Liệu
TBT Nguyễn Phú Trọng có dám “cởi trói“?
Lê
Quang Ngọ và Lê Quí Trọng
11/12/2021
https://baotiengdan.com/2021/12/11/lieu-tbt-nguyen-phu-trong-co-dam-coi-troi/
Để
có được “những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ“ như mong muốn,
Liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có dám “cởi trói“?
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ở Hà Nội ngày
24/11/2021, TBT Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị với tiêu đề: “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghe bài phát biểu của ông, nhiều người lớn tuổi
liên tưởng đến bài phát biểu của cố TBT Nguyễn Văn Linh với đại diện văn nghệ
sĩ hồi tháng 10/1987. Hai người TBT họ Nguyễn có chung một đề tài phát biểu trước
cùng một đối tượng nhưng họ có giọng văn khác nhau, một bài thì chân thành, cởi
mở, thân mật, gây ấn tượng mạnh cho người nghe, một bài thì kém phần thân mật
và mang nặng tính chỉ thị. Qua bài phát biểu của ông TBT nhiều người đều cùng
có chung cảm giác ông Trọng đang có vẻ sốt ruột, bởi thời gian hình như không ủng
hộ ông.
Những “mục tiêu phát triển đất nước đến
năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra“ (1)
theo dòng chảy thời gian cứ vô tư đang xích lại gần, và có thể hiện tượng
cái bánh vẽ “Việt Nam trở thành nước công nghiệp năm 2020“ (2)
sẽ được lặp lại nên ông phải lo xa.
Khoảng cách giữa hai kỳ Hội nghị tròn 75 năm,
mà bản thân ông làm TBT đã ba nhiệm kỳ, tổng cộng hơn 10 năm, hẳn ông cũng muốn
trong thời gian tới để lại một dấu ấn nào đó trong vai trò người đứng đầu đảng,
thế mà những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa“ trong thời gian
qua không còn mấy mặn mà với ông nữa.
Tuy trong bài phát biểu ông tái khẳng định:
“Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay“, nhưng ông
cũng phải thú nhận: “Văn hoá chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng
với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của
sự phát triển bền vững đất nước…”
Ông bày tỏ sự không hài lòng bởi văn hóa văn
nghệ hiện nay có phần sa sút trên nhiều mặt, những người “Ăn cơm chúa,
múa tối ngày“ lại để “Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học,
nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng
tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người“.
Cũng trong bài phát biểu, TBT liệt kê đầy đủ
những chủ trương đường lối của đảng từ năm 1930 đến nay để chứng minh cho người
ta thấy đảng (Ban chấp hành Trung ương) luôn luôn sáng suốt “đã đề cập
đến vấn đề phải phát triển văn hóa của dân tộc“ thường xuyên như thế
nào, và những gì chưa đạt được là do “văn hóa chưa được các cấp,
các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một
cách đầy đủ, tương xứng với kinh tế và chính trị“.
Có một điều lạ là, mặc dù
thống kê đầy đủ như vậy nhưng ông đã quên hoặc cố tình quên việc đảng đã cởi
trói cho giới văn nghệ sĩ trong giai đoạn Đổi Mới khiến cho nền văn học nước
nhà có một thời gian ngắn khởi sắc, điều mà lịch sử văn học đã ghi nhận. Phải
chăng đó là một sai lầm của người tiền nhiệm, mà ông không muốn nhắc đến? Hay là ông TBT, một người
xuất thân là cử nhân Ngữ văn, một giáo sư chuyên ngành xây dựng đảng không
thông hiểu “văn nghệ và chính trị là hai hình thái ý thức nằm chung trong một
thượng tầng kiến trúc…”, có mối “quan hệ biện chứng” với nhau, “rất phức tạp”
là “mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất” (3).
Thử hỏi trong thời gian ông học khoa Văn tại Đại học
Tổng hợp Hà Nội ông có được thu nhận những kiến thức (dù là sơ lược) về vụ Nhân Văn Giai Phẩm
(1955-1958) trên giảng đường? Và với tư duy phản biện,
có khi nào ông đã tự mình tìm hiểu, vì sao những văn nghệ sĩ có tên tuổi, những
người đã từng đi theo tiếng gọi của đảng từ khi đảng còn chưa cướp được chính
quyền, lại chuyển hóa về quan điểm chính trị như vậy?
Và trong khi ông giữ cương vị Trưởng ban Xây dựng
đảng của Tạp chí Cộng sản, chắc hẳn ông biết vì sao TBT Nguyễn Văn Linh của ông
khi biết “thành tựu của văn học nghệ thuật của chúng ta còn nghèo“ đã
phải gặp gỡ nghe những lời tâm sự thống thiết từ tâm can của giới văn nghệ sĩ
và sau đó “cởi trói“ cho họ, và chắc chắn với trách nhiệm của
mình ông đã nghiên cứu bài nói chuyện này của ông Nguyễn Văn Linh. Là người làm
công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của đảng chắc hẳn ông đã biết vì sao cố
TBT Nguyễn Văn Linh sau đó lại tự mình trở thành “bóng ma“ của
giới văn nghệ sĩ, điều mà trước đó ông ta đã từng phê phán.
Như vậy vấn đề ông Trọng nêu lên trong Hội nghị
này không có gì mới, nó đã từng được đề cập và mổ xẻ để “truy cho ra vì
nguyên nhân gì làm cho văn học nghệ thuật của chúng ta nghèo đi“ cách
đây đúng 34 năm. Nhưng một điều thật trớ trêu, vì lợi ích cầm quyền tuyệt đối của
đảng, người cởi trói cho giới văn nghệ sĩ thời đó cũng chính là người trói họ lại
chặt hơn, khiến cho họ đâu có thể “đứng vững trong trường phái tả
chân xã hội chủ nghĩa“ mà càng ngày càng không thoát khỏi
nỗi“lo sợ nhất là cái thường lơ lửng đâu đó trong không trung…sợ nó hơn sợ sự
kiểm duyệt“. Để đến ngày nay, khi ông Trọng tiếp tục“bén duyên“ lên
lớp những văn nghệ sĩ thế hệ tiếp nối của họ, thì những người này chỉ còn biết
cảm nhận “thấy ‘lệnh bề trên sáng suốt‘, phận bề tôi lại ‘bất tài‘ (4)…
và chỉ còn biết thỏ thẻ:“Cần môi trường cởi mở để phản biện“ (5).
Như vậy vấn
đề mà người dân và các văn nghệ sĩ muốn biết là, để có được “nhiều tài
năng lớn ở các loại hình văn hóa, nghệ thuật, có những tác phẩm tầm cỡ“ (1)
như mong muốn, liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có đủ dũng cảm “cởi trói“ thật
sự cho giới văn nghệ sĩ?
_______
Chú thích:
(2) https://tuoitre.vn/viet-nam-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-nam-2020-135290.htm
(4) https://vietnamthoibao.org/vntb-van-hoa-the-nay-thi-nhan-quyen-ra-sao/
(5) https://tuoitre.vn/hoi-nghi-van-hoa-2021-ky-vong-van-hoa-ghi-dau-moc-moi-20211125084840621.htm
No comments:
Post a Comment