Saturday, January 7, 2023

MỘT CÂU HỎI VÔ CÙNG NGỚ NGẨN : TẠI SAO VIỆT NAM VẪN NGHÈO? (Đào Tăng Dực)

 



Một câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn: Tại sao Việt Nam vẫn nghèo?

Đào Tăng Dực

07/01/2023

https://baotiengdan.com/2023/01/07/mot-cau-hoi-vo-cung-ngo-ngan-tai-sao-viet-nam-van-ngheo/

 

Các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản đều là nguyên nhân lớn nhất đưa đến bất công và nghèo khổ. Một nền dân chủ chân chính là yếu tố ắt có để dân tộc có thể phát huy sáng kiến, tiềm năng và tạo ra một xã hội phồn vinh.

 

Theo Wikipedia thì Việt Nam với diện tích 331.699 km2 là quốc gia đứng thứ 66, với dân số 103 triệu đứng thứ 16 tên thế giới, nhưng với lợi tức đổ đầu người $4.122 đứng thứ 139 trên thế giới. Chúng ta có thể so sánh với các quốc gia cùng nền văn hóa và chiều dài lịch sử như Nam Hàn ($34.994), Đài Loan ($35.513), Nhật Bổn ($34.358) và Trung Quốc ($12.970).

 

Quả thật, sau gần 77 năm dưới sự cai trị của đảng CSVN tại miền Bắc và gần nửa thế kỷ trên toàn đất nước, dân tộc ta tụt hậu nghiêm trọng so với các quốc gia cùng nền văn hóa Đông Á. Tại sao dân ta vẫn nghèo?

 

Chúng ta không nên ngạc nhiên khi năm hết tết đến, chiều 6/12 vừa qua, tại Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng trong dịp truyền đạt chuyên đề “Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050″, nêu ra một quan điểm lạ lùng về giàu hay nghèo cho dân tộc. Đó là: “Chúng ta không cần quá giàu, chỉ cần vừa phải nhưng có cuộc sống an toàn, có nhiều tình yêu thương, giữa con người với thiên nhiên”.

 

Bề mặt, Vũ Đức Đam không muốn Việt Nam phát triển và phồn vinh như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore mà chỉ đại khái người dân có cơm ăn ngày 3 bữa là đủ. Để bù đắp lại thì ông hứa sẽ có đời sống an toàn và nhiều tình yêu thương.

 

Lẽ nào ông nghĩ rằng người dân có thể tin tưởng đảng CSVN, một tập thể được rèn luyện trong truyền thống Đệ Tam Quốc Tế, của các đồ tể lịch sử như Lê Nin, Stalin và Mao Trạch Đông sẽ đem lại nhiều tình yêu thương cho dân tộc. Lịch sử còn lưu lại cuộc Cải Cách Ruộng Đất năm 1956 đảng đã giết hằng trăm ngàn người, cuộc tàn sát Mậu Thân 1968 chôn sống hằng chục ngàn người, biến cố 30 tháng Tư sát hại và lưu đày trong các trại cải tạo hằng trăm ngàn quân cán chính VNCH, hằng triệu thuyền nhân bỏ xứ ra đi và hằng trăm ngàn nạn nhân vùi thây dưới lòng đại dương. Gần hơn nữa, đảng cũng thẳng tay thảm sát Đồng Tâm và tiếp tục đàn áp hằng trăm người yêu nước bất đồng chính kiến.

 

Vũ Đức Đam cũng như TBT Nguyễn Phú Trọng rõ ràng là mang bệnh hoang tưởng trầm trọng hoặc cả hai đã nhận được chỉ thị của thiên triều là Việt Nam không được quyền phát triển phồn vinh hơn Trung Quốc vì lúc đó, giống như Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan, tổ quốc sẽ có khả năng quân sự bảo vệ chủ quyền dân tộc và thậm chí ngăn chận tham vọng bá quyền Trung Quốc như các quốc gia này nữa.

 

Tuy nhiên trước khi trả lời thẳng thắn tại sao dân tộc Việt nghèo, chúng ta phải nhận định rằng đây là một vấn nạn nhiều người Việt đã nêu ra trong quá khứ.

 

Một trí thức CS là TS Trần Công Tâm, tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow, từng làm việc tại Viện Vật lý – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trước khi làm việc và sinh sống tại Moscow đã từng nêu câu hỏi “Vì sao chúng ta tốt mà vẫn nghèo?” vào ngày 31/10/2019 trên tờ VietTimes và cố trả lời đáp án “cần làm gì để tốt mà không nghèo”.

 

Trước đó, hai trí thức CS cỡ lớn là PGS. TS Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội và GS Hà Tôn Vinh vào ngày 04/02/2016 trên VOV.vn cũng đã thảo luận đề tài

 

“Việt Nam nhiều nhân tài nhưng sao đất nước vẫn chưa giàu?” trong một chương trình tọa đàm.

 

Dĩ nhiên có những câu hỏi thông thường từ những người Việt bình dân nhưng thực tế như: “tại sao Việt Nam vẫn nghèo trong khi người Việt rất chăm chỉ?”

 

Giới lãnh đạo hay trí thức CS thì loay hoay lý giải lung tung nhưng tránh né sự thật vì không muốn và không dám động đến sự sống còn của đảng và quyền lợi của cá nhân, phe nhóm.

 

Tuy nhiên đối với người Việt quốc gia và toàn thể nhân dân thì nguyên nhân quá rõ ràng. Thật vậy câu trả lời thật ra rất đơn giản: Nhân dân Việt và toàn thể nhân loại đều nhận ra rằng nguyên nhân chính của sự khốn cùng của dân tộc là chế độ độc tài đảng trị CSVN, như một con voi khổng lồ trong căn phòng mà Nguyễn Phú Trọng, Vũ Đức Đam và toàn đảng nhắm mắt làm ngơ.

 

Vũ Đức Đam và toàn đảng biết rằng, nguyên nhân chính của sự nghèo khổ là đảng CSVN. Họ cũng biết rằng dân tộc Việt chỉ có thể vươn lên, hóa rồng trên bầu trời Đông Á, sau khi độc tài CSVN cáo chung.

 

Trong thời đại tin học, không những họ mà những người Việt bình thường cũng có thể so sánh giữa mức độ phồn vinh của Hoa Kỳ so với Liên Xô trước kia, Khối Liên Âu và LB Nga bây giờ, Nam Hàn và Bắc Hàn, Đài Loan cũng như Nhật Bản và Trung Quốc. Quy luật đơn giản là “nơi nào có độc tài, nơi đó có nghèo khổ, nơi nào có dân chủ, nơi đó phát sinh sự phồn vinh thịnh trị”.

 

Với sự cáo chung của độc tài đảng trị, dân tộc chúng ta sẽ xây dựng một nền dân chủ chân chính trong đó các nguyên tắc quan trọng sau đây sẽ được thiết lập hầu khai sáng một kỷ nguyên phồn vinh không giới hạn cho đất nước:

 

1. Quyền tư hữu, bao gồm quyền sở hữu đất đai của công dân cá thể sẽ được long trọng khắc ghi trong hiến pháp. Quan niệm bịp bợm “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” của CSVN sẽ bị quẳng vào thùng phân thối tha của lịch sử.

 

2. Ngoài các quan điểm hiến định và đa nguyên được hiến định hóa, quan điểm pháp trị sẽ được tôn vinh vượt trội, qua một hệ thống tòa án độc lập, chí công vô tư để bảo đảm quyền tư hữu tuyệt đối, không những cho mọi công dân cá thể, hầu có thể phấn đấu hầu góp phần sáng tạo phồn vinh cho cá nhân và tổ quốc, mà còn bảo đảm quyền tư hữu của giới tư bản quốc tế trong một môi trường pháp trị trong suốt và phân minh.

 

Năm Nhâm Dần sắp qua và năm Quý Mão sẽ đến, người Việt trong và ngoài nước hãy cùng hạ quyết tâm, biến ước mơ thành hiện thực, góp phần đạp đổ bạo quyền CSVN, xây dựng một nền dân chủ chân chính và một tổ quốc Việt Nam thịnh vượng cho các thế hệ tương lai.

 




No comments: