Đêm
trước cuộc đụng độ bước ngoặt ở Ukraina
https://www.facebook.com/groups/tintucukraina.thegioi/posts/3133849026758723/
1. Khái quát chiến trường
1) Sau khi tướng Surovikin lên cầm quân trong chiến dịch ở Ukraina thì
quân Nga buộc phải rút quân khỏi bờ tây sông Dnipro do bị cắt đường vận chuyển
hậu cần. Có vẻ như điều này ông đã mặc cả trước khi nhận lệnh chỉ huy từ Putin.
Tiếp theo quân đội của ông chỉ tập trung toàn lực, kết hợp với binh đoàn tư
nhân Wagner (theo đánh giá của tình báo Anh là Wagner có 50 000 quân) tập trung
vào chiến trường miền đông. Chiến sự ác liệt ở xung quanh tp Bakhmut (tên cũ
Archomovsk) diễn ra từ tháng 7, nhưng cho tới nay quân Nga chỉ chiếm được thị
trấn Solidar, cách Bakhmut chừng 20km, cho dù phía Ukraina chưa khẳng định đã
lui quân khỏi thị trấn này. Trong thời gian đó quân đội của Putin mất hàng chục
ngàn quân ở đây. Ngoài ra chiến sự cũng diễn ra căng thẳng ở khu vực Kremenna
nhưng vẫn ở thế giằng co. Tp Kremenna hiện đang bị quân đội Ukraina bao vây và
tiếp cận cửa ngõ tp.
Tình hình chung trên chiến trường trong ba tháng qua vẫn là thế giằng
co, cho dù mặt trận thu hẹp nhiều so với trước ông Surovikin nhận nhiệm vụ chỉ
huy.
2) Trong thời gian Surovikin chiến thuật của quân Nga thiên về khủng bố
bằng cách sử dụng tên lửa và máy bay không người lái tấn công rất nhiều hạng mục
dân sự: khủng bố bằng cách phá hệ thống điện và nước nóng nhằm gây áp lực lên
chính quyền nhưng phía Ukraina không nao núng và Nga bị thế giới lên án.
3) Mới đây ông Surovikin lại bị thay thế bởi tổng tư lệnh quân đội Nga,
tướng Gerasimov. Theo đánh giá của các chuyên gia, ông Putin bị các tướng lĩnh
gây sức ép thay thế Surovikin bằng tướng Gerasimov. Theo chuyên gia quân sự
đánh giá, với sự đổi tướng này Putin đã nâng tầm chiến dịch quân sự lên cấp cao
hơn nhằm tìm kiếm một chiến thắng. Mục đích "giải phóng" tỉnh Donetsk
trong vòng nửa năm nay vẫn chưa hoàn thành.
4) Việc người sở hữu binh đoàn tư nhân Wagner, ông Prigojin thường
xuyên lên mạng và sử dụng truyền hình để PR bản thân đã gây phản ứng xấu từ
phía các tướng lĩnh. Đặc biệt những video của ông về việc đơn vị thiếu từ đồ
dùng, lương thảo cho tới súng đạn nhằm bào chữa cho thất trận trong thời gian
dài đã gây nên những phản ứng xấu từ phía xã hội và truyền thông đối với quân đội
chính quy. Thậm tệ hơn, khi Bộ quốc phòng tuyên bố "giải phóng" thị
trấn Solidar thì ông tuyên bố là chỉ đơn vị Wagner của ông chiến đấu và
"giải phóng" Solidar !
5) Các chuyên gia đánh giá rằng chiến dịch truyền thông của Prigojin là
có dụng ý chính trị cho thời kỳ sau cuộc chiến. Tỉ lệ người ủng hộ ông đã tăng
lên tới 15-20% trong tổng số những người ủng hộ cuộc chiến, và đây là tỉ lệ
đáng kể cho một cuộc bầu cử sau chiến tranh.
2. Phục hồi quân đội
Nga vẫn đang tiếp tục tuyển quân và huấn luyện. Cửa khẩu nước Nga và
Belarus đã đóng lại vì mục đích tuyển quân.
Bộ trưởng Shoygu tuyên bố cải cách quân đội.
Quốc hội theo đề xuất của BQP đã nâng độ tuổi tuyển quân lên 30 tuổi.
Và theo kế hoạch sẽ nâng tổng số quân thường trực Nga lên 1,5 triệu quân.
Các chuyên gia đánh giá rằng dù tăng số quân nhưng không bảo đảm được
trang bị thì quân đội dù tăng quân số vẫn sẽ không có chất lượng. Điều này thể
hiện rõ trên chiến trường thông qua thống kê quân số bị loại khỏi vòng chiến đấu
tăng vọt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cũng cho rằng
phía Nga đang chuẩn bị cho một trận chiến lớn, quy mô hơn nhưng khả năng sẽ
không đạt được như đầu cuộc chiến vì trang bị phương tiện thiếu do bị tiêu hao
trong suốt một năm qua. Rất có thể chiến dịch tấn công mới của Nga sẽ diễn ra
vào thời điểm của chiến dịch năm 2022, vào cuối tháng 2.
Theo dữ liệu của chuyên gia Solovey, chỉ có 15% lính Nga bị thương là từ
đạn súng trường, 85% lính bị thương là do mảnh lựu pháo. Ông kết luận: "Dữ
liệu này cho thấy hầu hết binh sĩ Nga tử trận và bị thương trước khi tiếp cận địch.
Họ bị tử vong hoặc bị thương chủ yếu vào thời điểm còn xa mới nhìn thấy đối
phương".
3. Giải pháp chính trị bế tắc
1) Phía Nga thường xuyên đưa ra yêu cầu đàm phán nhưng bị phía Ukraina
từ chối.
Theo quan điểm của Ukraina thì đàm phán với Nga đồng nghĩa đóng băng
xung đột, hoặc mất lãnh thổ - điều mà quân đội cũng như tổng thống Ukraina
không thể chấp nhận.
2) Phía Ukraina đưa ra điều kiện đàm phán 4 điểm (chi tiết có 10 điểm)
như đã công bố và được G7 nhất trí. Những điểm mà phía Ukraina đặt ra đã gửi
cho tổng thư ký Liên hợp quốc và trình bày ở Summit G20, cũng được G7 ủng hộ.
Các chuyên gia cho rằng, phía Nga muốn đàm phán để chiếm lãnh thổ mà họ
chiếm đóng bao gồm Crimea và 4 tỉnh mới sáp nhập khi chưa kiểm soát hết lãnh thổ
4 tỉnh này. Ít nhất Nga hi vọng là đóng băng chiến sự ở lãnh thổ mới chiếm của
4 tỉnh (dù chưa kiểm soát hết lãnh thổ) và hợp pháp hóa cho Nga lãnh thổ
Crimea.
Rõ ràng quan điểm chính trị của hai bên là trái ngược, không có điểm
chung nào. Vì thế chiến trường sẽ quyết định điều kiện cho hòa bình.
Tình thế gọi là Zugwangt khi không có lối thoát hợp lý nào cho Nga để đạt
mục đích chính trị đề ra.
4. Nga càng thêm bị cô lập
1) Gần đây Phương Tây tỏ rõ quan điểm kiên quyết hơn trong vấn đề
Ukraina là giúp nước này cho tới khi lấy lại lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.
Các cuộc tấn công tên lửa của Nga nhằm hủy hoại hạ tầng dân sự như điện
và nước đã làm cho cả thế giới phẫn nộ.
2) Nga mất thêm những đồng minh ruột. Vừa mới đây Ngoại trưởng Iran
tuyên bố rằng nước này công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraina được
Liên hợp quốc thừa nhận, cho dù vẫn là đồng minh với Nga.
Một đồng minh khác của Nga là Serbia cũng lên tiếng tương tự, không chấp
nhận Nga thôn tính lãnh thổ Ukraina, kể cả bán đảo Crimea.
Tại sao đồng minh của Nga lại lên tiếng vào thời điểm này?
Theo các chuyên gia, tới thời điểm này không còn ai nghi ngờ gì là Nga
đã thất bại ở Ukraina.
Nga trở thành quốc gia cô độc trên trường quốc tế vì chính sách hủy hoại
luật lệ quốc tế và xem thường các dân tộc khác, xa hơn là dùng chính sách khủng
bố thường dân và đe dọa hạt nhân.
3) Hội đồng nghị viện Châu Âu vừa thông qua nghị quyết tuyên bố Nga là
quốc gia phạm tội ác chiến tranh và vì thế sẽ triển khai thiết lập tòa án để
xét xử những kẻ phạm tội ác chiến tranh. Có 492 đại biểu đã bỏ phiếu thuận cho
nghị quyết này.
4) Trong khi đó quốc hội Mỹ tuyên bố tổ chức Wagner là tổ chức khủng bố
kéo theo những chế tài đối với tổ chức này.
Wagner là binh đoàn tư nhân được thiết lập từ năm 2014 nhằm mục đích
thay thế chính danh quân đội Nga có mặt ở Donbass. Hiển nhiên binh đoàn này được
thành lập phải có sự đồng ý của chính Putin, bởi vì luật pháp Nga cấm tổ chức
tư nhân có vũ trang.
Khi bị Ukraina và cộng đồng quốc tế cáo buộc sự có mặt của quân đội Nga
ở Donbass vào năm 2014 thì tổ chức này được thiết lập thay thế danh nghĩa quân
đội Nga, để về chính danh Nga không bị cáo buộc.
5. Nỗ lực cuối cùng ?
1) Lỗi tại Phương Tây
Gần đây truyền thông Nga thường xuyên cáo buộc Phương Tây, rằng Nga
đang chiến đấu với một liên minh Phương Tây giàu có, nào là Phương Tây cài bẫy
Nga, nào là Nga mắc mưu Phương Tây mới lâm vào cuộc chiến ở Ukraina. Những lời
này lại không phải được ai khác phát ngôn ra mà chính là từ Putin và được truyền
thông khuếch trương hàng ngày nhằm cho người dân Nga một thông điệp: Chiến dịch
quân sự là nhằm mục đích bảo vệ người Nga và đó là chủ trương đúng đắn
"chúng ta không bỏ rơi ai"... Lỗi là ở Phương Tây, họ đổ tiền của, vũ
khí cho phát xít Ukraina đánh lại người Nga, đánh lại chúng ta.
Ông Putin mau quên các sự kiện: vào tháng 1 năm 2022 giám đốc an ninh Mỹ,
ngoại trưởng Mỹ từng đã tới Moskva cảnh báo về hậu quả xấu nếu Nga mở cuộc xâm
nhập (Invation) vào Ukraina. Và giờ đây những hậu quả xấu đang đến với nước
Nga, với lãnh đạo Nga vì hủy hoại mọi công pháp và chế định quốc tế...
2) Lỗi tại Bandera
Ông Putin mới đây cáo buộc thủ lĩnh dân tộc Ukraina Stepan Bandera, một
người từng tuyên bố thành lập Cộng hòa Ukraina, sau khi Bolsevich chiếm miền
tây Ukraina vào năm 1940. Tuy nhiên theo phát ngôn của Putin thì ông ta chẳng
hiểu Bandera là ai. Bandera bị phát xít bắt giam từ năm 1941 tới năm 1944 mới
được tự do. Trong khi đó Putin nói lãnh đạo Ukraina theo phát xít Bandera chống
lại Nga!
Nạn nhân của phát xít mà ông nói là theo phát xít thì chừng tỏ ông chẳng
hiểu lịch sử, bởi vì tư liệu về Bandera là công khai, ai cũng biết.
PS: Nhớ rằng, Stalin đã ký thỏa thuận với Hitler về
phân chia Châu Âu thông qua cái gọi là Thỏa thuận "Molotov-Ribbentroff
PACT", ký ngày 23 tháng 8 năm 1938. Theo đó phía Đức đồng ý cho Bolsevich
chiếm ba cộng hòa Baltic (Litva, Latvia và Estonia), phần đông của Ba Lan quân
chủ (nay là tây Belarus và tây Ukraina, cùng với phần đông của Rumania quân chủ
là Moldova và Bessarabia (phía tây tỉnh Odesa).
Khi Bolsevich chiếm miền tây Ukraina ngày nay thì Bandera thành lập
phong trào kháng chiến dưới ngọn cờ Cộng hòa Ukraina. Khi Đức phản lại Thỏa thuận
với Bolsevich và đánh Liên Xô thì Bandera bị phát xít Đức bắt giam mãi cho tới
năm 1944.
3) Quốc gia hạt nhân là phải thắng
Cựu tổng thống Medvedev mới đây tuyên bố: "Phương Tây cần biết rằng
Nga là quốc gia hạt nhân vì thế không thể là quốc gia thua cuộc".
Tài thật ! Medvedev cũng không hiểu biết gì lịch sử, cũng như Putin.
Mỹ là quốc gia hạt nhân nhưng đã thua cuộc ở Việt Nam (1973).
Liên Xô là quốc gia hạt nhân nhưng đã thua cuộc ở Afganistan (1989).
Còn như Mỹ rút khỏi Afganistan thì cũng là một cách thua cuộc...
Chỉ hai nhà lãnh đạo Nga là không biết lịch sử rất phổ biến và công
khai. Chẳng lẽ ít học vậy sao?
Còn ông ngoại trưởng Lavrov trong cuộc họp báo cũng cáo buộc phương tây
nhồi vũ khí cho phát xít Ukraina để chống Nga. Theo ông Lavrov, có vẻ như
Ukraina cứng đầu không chịu đàm phán cho nên không có hòa bình và hậu quả là
nhân dân Ukraina gánh chịu thảm cảnh không điện, không nước...
Trả lời câu hỏi nhà báo: Vậy Nga không còn cách nào sao? Ông Lavrov buồn
rầu nói: Cá nhân tôi thấy không còn cách nào...
4) Trong khi đó trong một Talk Show một Diễn giả
nói: "Chúng ta sai lầm từ đầu do không đánh giá đúng sức mạnh tiềm năng của
đối phương. Giờ thì phải tìm cách mà sống sót, dù chỉ 10 năm. Sắp tới đây sẽ thiếu
thốn tất cả: hàng khan hiếm, giá cả leo thang... Sống làm sao đây? Những năm 90
sẽ không là gì so với tình hình sắp tới !".
5) Không còn cách nào để buộc Ukraina phải quỳ gối
đầu hàng như đại diện Nga từng tuyên bố trên bàn đàm phán lần đầu tiên ở tp
Homel (Belarus), chỉ còn cách là chiến đấu.
Theo các chuyên gia Putin đang có kế hoạch tập trung quân lực cho một
trận chiến lớn vào cuối tháng 2 này. Điều này phù hợp với việc cân nhắc ông tổng
tham mưu trưởng Gerasimov làm tổng chỉ huy chiến dịch quân sự ở Ukraina. Kết quả
ra sao hồi sau phân giải.
6. Summit Ramstein-8 có gì mới?
Các dữ liệu về viện trợ vũ khí đợt này cho Ukraina được đưa ra như thế
này:
1) Anh: - 200 xe bọc thép chở quân,
- 40 tăng bánh hơi
- ? Xe bọc thép chở hàng
2) Canada: - 200 xe bọc thép chở hàng (xe tải bọc thép)
- 1 hệ thống phòng không NASAM
3) Hà Lan: - 14 xe tăng Leopard 2A4
4) Mỹ: - 100 tăng Bradley
- 100 xe bọc thép chở quân M113
- 18 pháo tự hành 155ly, M109A6
- 250 xe bọc thép chở hàng
- 138 xe địa hình Humvee
- 100 xe bọc thép chiến đấu bánh hơi Stryker
- ? Đạn tên lửa GLSDB (bom bay cho Himars)
- 36 pháo 105ly
- 1 hệ thống Patriot
- 6 hệ thống PK NASAM,
- 18 hệ thống Himars
5) Đức: - 40 xe bọc thép chiến đấu Marder
- 1 hệ thống Patriot
- 3 hệ thống PK Iris-t kèm 3 ra đa TRML 4D,
- 2 hệ thống ra đa TRML 4D riêng
- 16 pháo tự hành bánh hơi 155ly, Zuzana (kết hợp Đan Mạch, Czhekia)
- 120 tăng T72M (kết hợp Slovakia, Mỹ)
- 1 hệ thống Patriot
6) Phần Lan - 50 xe bọc thép chiến đấu
CV90
- 12 pháo tự hành 155ly Archer
7) Pháp + Italia - 1 hệ thống PK SAMVT
8) Czhekia - 30 pháo tự hành DANA-M2
9) Hy Lạp - 10 pháo tự hành 155ly FH70
Đánh giá của chuyên gia:
1) Đây là số lượng cần thiết để mở chiến dịch và sẽ còn được nghiên cứu
hiệu quả chiến đấu,
2) Trên cơ sở số hàng này sẽ thiết lập cơ sở huấn luyện và bảo dưỡng
trên lãnh thổ Ba Lan.
3) Số lượng sẽ được bổ sung theo hiệu quả tác chiến và kỹ năng sử dụng
cũng như tốc độ đạo tạo binh sĩ.
Chúng ta chỉ còn lại hoan hô và cảm ơn Đồng minh thôi !
.
No comments:
Post a Comment