Kế
hoạch kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương đã khởi động
07/12/2021
https://www.voatiengviet.com/a/lloyd-austin-kiem-che-trung-quoc-thai-binh-duong/6342664.html
https://gdb.voanews.com/A4822E37-E979-43AE-8CC2-AA383C29724F_w1023_r1_s.jpg
Bộ Trưởng Lloyd
Austin trong một chuyến thăm Hàn Quốc. Hình minh họa.
Ông Lloyd Austin – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - lại vừa
nhắc tới Trung Quốc như một ẩn họa thật sự đáng ngại bởi Trung Quốc đang vừa chạy
nước rút để gia tăng sức mạnh quân sự, vừa thực thi nhiều hành động khiến trật
tự quốc tế rối loạn, thậm chí còn cưỡng bức các quốc gia khác, đặc biệt là những
quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương.
Khi tham gia thảo luận tại Hội thảo Quốc
phòng Reagan, diễn ra ở Simi Valley, California hồi cuối tuần vừa qua,
Austin cho biết, ông đã đến thăm bảy quốc gia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
và các đối tác của Mỹ tại đó đều mong muốn Mỹ hành động để duy trì sự ổn định
trong khu vực.
Theo Austin, Mỹ đã cũng như đang hành động để
kiềm chế một Trung Quốc càng ngày càng hung hăng và độc đoán ở khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương. Cách tốt nhất để đối phó với một Trung Quốc đang chạy
đua vũ trang, nâng cao năng lực hạt nhân là mở rộng liên minh, gia tăng liên kết trong khu vực
(1).
Hạ tuần tháng trước, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố Global
Posture Review (Thẩm định vị thế toàn cầu). Tuy Bộ Quốc phòng Mỹ không công
bố toàn bộ nội dung Global Posture Review nhưng lõi của cuộc nghiên cứu kéo dài
chín tháng này xác định Trung
Quốc là trọng tâm và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là trọng điểm.
Mục tiêu của Global Posture Review là hỗ trợ Bộ
Quốc phòng Mỹ tính toán – quyết định việc phân bố nguồn lực quân sự, bảo đảm có
đủ quân số ở đúng những vị trí cần thiết trong giai đoạn sắp tới và người ta
tin rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ dồn nguồn lực quân sự vốn dành cho các khu vực
khác vào Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ gia tăng
quân số, đầu tư cho hạ tầng quân sự ở Guam, Úc và phát triển hạ tầng quân sự
trên các đảo ở Thái Bình Dương đồng thời tiếp tục thảo luận với các đồng minh
và đối tác trong khu vực để xác định vị trí đồn trú của quân đội Mỹ tại đó
trong vài năm tới, nâng cao khả năng sẵn sàng tham chiến tại đó (2).
***
Có vẻ như “tương lai” đã là thực tế ngay trước
mắt. Báo chí Úc vừa loan báo, Úc và Papua New Guinea đã hoàn tất phần đầu kể hoạch
sửa chữa và nâng cấp một căn cứ hải quân cũ của Mỹ trên đảo Manus của Papua New
Guinea. Quân đội Mỹ đã xây dựng và sử dụng căn cứ này hồi Thế chiến thứ
hai.
Trung Quốc từng ngỏ ý “đầu tư” vào căn cứ này
nhưng những thông tin mới nhất liên quan đến sự hợp tác giữa Úc và Paua New
Guinea để sửa chữa – nâng cấp căn cứ ở đảo Manus cho thấy nỗ lực đó đã thất bại.
Úc và Papua New Guinea mới hoàn tất việc kiện toàn hàng rào bảo vệ, cơ sở y tế,
trung tâm liên lạc và nhà nguyện của căn cứ.
Chắc chắn căn cứ trên Manus – hòn đảo có diện
tích 2.100 cây số vuông, tiếp giáp cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong Thế
chiến thứ hai, từng có sẵn cầu cảng cho các chiến hạm Mỹ ra vào và một phi đạo
dài khoảng 2.700 mét – sẽ sớm hoạt động trở lại vào năm tới hoặc trễ lắm là năm
tới nữa.
Manus từng là nơi đồn trú của hàng chục ngàn
quân nhân Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Úc mong muốn quân cảng ở Manus sẽ được nạo
vét, mở rộng để trở thành một căn cứ chiến lược mà tầm vóc ngang với Guam của Mỹ,
giúp hải quân Úc mở rộng hoạt động cùng với hải quân của Papua New Guinea.
Ông Carlyle Thayer, Giảng viên Học viện Quốc
phòng Úc, một chuyên gia về châu Á và biển Đông, bảo rằng: Tham vọng xây dựng một
quân cảng chiến lược ở Manus cần hỗ trợ của Mỹ. Bộ trưởng Hải quân
Mỹ mới thăm Manus hồi tháng 10, sau khi gửi một tiểu đoàn công binh kiến tạo của
hải quân đến Manus để hỗ trợ tái thiết (3).
***
Tháng trước, ông Joe Biden – Tổng thống Mỹ và
ông Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc có một cuộc hội đàm viễn liên kéo dài
khoảng ba giờ. Chủ tịch Trung Quốc cho rằng, hai bên cần phải hợp tác. Sau đó,
Mỹ và Trung Quốc đã hợp tác để mở kho dự trữ dầu thô nhằm giúp giá xăng dầu hạ
nhiệt.
Tuy nhiên, sau khi chính phủ Mỹ mời Đài Loan
tham gia Hội nghị Thương đỉnh về dân chủ sẽ diễn ra vào cuối tuần này (trong
hai ngày 9 và 10/12/2021) cùng với hơn 100 quốc gia khác, Trung Quốc đã liên tục
điều động nhiều phi đội chiến đấu cơ xâm nhập không phận Đài Loan...
Khác với trước, tại Hội thảo Quốc
phòng Reagan, Bộ trường Quốc phòng Mỹ thản nhiên nhấn mạnh: Mỹ
sẽ tìm cách để có thể làm nhiều hơn cho Đài Loan mà không cần đắn đo.
Austin xem nỗ lực đua tranh của Trung Quốc kể cả trong không gian và mạng
Internet – những nơi mà chuẩn mực hành xử chưa định hình, chưa được thiết lập –
tiềm ẩn nhiều rủi ro và rất dễ xảy ra sai lầm. Đó cũng là lý do bên cạnh việc
gia tăng tập trận chung về quân sự, Austin kêu gọi nghiên cứu phát triển quan hệ,
khuyến khích châu Âu tham gia và nâng cao vai trò gìn giữ an ninh khu vực... Dường
như 2022 sẽ là năm mà nhiều tuyên bố, kế hoạch được thực thi...
------------
Chú thích
No comments:
Post a Comment