Thất
bại là do không có “tầm nhìn”
Trương
Nhân Tuấn
19/12/2021
https://baotiengdan.com/2021/12/19/that-bai-la-do-khong-co-tam-nhin/
Chuyện “thoát Trung” nói hoài cũng chán. Có điều vẫn phải nói vì VN
“dính liền” với TQ phần lớn lỗi là do người Việt.
Về địa lý thì VN không “thoát” được đi đâu hết. VN và TQ “Núi liền núi,
sông liền sông”, số mạng “đã định” như vậy rồi. Chuyện này không nói.
VN “dính liền” với TQ ít nhứt hai thứ: Thể chế chính trị (ý thức hệ
chính trị) và kinh tế. Nếu muốn “thoát Trung” thì phải bắt đầu bằng hai thứ
này.
Câu hỏi đặt ra là trí thức VN, những người thường thấy lên báo hô hào chống
TQ dữ dằn nhứt, tức những người muốn “thoát Trung” hơn ai hết. Họ đã làm được
cái gì để giúp VN “thoát Trung”?
Theo tôi thấy, miệng họ hô hào “thoát” nhưng hành động của họ thì có hệ
quả ngược lại. Vụ hàng chục ngàn chiếc xe container chở hàng hóa (cây
trái, hoa quả…) của nông dân miền Nam hiện đang kẹt cứng ở các cửa khẩu miền Bắc
cho ta thấy VN “dính cứng” vào TQ. TQ ho một cái nông dân VN lao đao. TQ sổ mũi
nhức đầu, nông dân VN bịnh nặng mua hòm chờ chết.
Tình hình là tết năm nay nông dân miền Nam “chết đứng”. Cửa khẩu không
thông hàng hóa thúi rục trên xe. Ra giêng nếu không có các chính sách trợ giúp
của chính phủ thì toàn bộ nông dân miền Nam sẽ phá sản. Đất đai, tài sản của
nông dân sẽ bị ngân hàng xiết nợ.
Nguyên nhân do đâu?
Từ 1975 đến nay, phân nửa một đời người, gần 1/2 thế kỷ, đã qua. Từ năm
1975 ta đã nghe vụ “trồng cây gì, nuôi con gì”. Nửa thế kỷ sau ta vẫn nghe “trồng
cây gì, nuôi con gì”. Xem xét hàng hóa hiện đang “kẹt” ở các cửa khẩu miền bắc,
ta thấy gồm có mít, dưa hấu, thanh long v.v… tức các loại trái cây vừa nặng cân
(vừa dễ thúi) nhưng lại không có lời nhiều.
1975 nhà nước biểu trồng cây gì thì nông dân trồng cây nấy. Nửa thế kỷ
sau “học giả”, giáo sư, nhà khoa học… chỉ dạy nông dân trồng cây này, nuôi con
nọ…
Nuôi con gì, trồng cây gì… thì nông dân VN cũng chết hết các giáo sư
ơi.
Tại sao các giáo sư, khoa học gia, học giả nọ kia không khuyên VN nên học
theo cái cách mà Nam Hàn, Đài Loan họ làm gì để phát triển đất nước của họ. Năm
1960 nông dân Nam Hàn chiếm 80% lao động. Vấn đề là dân Hàn vẫn “không đủ ăn”.
Đài Loan không đến đỗi nhưng khởi đầu của họ nông dân là “trụ cột”.
Nếu học giả, giáo sư, tiến sĩ nọ kia của Nam Hàn, của Đài Loan xúi nông
dân “trồng cây gì, nuôi con gì” (như VN) thì Nam Hàn và Đài Loan không khác gì
với VN hiện nay.
Rõ ràng là chính sách chung (của nhà nước và trí thức VN) “trồng cây
gì, nuôi con gì” đã khiến cho VN nghèo càng thêm nghèo và thêm “dính cứng ngắc”
vô TQ.
Nửa đời người, gần 1/2 thế kỷ, thời gian như vậy là rất dài. Thất bại
là do không có “tầm nhìn”. Thất bại vì vậy là do đảng, do trí thức, học giả,
giáo sư tiến sĩ VN.
Đọc báo thấy học giả đổ thừa chuyện “chết đứng” ở cửa khẩu miền Bắc là
do nông dân tự quyết định “muốn trồng gì họ trồng, họ muốn chặt gì họ chặt”…
Dạ xin thưa, trồng hay nuôi cái con c… gì, nếu không phải là thứ
“caviar VN”, kiểu vốn ít lời nhiều, chỉ VN mới có và mọi người xếp hàng để mua.
Thì cách nào cũng không phải là chuyện lâu dài.
Chuyện đời người, chuyện phát triển quốc gia, chuyện trăm năm, vài trăm
năm… mà cả nước chúi đầu vô chuyện “trồng cây gì nuôi con gì” là thua.
Rõ ràng chuyện lệ thuộc sâu xa vào TQ là do chính sách nhà nước, đã
đành. Nhưng cũng do học giả, giáo sư, trí thức VN thiếu tầm nhìn của trí thức
Đài Loan, Nam Hàn…
Từ nay ai mà hô hào “thoát Trung” thì hãy nói ở nhà, cho nhau nghe. Tôi
đọc được là tôi chửi.
Theo tôi, nhà nước phải có chính sách “xóa nợ” cho nông dân (kiểu Nam
Hàn đã là đầu thập niên 70) để nông dân còn thở được. Nếu không, cả nước sẽ
“rất mệt”.
.
.
=====================================
.
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/4924598060905290
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/4924598060905290
Thủ tướng
Phạm Minh Chính đã có phát biểu tại Hội thảo khoa học về đề tài "Những vấn
đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" tổ chức hôm
11 tháng 12 vừa qua. Trong dịp này Thủ tướng nhắc lại văn kiện "Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng" hồi đầu năm, nguyên văn như sau:
"Hệ
thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng kịp
thời yêu cầu thực tiễn. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò
giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ."
Thật vậy,
luật pháp của VN chưa bao giờ "đáp ứng kịp thời với nhu cầu thực tiễn"
hết cả. Luật pháp để làm gì ? và ai là người thực sự có "nhu cầu" cần
đến pháp luật ?
Chỉ có người
dân cùng khổ, những người thấp cổ bé miệng, những người bị cường hào ác bá bức
hiếp, những người bị đối xử bất công trong xã hội, trong các cơ quan nhà nước...
mới cần đến pháp luật bảo vệ họ.
Vấn đề là
đảng viên, cán bộ nhà nước tham nhũng, lạm dụng quyền lực để vơ vét, nên họ có
nhu cầu sử dụng pháp luật để che giấu những khuất tất của cá nhân cũng như để
đàn áp thành phần dân chúng có ý thức. Họ sử dụng pháp luật để mưu cầu lợi ích
cá nhân.
Thủ tướng nhìn nhận" pháp luật
chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu thực tiễn" là thủ tướng gián tiếp nhìn
nhận các vụ án đã và đang xét xử ở các tòa án VN là "có vấn đề". Theo
tôi lời nói của thủ tướng nên đi đôi với hành động.
Pháp luật phải được thực thi nghiêm minh và công bằng.
Không công bằng là dân không phục. Các vụ án "bot bẩn", các vụ án
"loan truyền tài liệu nói xấu cá nhân hay chống phá nhà nước", các vụ
án "lạm dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích của nhà nước"
v.v... cần phải xét lại và luật pháp phải được diễn giải theo tiêu chuẩn công bằng
với mục tiêu là thiết lập công lý.
Cơ chế kiểm
soát quyền lực nói là "chưa hoàn thiện" mà thực ra "cơ chế"
này chưa bao giờ được khai sinh. Mấy năm trước có lần ông Trọng đề nghị
"nhốt quyền lực vào cái lồng lập pháp".
Lập pháp,
tức QH thời đó bà Kim Ngân làm chủ tịch. Tình hình là "Cái lồn(g)" của
bà Ngân đã về hưu. "Cái lồng lập pháp" hiện nay là (của ai) không thấy
ông Trọng lên tiếng xác định lại.
Còn
"vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ".
"Vai trò giám sát của nhân
dân" thực ra chỉ là một ngôn từ mị dân, hoàn toàn không có thực chất, từ
thực tiễn đến pháp lý.
Hiến pháp
VN có nhắc tới vai trò "giám sát của nhân dân" qua điều 4 khoản 2.
Nhưng "vai trò giám sát của nhân
dân" chưa bao giờ được luật hóa. Nhân dân giám sát đảng và nhà nước ra sao
? bằng cái gì ? nhân dân là ai và những ai ?
Vụ án Đồng
Tâm có nhiều khuất tất. Kẻ lạm dụng quyền lực hiện nay cho rằng đó là vụ án
"chống phá đảng và nhà nước". Nhưng nếu nhìn từ thực chất thì đó là vụ
án "nhân dân giám sát các hành vi của đảng và nhà nước".
Vụ Đồng
Tâm lý ra là dịp tốt để cơ quan thẩm quyền mổ xẻ và truy tìm đảng viên tham
nhũng cũng như những kẻ móc nối làm "cò đất".
Vụ án
"bot bẩn" thực tế cũng là một vụ án "nhân dân giám sát đảng viên
và viên chức nhà nước".
"Bot"
ngày hôm nay ở VN thực tế là những trạm cướp đường, của những tên đạo tặc đặt
ra để bóc lột người dân.
Từ thời
Pháp, sang thời VNCH... đường lộ VN chưa bao giờ đặt trạm để thu phí. Cũng
không có quốc gia trên thế giới này đường xá do tiền dân đóng thuế, hay do dân
trả góp xây dựng lên mà đảng viên các cấp lại cho phép tư nhân mở trạm thu phí
hết cả.
Các vụ án
Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm.... thực tế cũng là những vụ án
"lương tâm". Những công dân có ý thức dám mở miệng tố cáo các thảm trạng
áp bức ở thôn quê, nói lên sự thật "nhân dân lao động bóc lột, bị áp bức,
bị lợi dụng"... là những "công dân gương mẫu". Những công dân
này đóng đúng vai trò "giám sát" của một công dân có trách nhiệm với
đảng, với cộng đồng, với xã hội....
Những bản
án từ chục năm trước như của Trần Huỳnh Duy Thức, hay mới đây Phạm Đoan Trang,
thực tế cũng là những vụ án lý ra có nội dung "nhân dân giám sát đảng và
nhà nước". Những phản biện đúng đắn
và chân thành của công dân đối với các chính sách sai lầm của đảng và nhà nước
không thể là tội phạm, kiểu "lợi dụng quyền tự do dân chủ" hay
"phát tán tài liệu chống phá nhà nước"...
Nói thật,
nói đúng... là "giám sát" chớ không phải là "chống phá".
Quyền lực
tuyệt đối đưa tới hủ bại tuyệt đối. Vai trò "giám sát của nhân dân"
đã và đang bị các đảng viên "khỉ nhảy bàn độc" xâm phạm đến mức trở
thành tội ác.
Những đảng
viên lạm dụng quyền lực, bất chấp Hiến pháp, bất chấp quyền giám sát" của
nhân dân... xét xử những công dân gương mẫu và buộc cho những công dân này vào
những tội danh mơ hồ, không thực.
Điều 4 HP
đặt đảng vào ngôi vị tối cao lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhưng điều 4 HP cũng
đặt vai trò giám sát của nhân dân ngang hàng với đảng.
Những
người chủ trương bỏ tù những công dân ý thức được nghĩa vụ "giám sát"
của mình, thực tế là những tội đồ của dân tộc.
No comments:
Post a Comment