Mạc
Văn Trang
10/12/2021
https://baotiengdan.com/2021/12/10/tin-hieu-tich-cuc/
Khi thấy “gần 1.000 nhân viên y tế ở TP HCM nghỉ việc” mới cuống
lên: “Cần làm gì để giữ người?”.
Đúng
như dân ta nói: “Con không khóc, mẹ không cho bú”! Như vậy việc bỏ việc của các
nhân viên y tế vì lương không đủ sống là một TÍN HIỆU TÍCH CỰC. Đó mới là
phù hợp với quy luật Tâm lý – xã hội.
Xã hội Việt Nam từ thời bao cấp đã tồn tại một
hiện tượng rất tiêu cực là: LƯƠNG KHÔNG ĐỦ SỐNG NHƯNG CỨ BÁM VÀO NHÀ NƯỚC ĐỂ SỐNG
MÒN. Tình trạng đó khiến mỗi cá nhân không phát huy được tính chủ động, tích cực
sáng tạo; còn Nhà nước thì như người mẹ nghèo vừa làm lụng tần tảo, khổ cực, vừa
nhẫn nhục đi ăn xin để chia từng giọt sữa cho một bầy con suy dinh dưỡng, sống
cầm hơi ngắc ngoải!
Từ “Đổi mới” (1986) sản xuất tư nhân, lưu
thông buôn bán được bung ra, mới cứu nguy đất nước. Nhưng bộ máy quan liêu,
hành chính vẫn rất đông, và những người “ĂN LƯƠNG NHÀ NƯỚC” vẫn sống với đồng
lương “chết đói”. Tuy vậy rất ít người dám bỏ Nhà nước để tự bươn chải; họ cứ một
mặt an phận bám vào Nhà nước, mặt khác TÌM CÁCH KIẾM THÊM để sống. Hồi 1990 tôi
hỏi GS Lê Sơn, cựu hiệu trường trường cấp 2 Bắc Lý, cha đẻ của khẩu hiệu “Tất cả
vì học sinh thân yêu”, bây giờ thực hiện khẩu hiệu đó thế nào?
Ông bảo: Giáo viên tất cả vì học sinh, nhưng
có ai vì giáo viên đâu! Cái gì cũng tiền, họ không sống được thì còn cống hiến
làm sao!? Mình vì mọi người, nhưng mọi người cũng phải vì mình thì mới được chứ.
Tình trạng lương không đủ sống đã khiến CNVC
làm đủ nghề “Tay ngoài, dài hơn tay trong”; “giáo viên nghèo tiền, nhưng tỷ phú
về thời gian” để làm mọi việc ngoài giáo dục… Tình trạng đó thực sự là “Lãn
công”, “Chảy máu chất xám” dẫn đến THA HOÁ LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP.
Rồi sau dẫn đến tình trạng “LÀM NGHỀ GÌ ĂN NGHỀ
ẤY”, nghĩa là, ai ở vị trí làm việc có thể bắt chẹt người khác, đều tìm cách
moi tiền từ đối tượng phục vụ. Chính quyền đẻ ra các loại “Giấy phép” dưới luật,
ngoài luật để có quyền “Xin – Cho” và “ăn đẫy”! Một quan chức cấp xã từng nói:
Việc dễ không gây khó, lấy chó gì mà ăn! Bác sĩ “ăn” vào bệnh nhân; giáo viên
“ăn” vào học sinh; công an, phòng thuế, hải quan ”ăn” bằng bắt chẹt hoặc “ăn
chia” “ba lợi ích” (đáng lẽ phạt 100 triệu thì phạt 60 triệu, đưa vào Nhà nước
20 triệu. Vậy là “3 lợi ích”). Quá trình này kéo dài mấy chục năm; ai cũng bảo:
Lương không đủ sống, tiền đâu mà sắm xe hơi, nhà lầu, ăn chơi xa hoa, cho con
du học? Tình trạng đó dẫn đến sự THA HOÁ NHÂN CÁCH sâu, rộng trong toàn xã hội.
Vậy là chế độ tiền lương không đủ sống, cứ duy
trì mãi, mà những người hưởng lương cứ CAM CHỊU là hết sức tiêu cực, TRÁI QUY
LUẬT, đẩy xã hội đến suy thoái toàn diện, nhất là Nhân cách, đạo đức nghề nghiệp.
250 năm trước, Adam Smith đã chỉ rõ quy luật
trả lương là: Tiền lương có một ranh giới tối thiểu, không thể thấp hơn. “Con
người bị phụ thuộc vào công ăn việc làm để sinh sống, và lương của họ ít nhất
phải đủ cao để có thể sinh tồn.
Thông thường thì lương còn phải cao hơn mức
đó, vì nếu không, họ không thể lập gia đình; lớp người như họ sẽ biến mất sau một
thế hệ”… (Xem Adam Smith trong 60 phút, NXB Hồng Đức, 2020).
Vì vậy khi tiền lương trả không xứng với lao động,
không đủ sống thì người lao động bãi công, bỏ việc là TÍN HIỆU TÍCH CỰC, khiên
giới sử dụng lao động phải điều chỉnh lại cách đối xử về cả mặt tinh thần lẫn vật
chất. Đó là đúng quy luật Tâm lý – xã hội.
Nên nhớ, khi chưa cướp được chính quyền, những người
cộng sản tìm mọi cách tuyên truyền, kích động công nhân, viên chức đình công,
giáo giới, học sinh, sinh viên bãi khoá để đòi quyền lợi, phản đối các chính
sách của nhà cai trị. Nhưng
khi cầm quyền thì chính quyền cộng sản lại tìm mọi biện pháp làm cho các tầng lớp
xã hội “LIỆT KHÁNG”! Tài đến thế là cùng!
No comments:
Post a Comment