Một
giải thưởng đã chết được trao tặng cho một người sắp chết
Hiếu Bá Linh
18/12/2021
https://baotiengdan.com/2021/12/18/mot-giai-thuong-da-chet-duoc-trao-tang-cho-mot-nguoi-sap-chet/
Chiều
15-12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội, ông Leonid Kalashnikov, phó chủ tịch
Đảng Cộng sản Liên bang Nga, đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Liên bang Nga, trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lênin.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/12/0-55-1024x768.jpg
Ảnh chụp cảnh trao giải thưởng cho TBT Nguyễn
Phú Trọng. Nguồn: TTXVN
Giải thưởng
Lênin ra đời ngày 23 tháng 6 năm 1925, trao cho những công dân Liên Xô (nhấn mạnh: chỉ dành cho công dân
Liên Xô) có thành tích xuất sắc và lớn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ,
văn học, nghệ thuật và kiến trúc. Ngày trao giải được quy định là ngày 22 tháng
4, tức sinh nhật của Vladimir Lenin.
Đến
năm 1991, Nhà nước cộng sản Liên Xô sụp đổ, thì giải thưởng này
cũng chết theo. Như vậy, giải thưởng Lênin là một giải thưởng
đã chết, được trao tặng cho một người sắp chết (TBT Nguyễn Phú Trọng).
Facebooker
Dương Quốc Chính bình luận: “Bọn giang hồ quán nước đồn là bác mình sắp được
nghỉ ngơi. Chính thế nên mới sắp có họp Quốc hội bất thường (tự nhiên ai rảnh
mà họp QH bất thường khi không có biến cố gì lớn, thường vụ QH quyết được rồi)“.
“Chính
thế, nên phải trao gấp cái giải thưởng gì đó cho bác, trước khi bác nghỉ. Mà tầm
này chỉ có giải thưởng Lênin mới xứng tầm bác chứ chả nhẽ xin giải Kim Nhật
Thành, Mao Trạch Đông, hay Fidel Castro (chả biết có không?). Vì cái sự gấp gáp
đó nên việc trao giải nó chả tuân thủ nguyên tắc của giải, nhân dân có thể
thông cảm!“.
“Bọn
Nga đểu nữa là nó không trao giải vào kỷ niệm ngày sinh Lênin (22-4) mà lại
trao vào năm kỷ niệm 30 năm ngày Liên Xô sụp đổ! Chỉ 10 ngày sau ngày trao giải
cho bác cả là kỷ niệm ngày đó“.
Bạn đọc đừng
nhầm với Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lênin (hay Giải thưởng
Quốc tế Lênin) mà TBT Lê Duẩn từng được trao tặng hồi năm 1979. Giải thưởng này
cũng đã chết khi Liên bang Xô Viết tan rã hồi năm 1991. Ngoài ra, hai huy hiệu
của hai giải thưởng này cũng khác nhau.
Các bạn
cũng đừng nhầm với “Giải thưởng Tỉnh trưởng Ulyanovsk” được đặt theo tên của
Lênin. Vào ngày 21 tháng 4 năm 2018, ông Sergey Ivanovich Morozov, Tỉnh trưởng
tỉnh Ulyanovsk (Nga) đã ký sắc lệnh thành lập “Giải thưởng Tỉnh trưởng
Ulyanovsk” mang tên Giải thưởng Lênin. Giải thưởng được trao lần đầu tiên vào
ngày 22 tháng 4 năm 2020 nhằm kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Vladimir Lenin, người
có quê hương nhỏ bé là Ulyanovsk (Simbirsk).
Đây là một
hình thức tái lập Giải thưởng Lênin, tuy nhiên có những khác biệt rất lớn, như
sau:
– Giải thưởng
này là một giải thưởng địa phương tỉnh Uljanowsk, trong khi Giải thưởng Lênin hồi
xưa là giải thưởng quốc gia. “Giải thưởng tỉnh sẽ trở thành một yếu tố quan
trọng trong việc quảng bá và phổ biến những thành tựu của tỉnh chúng ta, của những
người đồng hương tài năng của chúng ta. Tôi chắc chắn rằng trong thời đại của
chúng ta có những thành tựu và những người xứng đáng nhận được những giải thưởng
lớn”, Tỉnh trưởng Sergei Morozov phát biểu vào ngày thành lập giải thưởng
này.
– Giải thưởng
được trao cho tập thể hoặc cá nhân có đóng góp xuất sắc cho nghiên cứu trong
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hoặc cho những thành tựu sáng tạo trong
văn học và nghệ thuật, được thực hiện ở tỉnh Ulyanovsk, góp phần tạo ra bước đột
phá phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
– Giải thưởng
quy định sẽ được trao vào ngày sinh của Lênin (22/4), 5 năm một lần từ năm
2020, số tiền của giải thưởng là 1 triệu rúp.
Như vậy,
giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 2020, lần thứ nhì vào năm 2025. Cho
nên không thể có chuyện trao giải thưởng vào năm 2021 được. Hơn nữa, TBT Nguyễn
Phú Trọng làm việc trong lĩnh vực chính trị, không nằm trong những lĩnh vực được
trao giải thưởng.
.
Thông tin
chính thức của chính quyền tỉnh Uljanowsk:
https://ulgov.ru/news/index/permlink/id/50157/
======================================
.
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/2226557290830555
Giải thưởng
này, tương tự giải thưởng Hồ Chí Minh của Việt Nam, vốn sinh ra để trao cho các
thành tựu về khoa học, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chứ không phải cho
thành tựu về chính trị. Giải này bị đổi tên thành Stalin vào giai đoạn ông này
nắm quyền và tái lập lại sau khi ông chết cho đến năm 1990 và chấm dứt sau đó,
do Liên Xô sụp đổ. Giải được trao vào ngày 22/4 là sinh nhật Lenin, những năm
chẵn.
Giải này mới
chỉ được tái lập bởi ông chủ tịch tỉnh Ulyanovsk (quê Lenin), vào ngày 23/4 năm
2018, để trao giải vào sinh nhật kỷ niệm 150 năm ngày sinh Lenin, năm 2020. Giải
được trao cho những thành tựu về nhân văn, văn học và nghệ thuật.
Như vậy,
đây là một giải rất rất mới, vì mới được tái lập năm 2018, trao giải lần đầu
năm 2020 và theo truyền thống là vào sinh nhật Lenin là 22/4. Không hiểu sao lại
coi một giải thưởng mới tinh và sáng lập bởi lãnh đạo một tỉnh nhỏ (không phải
đảng Cộng sản Nga) như vậy là cao quý nhất của đảng Cộng sản Nga!? Vì mới lập
nên không rõ đã trao được cho ai chưa?
Đáng lưu ý
là việc đảng Cộng sản Nga trao giải này cho “bác cả” là
trái với quy định chung của giải, nhất là trái với cả truyền thống từ thời Liên
Xô. Đó là không trao cho đúng tiêu chí là thành tựu nhân văn, văn học và nghệ
thuật. Không trao đúng ngày sinh nhật Lenin 22/4, năm chẵn và cũng không trao
đúng năm kỷ niệm ngày sinh thứ 150 của ông là năm ngoái!? Lệch hết tất cả! Làm vậy là có ý đồ gì?
CÓ
THỂ VÌ LÝ DO NÀY:
Bọn giang
hồ quán nước đồn là ‘bác mình’ sắp được nghỉ ngơi. Chính thế nên mới sắp có họp
Quốc hội bất thường (tự nhiên ai rảnh mà họp QH bất thường khi không có biến cố
gì lớn, thường vụ QH quyết được rồi). Chính thế, nên phải trao gấp cái giải
thưởng gì đó cho bác, trước khi bác nghỉ. Mà tầm này chỉ có giải thưởng Lenin mới
xứng tầm bác chứ chả nhẽ xin giải Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, hay Fidel
Castro (chả biết có không?). Vì cái sự gấp gáp đó nên việc trao giải nó chả
tuân thủ nguyên tắc của giải, nhân dân có thể thông cảm!
Có người kể
chuyện bác Hồ từ chối nhận một giải thưởng Lenin, nhưng không phải, đó là một
cái khác, là HUÂN CHƯƠNG LENIN. Cái đó thì cao quý và xịn sò thật, với nhà nước
Liên Xô và nó mới đúng tiêu chí để trao cho một chính trị gia (tiêu chí Những
người thúc đẩy tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc và hoà bình trên thế
giới). Nhưng tiếc là cái huân chương này không còn nữa kể từ khi Liên Xô sụp đổ,
nên không thể trao cho ai tiếp.
Mình không
biết tiếng Nga nên không dám chắc 100% là thông tin tiếng Việt về giải thưởng
Lenin là hoàn toàn chính xác. Ai rành tiếng Nga thì kiểm tra giúp lại thông tin
trên. Mình có thấy link tiếng Nga viết.
Bọn Nga đểu
nữa là nó không trao giải vào kỷ niệm 150 năm ngày sinh Lenin mà lại trao vào
năm kỷ niệm 30 năm ngày Liên Xô sụp đổ! Chỉ 10 ngày sau ngày trao giải cho bác
cả là kỷ niệm ngày đó.
.
Hình :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2226553537497597&set=pcb.2226557290830555
TBT
Nguyễn Phú Trọng nhận Giải thưởng Lênin
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2226553567497594&set=pcb.2226557290830555
https://www.facebook.com/photo/?fbid=2226553614164256&set=pcb.2226557290830555
.
.
Giải này của Trung Ương đảng CS Nga thiết lập 27 tháng 2
năm 2017, ký bởi ứng cử viên toàn thua Ziuganov. Không phải của ông tỉnh trưởng
nào cả. Giải tặng cho đóng góp có giá trị về xã hội đặc biệt thúc đẩy khẳng định
các nguyên tắc công bằng và nhân đạo... Nên ai cũng có thể nhận giải.
Положение о Ленинской премии ЦК КПРФ
Утверждено Президиумом ЦК КПРФ (Пр. № 112/5 от27
февраля2017 года)
П О Л О Ж Е Н И Е
О ЛЕНИНСКОЙ ПРЕМИИ ЦЕНТРАЛЬНОГО КОМИТЕТА КПРФ
...присваивается за особый вклад в общественно-значимую
деятельность, способствующую утверждению принципов справедливости и гуманизма,
за успехи в передовой производственной и социальной практике, в
научно-исследовательской и культурной деятельности.
.
Sau khi tìm hiểu thêm thì mình thấy có 2 cái giải thưởng
Lenin khác nhau. Cái của cấp tỉnh thì status viết rồi. Cái đó chính là nối tiếp
cái giải thưởng Lenin của LX về văn học nghệ thuật.
Cái thứ 2 là của đảng CS Nga, tái lập ngày 27/2/2017 kỷ
niệm 100 năm CM tháng 10 Nga. Giải này là nối tiếp của Giải thưởng Hoà bình
Lenin của LX thì phạm vi rộng hơn, bao gồm cả chính trị, văn hoá… Cái này mới
là cái được trao cho bác cả.
Cả 2 giải có đặc điểm chung là muốn nối tiếp 2 cái gốc thời
LX nên trao vào ngày sinh nhật của Lenin.
Theo 1 thông tin khác thì bác mình cũng thấy được đề nghị
trao giải này vào tháng 4/2020 nhân 150 ngày sinh của Lenin, nhưng không hiểu
sao giờ mới trao? Dự đoán của mình ở status vẫn được bảo lưu.
2 giải này cũng có điểm chung là đều lìu tìu vớ vẩn thôi
và đều rất mới.
No comments:
Post a Comment