Quá trình hình thành chính sách ở Việt Nam ngày càng
phải “tính toán tới” các phản ứng xã hội. Phát triển điện năng đang đối diện
với tính toán ấy.
Trong qui hoạch điện năng quốc gia, ngành điện có lẽ
chưa từng tính toán tới thực tế, khi mà tri thức về môi trường được cập nhật dễ
dàng thì, ngay đến thành tựu điện khí hoá có khi cũng bị từ chối. Các phản
ứng với diện than đã ngày càng gay gắt.
Gần đây, nhiều lãnh đạo địa phương ở phía nam đã từ
chối phát triển các nhà máy điện than ở địa phương mình. Quan chức ngành
điện doạ nếu không có thêm nhiệt điện than sẽ phải cúp điện. Nhân danh trí khôn
người ta qui cho những ý kiến phản đối tội lỗi ngu muội và dân tuý.
Bất cứ ai cũng có thể đủ trí khôn để hiểu than còn
thiết yếu cho điện năng vì giá cả và thời gian đầu tư ra nó còn rẻ. Nhưng bất cứ
ai dù khôn hay dại cũng không thể hít thở dễ dàng bầu không khí mà bụi mịn của
khói nhiệt điện che mờ cả trời thu trong xanh Hà Nội. Hay như ở các tỉnh miền
Trung không ai không tận thấy những cơn lũ đe dọa tàn phá của cải và sinh mạng
con người. Ở sát tai họa đó, các nhà lãnh đạo địa phương từ chối điện than
đã dũng cảm tiếp nhận các phản ứng xã hội thành một lựa chọn chính sách.
Trong cơ chế chính trị hiện tại, các phản ứng xã hội
chưa được nhìn nhận những năng lượng tích cực của nó. Nhưng gần đây có những phản
ứng xã hội dẫn đến làm ngưng trệ quá trình xây dựng chính sách, thậm chí có trường
hợp làm thay đổi hoàn toàn nội dung chính sách. Tốt hay xấu đang có nhiều ý kiến
khác nhau. Tuy nhiên cơ chế hiện tại cũng chưa có các công cụ hữu hiệu để
lượng hóa các phản ứng xã hội tác động lên quá trình chính sách nên làm tăng
tính rủi ro bất định của nó.
Mặt khác nó tiếp tục được bày biện, tô vẽ con ngáo ộp
thế lực thù địch, để tủy tiện diễn dịch sai lệch động cơ của các phản ứng xã hội. Tất
cả, đều nhân lên nguy cơ tham nhũng chính sách, làm sai trễ các tác động tích cực,
và làm tăng chi phí xây dựng và thực thi chính sách.
Hiện trạng một số dự án được quyết định sai lầm, hoặc
chưa thuyết phục với nhân dân, nhưng khi triển khai nhà đầu tư nhà nước, thậm
chí là nhà đầu tư tư nhân, sử dụng công lực trấn áp, tạo thành xung đột, thậm chí
đổ máu, oan khiên dậy trời, lòng người bất an, tạo ra lối ứng xử thù địch với
quyền lực công, với nhà kinh doanh…khiến chính trị như chiếc trứng ung thối
nát, bại hoại.
Thực tiễn quá trình chính sách đang đặt ra yêu cầu một
mặt thiết lập khuôn khổ pháp luật mà hiến pháp đã xác định: Đáp ứng các quyền lập
hội, biểu tình, ngôn luận của người dân.
Khuôn khổ ấy phải hướng đến mục tiêu thực hành xã hội
rộng rãi các quyền tự do nói trên, vì có như vậy mới có thể lượng hoá sát đúng
tâm trạng, thái độ xã hội trong các phản ứng của xã hội vào quá trình chính
sách.
Còn tiếp tục quan điểm nhà nước quản lí kiểu xin
cho, vờ vịt, dối trá, chỉ là ủ cất phản ứng xã hội thàn chất gây nghiện đấu
tránh mà thôi. Nó chỉ tạo ra nguồn cung dồi dào những phần tử lưu manh chính trị,
mị dân, hại nước cho thể chế hủ bại mà thôi.
Nhưng dù căn bản lâu dài hay trước mắt, quá trình hiện
đại hoá quốc gia cấp thiết phải xác lập năng lực đối thoại chính trị như một
tiêu chuẩn cơ bản chọn lựa cán bộ trong bộ máy quản trị xã hội.
Ngay cả khi có đủ thực tế xác nhận con ông cháu cha
của bộ máy quyền lực là hồng phúc thực sự, thì khi chọn lựa vào các vị trí có
quyền, có ảnh hưởng, cần phải đánh giá họ về kĩ năng quan trọng bậc nhất này của
bộ máy chính trị hiện đại. Làm như vậy không chỉ cho lợi ích chung, mà trước hết
cho chính bản thân và gia đình họ.
Các tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức đoàn thanh
niên, đang là nguồn cung gần như độc quyền cho bộ máy lãnh đạo các cấp, còn cần
phải lấy tiêu chuẩn năng lực này làm cơ sở chính yếu để đánh giá thành tích của
họ trong phong trào cụ thể.
Như ở TPHCM, Thành đoàn là nơi cung ứng cán bộ lãnh
đạo của TP từ khi đổi mới đến nay. Nhưng cũng từ khi tiến hành đổi mới, đoàn
thanh niên hoạt động chỉ như một tổ chức nhà nước. Hầu như tổ chức đoàn ít khi có
những hoạt động thể hiện chức năng chính trị của mình, thông qua đối thoại,
thuyết phục mà tạo ảnh hưởng, thuyết phục quần chúng. Môi trường này đang được
nhiều lãnh đạo bố trí rèn luyện con cái để khi họ thôi nhiệm vụ lãnh đạo, con
cái sẽ được cất nhắc vào đội ngũ kế nhiệm. Cũng là có qui trình để tuân theo cả.
Nhiều lãnh đạo cấp ngành, sở, quận, huyện hiện thời ra lò theo cách như vậy. Cậu
ấm cô chiêu thì đã, lại có truyền thống vâng dạ, thì bề nổi thấy được của thành
tích chỉ là thói ngoa ngôn, xảo ngữ.
Một chức sắc thành đoàn đi xe hơi, xuống tham dự một
sinh hoạt của sinh viên ở đại học quốc gia, tới nơi vào phòng khách riêng, ra
đám đông ngật ngưỡng trên ghế danh dự, liệu có thể trở thành một nhà lãnh đạo
có thể chủ trì lắng nghe các phân tích về pháp lí, về đạo lí để có thể có được
quyết định trọn nghĩa, vẹn tình và tuân thủ pháp luật, trong sự kiện vườn rau Lộc
Hưng căng thẳng vừa qua?
Hay một cán bộ đoàn xuất thân bộ đội, vớ được biên
chế cán bộ đoàn chuyên trách như Tất Thành Cang, nếu trưởng thành bằng năng lực
chính trị thực sự của phong trào thanh niên, thì trở thành bí thư quận 2 có vô
cảm, vô đạo được với tình cảnh người dân uất ức, oán thán kéo dài ở Thủ Thiêm?
Chưa xác thực hoàn toàn, nhưng những người được báo chí thường xuyên ghi nhận
khẳng định bí thư Cang chưa từng gặp gỡ chứ đừng nói lắng nghe, trao đổi với họ.
Thì nhìn khung cảnh người dân phải giấu trong người, thậm chí in vào áo các tài
liệu làm căn cứ lập luận khi tiếp xúc đại biểu quốc hội, đủ biết những kẻ có
quyền như Tất Thành Cang đối thoại chính trị chỉ đối… thọi.
Đối thoại chính trị một khi là năng lực thiết yếu của
cán bộ thì chính sách điện năng không bao giờ chấp nhận logic trả treo không điện
than thì cúp điện.
Như kiểu đểu, kính mời đồng bào hưởng thọ lầm than vậy.
No comments:
Post a Comment