Chịu trách nhiệm
chính trị', ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước
BBC News Tiếng Việt
17 tháng 1 2023, 16:03 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-64302620
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản hôm 17/1 đã
họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và
nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch nước Việt
Nam.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7212/production/_128320292_gettyimages-940326618.jpg
Ông Nguyễn Xuân Phúc
sinh ngày 20/07/1954
Thông cáo phát đi cùng ngày nói ông "chịu trách nhiệm chính trị của
người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có
vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi
giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự".
"Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông đã có đơn
xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu," các bản
tin viết.
Theo thông cáo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân
Phúc thôi giữ các chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XIII, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chủ tịch
Hội đồng Quốc phòng, An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày 18/1, Quốc hội sẽ họp bất thường để làm thủ tục miễn nhiệm Chủ tịch
nước.
Hiện dư luận Việt Nam đang quan tâm ai sẽ lên giữ chức hoặc kiêm
nhiệm vị trí Chủ tịch nước trong những ngày tới.
.
Chủ tịch nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 đề ra tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch
nước bao gồm các yếu tố như:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ
Chính trị, Ban Bí thư:
+ Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương;
+ Đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của
Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý
chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi
phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm.
+ Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm
về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội.
+ Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch
định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra
để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định.
+ Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở
lên;
Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt
cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ
chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
----------------------------
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam: Nhân sự cao cấp
chuyển động mạnh trong tuần trước Tết Con Mèo
16 tháng 1 năm 2023
=================================================
.
Việt
Nam: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc buộc từ chức
Thanh Phương
- RFI
Đăng ngày: 17/01/2023 - 12:13
Theo tin từ báo chí trong nước, hôm nay,
17/01/2023, chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, đã buộc phải từ chức.
Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam một chủ tịch nước buộc phải rời khỏi chức vụ như
vậy trong bối cảnh lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đẩy mạnh chiến dịch chống
tham nhũng để qua đó củng cố quyền lực.
VIDEO : https://youtu.be/iVszzw5z6LA
Việt Nam: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc buộc từ chức
• RFI
Trong một phiên họp bất thường chiều nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc “thôi giữ” các chức vụ ủy viên Bộ
Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, đồng thời “nghỉ
công tác và nghỉ hưu”.
Theo thông cáo của Trung ương Đảng, lý do ông Phúc buộc phải từ chức
như vậy là vì trong thời gian làm thủ tướng từ năm 2016 đến năm 2021, ông đã “để
nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm,
gây hậu quả rất nghiêm trọng”. Trong số này, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ “bị
xử lý hình sự”. Hai phó thủ tướng đã buộc phải “xin thôi” giữ chức
vào cuối tháng 12 năm ngoái do bị dính líu đến các vụ tham nhũng là Phạm Bình
Minh và Vũ Đức Đam.
Thông cáo nhấn mạnh: "Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và
nhân dân, ông Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công
tác và nghỉ hưu".
Năm nay 68 tuổi, ông Nguyễn Xuân Phúc từng là phó thủ tướng và giữ nhiều
chức vụ khác trước khi trở thành thủ tướng từ năm 2016 và sau đó lên giữ chức
chủ tịch nước từ tháng 04/2021. Để có hiệu lực, việc ông Phúc từ chức chủ tịch
nước sẽ còn phải được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn. Theo hãng tin Reuters, các đại
biểu Quốc Hội sẽ họp phiên bất thường trong tuần này. Hiện chưa biết là ai sẽ
thay thế ông Phúc trong chức vụ chủ tịch nước.
Theo nhận định của trang Nikkei Asia, với việc chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc, nhân vật đứng hàng thứ hai trong ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt
Nam, từ chức, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng củng cố thêm quyền lực chính trị.
Trả lời hãng tin AFP hôm nay, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng việc ông Phúc buộc phải từ chức chủ yếu là
liên quan đến tham nhũng, nhưng cũng có thể là do đấu đá nội bộ tranh giành quyền
lực. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trên nguyên tắc phải rời khỏi chức vụ này vào
năm 2026. Theo ông Lê Hồng Hiệp, các đối thủ chính trị của ông Nguyễn Xuân
Phúc muốn loại bỏ ông để dọn đường cho một ứng viên khác giành vị trí lãnh đạo
tối cao.
-------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Việt
Nam: Cựu bộ trưởng lãnh án tù chung thân về tội tham nhũng
No comments:
Post a Comment