Dư
luận quốc tế đối với những chuyển dịch trên thượng tầng quyền lực ĐCSVN
Phân tích của Trần Tô
Hiệu
2023.01.23
Nếu tin đơn xin từ chức của Thủ tướng Phạm Minh
Chính chỉ là “đòn gió” nhằm an ủi ông Phúc (ông Chính trước vốn là tướng Công
an), thì rồi đây, “Tứ trụ” có thể sẽ có đến hai tướng Công an (khi ông Tô Lâm
được Bộ Chính trị đặc cách vào đấy). Chế độ đã độc tài, nay đến “Tứ trụ” cũng
toàn trị nốt. Điều này, liệu có đưa ra thông điệp sai lệch cho tiến trình hội
nhập sâu rộng?
Chủ tịch Nguyễn Xuân
Phúc tại APEC 29 ở Bangkok hôm 19/11/2022 (minh họa). AFP
Những cơn địa chấn chưa dừng lại
Chiến dịch bài tham nhũng của Việt Nam khiến ông Nguyễn Xuân Phúc mất
chức cũng tương tự như đả hổ diệt ruồi ở Trung Quốc.
Hai phiên họp bất thường vào 26 và 27 Tết, với khoảng hơn 600 quan chức
trong cả nước về dự để hợp thức hóa việc phế truất Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc. Trên thực tế, đây là màn hài kịch, vừa hình thức vừa rất tốn kém,
chỉ để thực thi quyết định tại một cuộc họp bí mật của Bộ Chính trị vào ngày
13/1, sau màn kịch tương tự cách đây nửa tháng để bãi chức hai ông Phạm Bình Minh
và Vũ Đức Đam. Kể từ khi có tin lan truyền chóng mặt về việc ông Nguyễn Xuân
Phúc bị “thẻ đỏ” từ mấy hôm trước, hai ngày gần đây, dư luận bắt đầu kháo nhau,
ai sẽ là người thay ông ta ở cương vị Chủ tịch nước. Lời đồn không chỉ rộ lên
trên mạng xã hội hay trong quán nước vỉa hè, mà cả trên những trang báo quốc tế
lớn: “Ai kế nhiệm Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc – Tô Lâm, Trương Thị Mai hay Võ Văn
Thưởng?” (VOA), “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc về hưu, ai sẽ là người
thay thế?” (RFA)… (1)
Với người dân trong nước, ai lên thay ông Phúc là chuyện không mấy người
bận tâm, vì cốt lõi vấn đề là thể chế chính trị chứ không phải cá nhân. Chừng
nào ĐCS độc tài, toàn trị vẫn còn đó thì không hy vọng có sự thay đổi tốt hơn.
Vả lại, ai lên ai xuống là chuyện của Bộ Chính trị, của giới lãnh đạo chóp bu
trong ĐCSVN, người dân Việt Nam không có quyền được biết, cũng không bao giờ được
bàn bạc, góp ý kiến hay bỏ phiếu, cứ như thể đất nước là tài sản riêng của những
người đó. Đã vậy thì người dân cũng chẳng quan tâm nhiều, trừ khi cần trút nỗi
tức giận trên các trang mạng xã hội (2).
Cho đến hôm nay, theo các nguồn tin nội bộ không thể nêu nguồn cụ thể, dư luận
được biết, tại hai cuộc họp Trung ương lẫn Quốc hội trong hai ngày 17 và 18/1,
các cuộc tranh luận vẫn không ngã ngũ. Cuối cùng, hai Cơ quan quyền lực này tạm
chấp thuận để bà Võ thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, thay thế
ông Nguyễn Xuân Phúc thực hiện quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra
chủ tịch nước mới. Reuters dẫn các nguồn tin cho biết vị tân chủ tịch sẽ được
xướng danh tại kỳ họp Quốc hội vào tháng năm tới đây.
Việc bãi chức ông Phúc chỉ vài ngày trước thời điểm chúc Tết có khi
cũng là một cách hạ nhục ông ta. Việc đến tháng 5 này, mới công bố được danh
tính tân Chủ tịch cho thấy, những cơn địa chấn trên thượng tầng Ba Đình sẽ
không dừng lại sau Tết Nguyên đán. Tại sao vấn đề có thể quyết định trong một
vài phiên họ mà lại phải kéo dài như thế? Xin thưa, vì theo “luật và lệ”, hiện
chỉ có ba người có thể ngồi vào cái ghế đấy. Ứng viên mạnh nhất là Tô Đại tướng,
kế đến là Trương ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Mai và sau cùng là Thường trực
Ban bí thư Võ Văn Thưởng. Khốn nỗi, ông Tô lâm vừa “chê” vừa “sợ” cái ghế Chủ tịch
nước. “Chê” là vì ông còn nhìn lên vị trí thực quyền hơn (Tổng bí thư chẳng hạn).
“Sợ” là do, ông ngại chui ra khỏi “tổ kén” Bộ Công an sẽ không an toàn; ông
chưa thể quên bài học đắt giá của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Bà Mai và
ông Thưởng cũng đã từ chối vì những lý do cá nhân (3).
Thủ tướng Phạm Minh
Chính tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/10/2022. AFP
Phản ứng của truyền thông quốc tế
Trước và sau cơn địa chấn chính trị trên thượng tầng quyền lực của
ĐCSVN, truyền thông quốc tế từ Âu sang Á đã có phản ứng khá nhậy bén đối với
các sự kiện tuyệt đối chỉ diễn ra đằng sau hậu trường. Khác với truyền thông trong
nước, ngay sát thời điểm diễn ra cuộc thanh trừng, báo chí “lề phải” dường như
không có dòng tin nào về sự kiện hy hữu trong nền chính trị “u u minh minh” của
đất nước. Trong khi đó, báo chí quốc tế đã có ngay các bài phân tích khá rành rọt
về các động lực đằng sau cuộc đấu đá cung đình của Hà Nội. Việc cách chức Chủ tịch
nước khi “khung bộ tứ” vừa được bầu chưa được nửa nhiệm kỳ là một sự kiện vồ tiền
khoáng hậu. Sự kiện chưa có tiền lệ này có thế đánh dấu một thời kỳ không mấy
êm đềm trong sinh hoạt chính trị từ Trung ương đến Quốc hội. Nhất là nay đã có
tin đồn Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng theo chân Chủ tịch nước, cũng đã “đệ
đơn” xin từ chức. Tuy nhiên, tin này cũng không khiến nhiều người ngạc nhiên.
Giống như ông Phúc, ông Chính tuy đứng đầu chính phủ nhưng cũng là “đối tượng”
bị phe “đốt lò” của TBT Nguyễn Phú Trọng “truy sát” lâu nay.
Phóng viên Jonathan Head của BBC viết rằng, vụ này
được gọi dưới cái tên chống tham nhũng nhưng thực chất là cuộc chiến quyền lực ở
cấp cao nhất trong ĐCSVN. Điều này dường như không dẫn đến thay đổi nào về
chính sách chung khuyến khích đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế của Việt
Nam và cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với việc có
nhiều quan chức cao cấp nhất của Đảng xuất thân từ công an sẽ là tin xấu cho
nhân quyền và những người phê bình chế độ. Viết trên hãng truyền thông quốc tế
của Đức (DW), nhà báo David Hutt coi ông Phúc là một trong số nhà kỹ trị hàng đầu
của Việt Nam, có quan hệ chặt chẽ với phương Tây trong thời gian làm thủ tướng.
Ông bị buộc thôi chức vì vài tuần sau khi một số quan chức cao cấp về đối ngoại
dày dạn kinh nghiệm khác bị đưa ra khỏi ban lãnh đạo (ông Minh và ông Đam). Việc
thay đổi ban lãnh đạo hiện này sẽ củng cố quyền lực của lực lượng công an ở Việt
Nam, vẫn theo David Hutt (4). Nếu lá đơn xin từ chức của Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ
là “đòn gió” nhằm an ủi ông Phúc, đồng thời để “làm mầu” với phe “đốt lò” (ông
Chính trước là tướng Công an); nếu Tô Đại tướng tiếp tục tiến lên, thì rồi đây,
“Tứ trụ” sẽ có đến hai tướng Công an. Chế độ đã độc tài, nay đến “Tứ trụ” cũng
toàn trị nốt. Điều này, liệu có đưa ra thông điệp sai lệch cho tiến trình hội
nhập sâu rộng?
Bài viết trên Nikkei Asia chỉ ra rằng kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với
tốc độ chóng mặt 8% vào năm ngoái, có thể là nhanh nhất ở châu Á. Tuy nhiên
"nền chính trị ổn định khiến Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
đang bị đặt dấu hỏi trong bối cảnh cuộc cải tổ chưa từng có trong Bộ Chính trị
và các cơ quan lãnh đạo khác." Ông Zachary Abuza bình luận tiếp: Hà Nội
nên ý thức rằng có nhiều nước sẵn sàng trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư hiện
đóng vai trò quan trọng đối với thành tích kinh tế của đất nước". Bài báo
cũng ghi nhận, những người như ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức
Đam là “những nhà kỹ trị thực dụng quyết tâm đưa Việt Nam vào quỹ đạo kinh tế
vĩ mô ổn định” nên cũng có nhiều đối thủ. Một thành viên cấp cao của Viện
ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore, ông Hà Hoàng Hợp, được Reuters dẫn lời, cũng
cho rằng sự ra đi của ông Phúc có thể khiến các nhà đầu tư quan ngại: "Điều
này có thể dẫn Việt Nam đến một thời kỳ bất ổn khiến bạn bè và nhà đầu tư nước
ngoài lo lắng" (5).
Nội dung cuối cùng nhưng rất đáng lưu tâm, khi dư luận quốc tế đặt vấn
đề: “Mọi người đang hỏi có bao nhiêu phần trăm trong số này (tức số người được
cho là chống tham nhũng) muốn theo đuổi chân thành để loại bỏ tham nhũng thật sự,
so với động cơ chủ yếu là giành giật quyền lực nội bộ, theo phong cách của Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình” (6).
“Tập hóa Việt Nam” (Xi-isation of Vietnam) là một từ
mới của Bill Hayton dùng để mô tả sự tương đồng đáng kinh ngạc về cách tiến
hành các cuộc đấu đá nội bộ giữa hai quốc gia cùng dưới sự cai trị của mô hình
độc tài cộng sản. Cả hai đều nhắm tới một chế độ toàn trị triệt để,
trong đó ĐCS nắm trọn bộ, từ quyền hoạch định chính sách cho đến điều hành luôn
mọi hoạt động kinh tế xã hội, ưu tiên cho lĩnh vực an ninh bảo vệ sự tồn tại của
đảng hơn là phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống người dân. Giới quan sát
không ngạc nhiên khi thấy ông Trọng hoàn toàn rập khuôn theo Trung Quốc đến từng
chi tiết nhỏ. Ngay cả vụ sỉ nhục ông Nguyễn Xuân Phúc, bãi chức ông Phúc chỉ
vài ngày trước thời điểm ông đọc thư chúc Tết trên truyền hình quốc gia, làm
người ta liên tưởng tới vụ cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bị xốc nách lôi
ra khỏi đại hội 20 ĐCSTQ hồi tháng 10/2022. Những người cộng sản có một lối ứng
xử rất giống nhau với đồng chí đồng đội, họ ca tụng nhau nhưng sẵn sàng đâm vào
lưng, đạp vào mặt nhau hết sức cạn tàu ráo máng (7).
_________________
Tham khảo:
2. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-64258846
3. https://www.viet-studies.net/kinhte/PresidentOusted_AS.html
5. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-64258846
6. https://asia.nikkei.com/Politics/Vietnam-s-President-Phuc-dismissed-amid-Trong-s-anti-graft-drive
7. https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/cuoc-dao-chinh-cung-dinh-o-ha-noi/
------------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
No comments:
Post a Comment