Có
hợp lý khi tuyên bố nạn nhân chết dù chưa tìm thấy thi thể?
RFA
2023.01.05
Chiều ngày 4 tháng 1 năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu thông tin: “Trước đây, chúng ta ưu tiên vừa song song cứu
hộ và tìm mọi cách để bảo tồn, để duy trì cho em bé. Nhưng mà xét thấy rằng đến
lúc này thì điều kiện duy trì sự sống cho em bé đã kết thúc. Và cũng đã có bằng
cớ đầy đủ, rõ ràng là em bé đã tử vong. Em bé đã tử vong thì phải đưa lên bằng
mọi cách sớm nhất để lo tang sự cho em bé.”
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó
chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tin bé Hạo Nam tử vong, tối ngày 4/1/2023. AFP
Nạn nhân ở đây là bé Hạo Nam, 10 tuổi, bị lọt vào ống bê tông trong
công trình Rọc Sen đang xây dựng ở tỉnh Đồng Tháp từ trưa 31 tháng 12 năm 2022.
Đến tối ngày 4 tháng 1 năm 2023 vẫn chưa đem được cháu bé ra khỏi ống bê tông.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định việc duy trì sự sống cho bé Nam
đã kết thúc, do đó, đơn vị cứu hộ cứu nạn sẽ thay đổi phương án, thực hiện
nhanh nhất các công đoạn để sớm đưa thi thể bé ra khỏi ống cọc bê tông.
Ngay sau khi thông tin bé Hạo Nam đã tử vong được đưa ra, Luật sư Đặng
Đình Mạnh viết trên Facebook cá nhân của ông rằng, pháp luật hiện nay chỉ đang
chấp nhận hai tình trạng chết, đó là chết sinh học và chết pháp lý. Ông phân
tích trường hợp bé Hạo Nam:
“Tình
trạng chết sinh học nhất thiết phải được xác định qua thi thể người chết. Chết
sinh học là có sự kiện người chết thật và điều đó tuyệt đối bất biến.
Tình trạng
chết pháp lý thể hiện qua một phán quyết của cơ quan tài phán khi thỏa mãn các
quy định về thời hạn mất tích trong từng trường hợp. Thế nên, chết pháp lý thì
không rõ người bị phán quyết đã chết có chết thật hay không? Do đó, tình trạng
chết pháp lý có thể bị hủy bỏ trong trường hợp người bị phán quyết đã chết trở
về.
Trường
hợp “tử vong” của cháu bé HN không thuộc hai trường hợp chết được luật pháp quy
định. Do đó, thông báo của vị lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp chỉ mang tính chất tham
khảo tạm thời, hoặc nhằm mục đích chuẩn bị tâm lý cho công chúng mà thôi. Nhất
thiết, chúng không có giá trị pháp lý.”
Theo Luật sư Mạnh, về phương diện pháp luật, cháu Hạo Nam vẫn phải được
xem là còn sống và các cơ quan địa phương vẫn phải có trách nhiệm nỗ lực cao nhất
trong việc cứu hộ cho cháu trong tư cách là người bị nạn còn sống cần được cứu
hộ.
Theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, một người được tuyên bố đã chết khi
“bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau hai năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm
hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống”. Việc
tuyên bố đã chết phải do tòa án ra quyết định.
Trường hợp bé Hạo Nam được xác định tử vong được cho biết là do nhiều
cơ quan cùng đánh giá, đưa ra dựa vào thời gian cháu bé gặp nạn, tình trạng rơi
vào ống cống có độ sâu…. chỉ sau vài ngày tìm kiếm, và được thông tin bởi một
Phó chủ tịch tỉnh.
Luật sư Ngô Anh Tuấn cho rằng,
tuyên bố như vậy là không đúng. Ông nói với RFA sáng ngày 5 tháng 1:
“Nói về
mặt pháp lý thì tuyên bố đứa bé đã chết là không đúng. Ở đây họ nói đã chết về
mặt sinh học để giảm áp lực về nhân sự phục vụ việc cứu hộ cứu nạn. Nghĩa là
thay vì cứu sống thì chỉ còn tìm thi thể thì nó sẽ khác. Tuy nhiên về mặt thực
tế thì tôi nghĩ họ cũng dự đoán là đứa bé tử vong từ ngày đầu rồi nhưng bây giờ
họ mới công bố. Nhưng về mặt pháp lý thì nó không đúng.
Họ muốn
giải quyết trong nội bộ của họ thôi. Họ nói là họ sẽ làm được. Nếu làm được thì
họ vừa có công vừa giảm áp lực cho người khác, giảm sai phạm khác chứ họ đâu muốn
đưa ra trung ương.
Đúng ra
họ phải biết trường hợp này rất hy hữu và khẩn cấp, không phải ai cũng có khả
năng cứu hộ. Nếu họ báo cáo lên trên làm liền thì dù không thành công người ta
cũng cảm nhận là đã cố gắng hết sức nhưng không cứu được cháu bé. Họ đã bỏ qua
thời gian vàng. Dư luận có quyền nói là bây giờ đang đi giải quyết, che giấu
trách nhiệm của các ông chứ đâu phải cố đi cứu cháu bé. Dư luận hoàn toàn có
quyền dị nghị như thế.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn nói thêm, không ít người cho rằng, nếu họ tự mình
cứu được cháu bé thì cũng đồng nghĩa với việc những sai phạm của ai đó sẽ được
hóa giải hoặc được bưng bít.…
Lực lượng cứu hộ đang
kéo trụ bê tông ra để giải cứu em Thái Lý Hạo Nam, 10 tuổi, ở Đồng Tháp hôm
4/1/2023. AFP
Truyền thông Nhà nước cho hay, sáng sớm ngày 5 tháng 1, công tác cứu hộ
phải tạm dừng vì gặp phải tầng địa chất “đặc biệt”. Lực lượng chức năng phải hội
ý khẩn cấp để trưng cầu ý kiến của giới chuyên gia trong và ngoài nước về cách
giải quyết các tầng địa chất. Phương pháp "cứu hộ" lại thay đổi, tức
là tháo các khớp nối, lần lượt đưa các đoạn ống lên, thay vì đưa toàn bộ như dự
tính trong mấy ngày qua.
Điều này có nghĩa, công tác ‘cứu hộ’ đã dừng lại sau khi đứa bé được
xác nhận đã tử vong, dù không có bằng chứng cụ thể. Bác sĩ Đinh Đức Long nêu nhận
định của ông với RFA tối ngày 5 tháng 1:
“Nói đứa
bé tử vong là rất lạ vì họ chưa chứng minh được là đứa bé đã chết hay không. Họ
không có bằng chứng trực tiếp, không có chứng cứ trực tiếp. Phải có thi thể
cháu bé thì mới có thể nói như thế được.
Hay là
họ nói như thế để cho xong chuyện, để dư luận khỏi quan tâm nữa. Có nghĩa là
khi nào lấy đứa bé lên được thì lấy. Không phải trực ngày đêm nữa. Không bị áp
lực thời gian nữa. Cái đấy về mặt khoa học thì không thuyết phục nhưng tôi chưa
tìm thấy cơ sở pháp lý nào để nói là họ sai. Ở Việt Nam có những trường hợp đã
có giấy báo tử nhưng rồi người chết lại trở về. Việt Nam có những chuyện đó. Có
những trường hợp họ cố tình làm sai vì mục đích khác.”
Theo báo chí trong nước, chính quyền và chuyên gia pháp y đã gặp gỡ gia
đình cháu Hạo Nam để thông báo tình hình. Cha cháu Nam đồng ý với biên bản ghi
nhận vụ việc con trai mình đã tử vong. Phó Chủ tịch tỉnh khẳng định, các lực lượng
cứu hộ sẽ đưa bé Hạo Nam lên bằng mọi cách, trong thời gian sớm nhất để lo hậu
sự cho cháu.
Một ngày trước khi Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp tuyên bố cháu Hạo
Nam đã tử vong, Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều - Phó Tư lệnh Quân khu 9 cho hay,
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp cùng các cơ quan có liên quan sắp tới sẽ hỗ
trợ một căn nhà cho gia đình cháu Hạo Nam.
Có dư luận lo ngại rồi vụ này cũng sẽ “chìm xuồng” như những vụ trẻ em
tử vong tại những công trình xây dựng trước đây, tức chẳng có ai chịu trách nhiệm
về mặt hình sự một khi gia đình “không kiện cáo”.
No comments:
Post a Comment