thanh trừng vừa qua là một phần của nỗ lực chống tham
nhũng trong các cơ quan quyền lực. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không khỏi thắc mắc,
liệu sự ra đi của “bộ ba” Phúc – Minh – Đam có phải là chuỗi hành động thâu tóm
quyền lực trong thời gian ngắn của ông Trọng hay không, điều này có dẫn đến việc
trì hoãn những cải cách kinh tế cần thiết và khẩn cấp tại một trong những nền
kinh tế nóng nhất châu Á hiện nay. Dư luận cho đến nay vẫn cho rằng, đảng đã
không minh bạch trong vụ cho thôi chức đối với Chủ tịch Phúc. Một nhà quan sát
thời cuộc ở thành phố Hồ Chí Minh nói trong điều kiện giấu tên: “Những diễn biến
liên quan về việc nộp đơn xin ‘thôi việc’ từ các Phó Thủ tướng cho đến Chủ tịch
nước cho thấy đó là những công việc riêng tư của ĐCS tự giải quyết với nhau, chứ
không phải là công việc của người dân, do đó sẽ không thể biết chính xác, vì
mọi thông tin hoàn toàn mù mờ”.
Đối với ĐCSVN, “tháng Giêng” không còn “là tháng ăn chơi” nữa. Ông Trọng
và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đang phải quyết định về tốc
độ hành động? Phải chèo lái cuộc chống tham nhũng thế nào để các nhà đầu tư
trong và ngoài nước thoát khỏi nỗi ám ảnh, Việt Nam suốt ngày chỉ lo “gom củi”
để “bỏ lò” mà không tập trung thời gian và sức lực cho sản xuất và sáng tạo.
Riêng đối với TBT Nguyễn Phú Trọng, bất luận ông chịu ơn ông Tập Cận Bình và
các đồng chí Trung Quốc của ông đến bao nhiêu đi nữa, thì ông cũng phải tìm
cách thoát khỏi “khẩu bi”: là Thái thú của Tàu! Đừng để bị “bia miệng”
như TBT Lê Khả Phiêu, mang
hổ danh nhượng cả Ải Nam Quan, nửa thác Bản Giốc, hàng vạn km2 dọc biên giới Việt
– Trung và tại Vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc. Năm ngoái, ông Trọng đã trót cam
kết ủng hộ “Sáng kiến Phát triển Toàn cầu” (GDI), hứa xem xét “Sáng kiến An
ninh Toàn cầu” (GSI) cùng “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRI) như là 3 trụ cột
của “Trật tự Trung Hoa” (Pax Sinica). Để thực thi các cam kết này, cùng với sự
“bảo lãnh” của ông Tập Cận Bình, ông
Trọng phải nắm chắc được “Bộ tứ” để không bị “đánh úp”, dù ông phải ra đi tại Hội
nghị Trung ương mùa hè này, hoặc có thể vẫn bám trụ cho đến Đại hội 14.
Sáng mùng 2 Tết, tức ngày 23/1/2023, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội, viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 12.000 người
theo dõi: “Ổn định chính trị vĩ mô quan trọng không kém ổn định kinh tế
vĩ mô. Năm mới cầu chúc cho đất nước luôn luôn có được cả hai sự ổn định
này!” Từ góc nhìn của mình, các nhà quan sát tình hình ở
trong và từ ngoài Việt Nam đều có chung nhận xét, Ban lãnh đạo Ba Đình đang đối
mặt với bất ổn chính trị ở thượng tầng, các cấp bất an, không ngành nào muốn hoạt
động. Một chuyên gia phát biểu: “Nói là trì trệ cũng được, là bất ổn cũng được.
Thực chất của trạng thái này làm một số người lo sợ, không dám hoạt động gì cả.
Không biết ngày hôm nay là ông Phúc, ngày mai đến lượt mình hay chưa? Đây là trạng thái bất bình
thường. Có lẽ gọi là khủng hoảng thì đúng hơn”. Nhưng có điều chưa thấy ai
đưa ra lời cảnh báo lúc này. Những năm 1974, 1979… mỗi khi ta gặp khó khăn hay
khủng hoảng bên trong, Trung Quốc luôn luôn lợi dụng những thời điểm ấy để xâm
phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta. Kế này người Trung Quốc gọi
là “Sấn hỏa đả kiếp!” (Theo lửa mà hành động), tức là thừa lúc
lân bang gặp cơn nguy biến thì bên ngoài quấy đảo cưỡng chiếm thêm đất đai hoặc
biển đảo. Bài học ngàn xưa ấy, bao giờ cũng mới!
No comments:
Post a Comment