Wednesday, December 11, 2019

TRUNG QUỐC HỦY ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÌ THỤY ĐIỂN TRAO GIẢI PEN CLUB CHO ÔNG QUẾ MẪN HẢI (tổng hợp)




NỘI DUNG :

BBC Tiếng Việt
.
.
Trung Bảo  -  Báo Sạch

=============================================

BBC Tiếng Việt
11/12/2019

Trung Quốc đã hủy một chuyến công tác của phái đoàn thương mại nước họ dự kiến tới Thuỵ Điển vì giải Văn bút Quốc tế PEN Club trao cho ông Quế Mẫn Hải (Gui Minhai).

ông Quế Mẫn Hải

Cuộc gặp đáng ra phải được tổ chức ở Stockholm hôm 10/12/2019 đã không xảy ra, theo báo Thuỵ Điển Gotenborg-Posten.

Chính phủ Trung Quốc cũng đe doạ "Thuỵ Điển sẽ hứng chịu hậu quả nghiêm trọng" sau khi bộ trưởng văn hoá Thuỵ Điển trao giải PEN International vắng mặt cho ông Quế Mẫn Hải, người Hong Kong có quốc tịch Thuỵ Điển, hiện bị giam ở Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao TQ đã cảnh báo Thuỵ Điển không được trao giải thưởng này cho ông Quế Mẫn Hải và nói họ sẽ hạn chế các trao đổi văn hoá với quốc gia Bắc Âu nếu sự việc vẫn diễn ra.

Nay khi có vẻ không chỉ giao lưu văn hoá mà trao đổi thương mại đã bị ảnh hưởng.

Con gái ông là Angela Gui đã thay mặt cha nhận giải vào giữa tháng 11 ở Stockholm.

Ông Quế là một trong số nhân viên một hiệu sách tự do ở Hong Kong bị mất tích hồi 2015.

Việc Trung Quốc giam giữ Quế Mẫn Hải (phải) vẫn đang là một vấn đề đang bàn thảo giữa hai nước. GETTY IMAGES

Vụ việc "nhân viên mất tích" từ hiệu sách Causeway Bay Books, Hong Kong có bán các ấn phẩm về lãnh đạo Trung Quốc đã gây tiếng vang quốc tế.

Tháng 6/2016, năm nhân viên nhà sách Causeway Bay Books mất tích từ tháng 10/2015 đã trở về nhà và tố cáo bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc.

Sang đầu năm 2018, một trong năm người là ông Quế Mẫn Hải lại bị công an Trung Quốc bắt khi đi tàu tới Bắc Kinh và từ đó đến nay ông bị giam giữ tại Trung Quốc.

Phe dân chủ Hong Kong ngay từ khi đó đã lên tiếng coi vụ "bắt cóc" là dấu hiệu Bắc Kinh can thiệp thô bạo vào tình hình Hong Kong.

Tháng 11 vừa qua Văn bút Thuỵ Điển (Swidish PEN Club) nói họ sẽ trao giải tự do ngôn luận mang tên nhà văn Đức Kurt Tucholsky năm nay cho ông Quế Mẫn Hải.

Tucholsky là nhà văn đã phải bỏ Đức thời phát-xít để sang Thuỵ Điển sống lưu vong.

Giải thưởng cho ông Quế Mẫn Hải được coi là để đề cao vai trò của ông, hiện bị cầm tù ở Trung Quốc.

Đại sứ quán TQ đã nhanh chóng phản bác, coi việc trao giải này "có động cơ chính trị thấp hèn, bôi bác tự do ngôn luận và tát vào mặt Văn bút Thuỵ Điển".

Quan hệ TQ - Thuỵ Điển xấu đi từ mấy năm qua.

Năm 2010, nước Bắc Âu láng giềng của Thuỵ Điển là Na Uy bị TQ cắt mọi quan hệ thương mại sau lễ trao giải Nobel Hoà bình vắng mặt ở Oslo cho nhà văn Lưu Hiểu Ba, ngồi tù ở Liêu Ninh.

Phải đến năm 2006 quan hệ thương mại Na Uy-TQ mới được nối lại.

Ông Lưu qua đời ở Trung Quốc năm 2017 vì ung thư mà không được Bắc Kinh cho đi nước ngoài chữa trị, bất chấp lời đề nghị từ châu Âu và Hoa Kỳ.

--------------------


Một cuộc đàm phán thương mại của đoàn Trung Quốc và Thuỵ Điển dự kiến tổ chức ngày 10/12 vừa bị hủy vì giải Văn bút Quốc tế PEN Club trao cho ông Quế Mẫn Hải (Gui Minhai).

Chính phủ Trung Quốc cũng đe doạ "Thuỵ Điển sẽ hứng chịu hậu quả nghiêm trọng" sau khi bộ trưởng văn hoá Thuỵ Điển trao giải PEN International vắng mặt cho ông Quế Mẫn Hải là người Hong Kong có quốc tịch Thuỵ Điển. Ông Hải hiện bị giam ở Trung Quốc.
Con gái ông là Angela Gui đã thay mặt cha nhận giải vào giữa tháng 11 ở Stockholm.
Ông Quế là một trong số nhân viên một hiệu sách tự do ở Hong Kong bị mất tích hồi 2015.

Vụ việc "nhân viên mất tích" từ hiệu sách Causeway Bay Books, Hong Kong có bán các ấn phẩm về lãnh đạo Trung Quốc đã gây tiếng vang quốc tế. Tháng 6/2016, năm nhân viên của nhà sách này, mất tích từ tháng 10/2015 đã trở về nhà và tố cáo bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc.

Sang đầu năm 2018, một trong năm người này, là ông Quế Mẫn Hải lại bị công an Trung Quốc bắt khi ông đi tàu tới Bắc Kinh và từ đó đến nay ông bị giam giữ tại Trung Quốc.

Những người đấu tranh ở Hong Kong ngay từ đó đã gọi vụ "bắt cóc" là dấu hiệu Bắc Kinh can thiệp thô bạo vào tình hình Hong Kong.

Văn bút Thuỵ Điển (Swidish PEN Club) trao giải tự do ngôn luận mang tên nhà văn Đức Kurt Tucholsky cho ông Quế Mẫn Hải dù ông vẫn đang ở tù.

Đại sứ quán TQ ở Thụy Điển đã nhanh chóng phản bác, coi việc trao giải này "có động cơ chính trị thấp hèn, bôi bác tự do ngôn luận và tát vào mặt Văn bút Thuỵ Điển".

Ông Đại sứ cho là Văn bút Thụy Điển tự TÁT vào mặt mình, chà chà, ám ảnh quá, lại cũng là cái tát, nhắc nhớ lại cái tát của cô nhà báo đã thẳng cánh trị cho một đại biểu cùng dự hội nghị ở Anh. Xem ra "cái tát" là đòn trừng trị rất nặng đã quốc tế hóa và đăng ký bản quyền rồi nhé.

ĐỪNG “HỜN” NHÉ, 96 NHÀ VÔ ĐỊCH “KHÔNG PHẢI VUA”.

Thủ tướng nhà mình nói bóng đá là môn thể thao "vua" và đội tuyển bóng đá U22 đã làm nên "dấu ấn lịch sử cho nước nhà" ông vừa nói tại buổi tiếp 2 đội bóng đá nam nữ vừa trở về.

Bạn tôi viết hôm qua trên trang nhà của anh, tôi share ở đây, điều mà tôi cứ lẩn thẩn nghĩ mấy hôm nay:

”Giờ phút này, tôi nhớ đến nét mặt của Ánh Viên khi nhận giải vội vàng để thi tiếp môn sau (tôi thêm: và đôi mắt rưng rưng của cô khi nói vời báo chí là cô cho là chỉ đạt 20% yêu cầu, thương thật) ; nhớ đến bước chân run run của Phạm Thị Hồng Lệ khi bước không vững lên bục nhận giải huy chương đồng sáng 6/12, sau cơn chuột rút toàn thân khi kết thúc cự ly Marathon; nhớ đến những giọt nước mắt của Lê Tú Chinh khi chiến đấu và chiến thắng đối thủ nhập tịch ở cự ly 100m; nhớ đến tiếng khóc nhớ mẹ của Trần Nhật Hoàng sau những cú nước rút thần thánh; nhớ đến nét mặt kiên cường của Phạm Thị Hồng Thanh khi quyết định nâng mức tạ từ 106kg lên thẳng 124kg để giành huy chương Vàng dù có thể chấn thương cột sống; nhớ đến Nguyễn Thị Oanh, bà mẹ "bỉm sữa" Nguyễn Thị Huyền; nhớ 266 người khác đã mang lại niềm tự hào Việt Nam...

Ở Việt Nam, bóng đá là vua, nên mình phải “cảm thương” những nhà vô địch của các môn “yếu thế” hơn, không được coi là vua, mà nhà vô địch nào cũng phải cố gắng kinh hoàng để lặng lẽ mang về tới 96 huy chương vàng (là con số lớn hầu như tuyệt đối chiếm tỉ lệ 98% trên tổng số 98 HCV để xếp hàng nhì). Cái hôm nhìn nguyên một dãy các “phi vận động viên” đen thui chen vào vị trí trang trọng nhất giữa hàng thứ nhất của ba bốn hàng dài các cầu thủ (và thầy Park bị ủn lên tới hàng cuối giữa lố nhố những chấm nhỏ hàng thứ 3) để chụp ảnh kỹ niệm là tôi đã thấy "chối" về sự lựa chọn vị trí khá vụng về rồi. Tôi tin không chỉ Hồng Lệ, câu chuyện của mỗi huy chương vàng đều là những câu chuyện cảm động của những người anh hùng đã vượt để đứng hạng nhất khi mà hoàn cảnh sống, luyện tập của ai cũng còn rất thiếu thốn, khó khăn của đất nước mình.

Ai sẽ viết lại toàn bộ những câu chuyện này cho chúng ta, không chỉ cho các vận động viên mà cho tất cả chúng ta cùng chia sẻ, cùng cảm nhận, nhất là những người làm chính sách văn hóa-thể thao của đất nước?

Ảnh1. Ông Quế Mẫn Hải ở bên mặt-
Ảnh 2. Hồng Lệ cấp cứu sau khi hoàn tất bài thi marathon.


-----------------------------------

Trung Bảo  -  Báo Sạch

Nên đón một đội bóng vừa thi đấu trở về thế nào? Lệ thường, toàn đội bóng sẽ đứng trên một chiếc xe buýt mui trần đi diễu hành qua các đường phố với người hâm mộ vẫy cờ hoa hai bên đường.

Các chính trị gia nếu muốn tham gia có thể chọn một vị trí dễ thu hút ống kính truyền thông, ví dụ ban-công của một toà nhà nào đó trên đường đoàn diễu hành ngang qua, chính trị gia cũng vẫy cờ phất hoa không khác gì một người dân thường. Đội bóng diễu hành về tổng hành dinh, vây quanh bởi người hâm mộ, không có diễn văn, không có báo cáo, và tuyệt đối quan chức chính phủ không tham gia vào sự kiện này.

Quan chức có thể tiếp đón đội bóng sau đó, còn niềm vui diễu hành đón đội bóng là của người dân, nếu muốn tham gia xin mời làm dân một hôm. Đó là câu chuyện của một nền thể thao phi chính trị.

Như thường khi có sự kiện, trên mạng xã hội chia ra những cuộc tranh luận gay gắt. Lần này không khác. Có người đòi chỉ nên coi bóng đá là trò chơi, đừng hô hoán đó là “tinh thần dân tộc” hay “vận nước” vì vận nước thật sự đang còn nhiều điều đau nhức. Phía đối diện là một đám đông cũng đòi coi bóng đá chỉ là bóng đá, đừng lôi chính trị vào, lâu lâu có dịp ăn mừng thì cứ mừng chứ đừng nói chi những ô nhiễm không khí, xăng tăng hay BOT.

Trên thế giới, không có người dân nước nào lại không đổ ra đường ăn mừng khi đội tuyển thể thao của họ thi đấu đẹp mắt, có thành tích. Chuyện đó vô cùng bình thường và chẳng ai hỏi tại sao đám đông ấy chỉ biết vui với thể thao mà không màng đến thời sự còn nhiều vấn đề với vận mệnh quốc gia. Tại sao vậy?

Bởi vì, ở những đất nước đó đám đông cũng có cả quyền bày tỏ và biểu lộ quan điểm khi họ thấy bất bình với một hay nhiều vấn đề trong xã hội. Báo chí của họ ngoài việc phân tích – phê bình thành tích thi đấu thể thao, chứ không tung hô lố bịch, thì cũng có quyền bình luận – điều tra các vấn đề xã hội.

Vì mọi quyền bày tỏ đều như nhau, từ thể thao đến chính trị, nên chẳng có gì phàn nàn nếu toàn dân vui mừng trong một sự kiện thể thao. Chỉ nên phàn nàn vì có những xứ sở đám đông vui mừng như lễ hội vì thể thao mà thờ ơ với những gì quyết định cuộc sống của mình và gia đình.

Tại sao những người yêu cầu chỉ nên ăn mừng sự kiện thể thao thuần tuý không được đem chính trị vào lại không phản ứng khi người ta dùng chính hình ảnh các chính trị gia để cổ vũ bóng đá? Tại sao không phản ứng khi việc đón một đội tuyển bóng đá lại trở thành một sự kiện chính trị với sự tham gia của người có vị trí cao nhất Chính phủ? Chính trị hoá thể thao là đấy chứ còn đâu. Hay, các bạn nghĩ rằng chỉ có lên tiếng vì ô nhiễm, Formosa, phản đối BOT “bẩn”, xăng tăng… thì mới là chính trị?

Chính trị không tha cho thứ gì, kể cả các bạn, nhất là khi bạn sống trong một đất nước mà cụm từ “xã hội dân sự” vẫn còn bị kiểm duyệt trên báo chí. Cho nên, hãy cứ vui niềm vui bóng đá của bạn và đừng đòi người khác phải phi chính trị. Vì các bạn cũng là một thứ công cụ chính trị.

Trung Bảo

Ảnh: Đội bóng nữ Việt Nam cũng vô địch ở kỳ Seagame này







No comments: