Saturday, December 28, 2019

KHI NÀO TRUNG QUỐC SỤP ĐỔ? (Jackhammer Nguyễn)




Jackhammer Nguyễn
28/12/2019

Thị trường chứng khoáng Mỹ lên cao trong ngày thứ Sáu 27-12-2019. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu là việc công bố các số liệu kinh tế của Trung Quốc. Theo các số liệu này thì lợi nhuận của các công ty Hoa Lục trong tháng 11 tăng nhanh nhất trong tám tháng trước đó, sau vài tháng sụt giảm (CNBC, Reuters).

Trước đó, hãng xe điện Mỹ Tesla công bố một khoản vay tiền của các ngân hàng Trung Quốc để vận hành nhà máy của Tesla tại Thượng Hải, Trung Quốc. Những chiếc xe điện Tesla đầu tiên Made in China sẽ xuất xưởng vào cuối năm 2019.

Như vậy là sau hai năm “thương chiến Mỹ – Trung” do Tổng thống Donald Trump phát động, Trung Quốc có vẻ không hề suy yếu, ngược lại, họ có một lá bài mới là việc mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Những sản phẩm này gồm thịt heo, đậu nành, bắp, lệ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc với hơn một tỉ dân.

Trong hai năm “thương chiến”, để trả đũa thuế nhập khẩu của ông Trump, Bắc Kinh đã tìm được những nguồn cung cấp sản phẩm nông nghiệp khác Mỹ, là Brazil, Canada, Argentina. Theo The Diplomat, tờ báo về chính trị và kinh tế vùng châu Á – Thái Bình Dương, l40 tỉ đô la Mỹ mà Bắc Kinh hứa với Mỹ dẫn đến việc hưu chiến thương mại trước Noel, có khả năng không thực hiện được, vì Trung Quốc đã ký hợp đồng với các nguồn cung cấp mới.

Tất cả những thông tin nói trên chứng tỏ rằng nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới là Trung Quốc đã gắn chặt với Mỹ nói riêng, và với phần còn lại nói chung, dù người ta muốn hay không muốn. Dù cho các “chuyên gia” như Gordon Chang, người Mỹ gốc Hoa, hay “bình luận gia” Nguyễn Xuân Nghĩa được khá đông người Việt ưa thích, ra rả suốt cả chục năm nay là Trung Quốc sắp sụp đổ, nhưng nó vẫn còn đấy, và mỗi động tĩnh của nó có thể làm chao đảo kinh tế Mỹ và thế giới.

Cuộc chiến tranh mậu dịch do ông Trump phát động dường như là một cơ hội cho Bắc Kinh cải cách kinh tế, chẳng hạn như mở cửa thị trường tài chính, bỏ thuế nhập khẩu,…

Không phải chỉ một mình ông Trump và Đảng Cộng hòa của ông chỉ trích cách thức hành xử thương mại xấu chơi của Bắc Kinh như là ăn cắp bản quyền công nghệ, ép nhà đầu tư phương Tây giao công nghệ,… Đảng đối lập trong Quốc Hội Mỹ là Đảng Dân chủ, các quốc gia có nền kinh tế tự do khác của phương Tây cũng không đồng tình với cách hành xử của Bắc Kinh. Nhưng chống sự gian lận của Trung Quốc bằng cách nào lại là một vấn đề khác. Cuộc “thương chiến” hùng hổ của ông Trump quay về vị trí xuất phát, với tư thế yếu hơn là lá bài tẩy sản phẩm nông nghiệp, bị Bắc Kinh nắm thóp.

Dĩ nhiên điều làm cho phần còn lại của thế giới khó chịu về Trung Quốc, trong đó có cả người viết bài này, là chế độ toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đàn áp tự do cá nhân của người dân Trung Quốc, thanh lọc chủng tộc chống người thiểu số, kích động chủ nghĩa dân tộc cực “hữu” (vâng, hữu) để bành trướng lãnh thổ,… Nhưng kềm chế con “rồng dữ Trung Quốc” không phải là chuyện đơn giản.

Hoàng đế Pháp Napoleon có nói, “hãy để cho con rồng Trung Hoa ngủ yên”. Nhưng chính người Mỹ lại đánh thức nó dậy bằng vài quả bóng bàn vào năm 1972. Đó là một chiến lược khôn khéo chứ không phải là dở để chia rẽ khối cộng sản, nhưng hậu quả tất yếu của chiến dịch ấy là con rồng Trung Quốc thức dậy, với đủ mọi tính xấu của nó, cộng với chế độ cộng sản bén rễ rất tốt trên cái nền Khổng giáo ngàn năm của đất nước này.

Thế nhưng có người cũng nói rằng, Liên bang Xô viết ngày xưa mạnh hơn Trung Quốc hiện nay, rồi cũng sụp đổ. Thực ra so sánh như vậy là hoàn toàn sai. Kinh tế Liên Xô không dính líu gì đến thế giới tự do cả. Những linh kiện máy móc, kỹ thuật của Liên Xô và phương Tây rất ít tương ứng với nhau. Trung Quốc lại là một phần của thế giới phương Tây hiện nay. Cắt lìa Trung Quốc ra khỏi thế giới để đánh sập nó ư? Tôi không nghĩ là ông Trump lại có sự ao ước viễn vong đến như thế.

Tôi nghĩ rằng khi Hoàng đế Napoleon nói câu nói nổi tiếng về Trung Hoa mà tôi đề cập bên trên, ông đã lường trước rằng nước Trung Hoa thức dậy là không thế tránh khỏi. Hơn 100 năm sau Napoleon, Mao Trạch Đông tuyên bố tại Thiên An Môn rằng nước Trung Hoa trỗi dậy.

Không có gì sai khi một dân tộc trỗi dậy cả. Nhưng nếu trỗi dậy như Đài Loan – cũng là người Hoa – thì sẽ không có vấn đề gì, nhưng một nước Trung Hoa cộng sản, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có mô hình kiểm soát công dân mình rất chặt chẽ, lại gây bất an cho thế giới, là vấn đề khác. Và có lẽ chúng ta chưa thấy con đường nào để chế ngự con rồng Trung Hoa ấy.

Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco
Bình Luận từ Facebook


Nhiều người có ảo giác rằng Mỹ là thị trường duy nhất của Tàu và việc Trump áp thuế nhập cảng lên hàng hóa Tàu sẽ làm suy sụp nền kinh tế của chúng. Đây là một suy nghĩ vô cùng ngây thơ nếu không muốn nói là sai lầm.

Trước tiên mọi người phải hiểu chỉ có 18% hàng hóa của Tàu được xuất sang Mỹ. Nếu Mỹ ngưng mua hàng hóa Tàu, kinh tế Tàu sẽ không còn phồn thịnh như xưa nhưng chúng vẫn không hề hấn gì. Hàng hóa Tàu xâm nhập mọi hang cùng ngõ hẻm trên khắp thế giới nên Mỹ có tẩy chay hàng hóa Tàu thì kinh tế của chúng vẫn không thể sụp đổ được.

Việc Trump áp thuế nhập cảng lên hàng hóa Tàu là việc cân bằng ngân sách nội bộ chứ không phải để trừng phạt Tàu như một số người suy nghĩ. Tiền thuế gia tăng đó là do người tiêu thụ phải trả chứ Tàu không mất một xu nào cả. Chẳng ai dại gì làm một món hàng tốn 10 đồng vốn mà lại bán ra 7-8-9 đồng cả. Lý do Trump áp thuế nhập cảng lên hàng hóa Tàu là vì Trump giảm thuế cho đám nhà giàu dẫn đến việc thâm thủng ngân sách quốc gia. Đánh thuế hàng hóa nhập cảng hàng hóa Tàu là cách móc túi người nghèo để trả cho người giàu. Trump không thể ngưng thu thuế nhập cảng hàng hóa Tàu trừ khi có nguồn tiền từ nơi khác thế vào, vì thế cho nên thuế này sẽ phải được duy trì, không cần biết kết quả thỏa hiệp thương mại với Tàu như thế nào.
.

Trump áp thuế nhập cảng lên hàng hóa Tàu từ đầu tháng 4, 2018. Thống kê cho thấy hàng hóa Tàu nhập vào Mỹ năm 2018 tăng 34 tỷ USD. Thâm hụt thương mại với Tàu là 378.6 tỷ đô la cho năm 2018, tức tăng 45 tỷ USD so với năm 2017. Ước lượng thâm thủng thương mại cho năm 2019 sẽ bằng với năm 2017. Như vậy thuế nhập cảng của Mý áp lên hàng hóa Tàu không hề ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Tàu cả.

Nguồn: Trade in Goods with China
.
2019 : U.S. trade in goods with China
NOTE: All figures are in millions of U.S. dollars on a nominal basis, not seasonally adjusted unless otherwise specified. Details may not equal totals due to rounding. Table reflects only those months for which there was trade.
Month
Exports
Imports
Balance
January 2019
7,134.3
41,603.8
-34,469.5
February 2019
8,433.6
33,194.4
-24,760.8
March 2019
10,426.5
31,175.7
-20,749.1
April 2019
7,896.3
34,798.9
-26,902.6
May 2019
9,074.5
39,269.1
-30,194.6
June 2019
9,034.7
39,002.3
-29,967.6
July 2019
8,733.7
41,508.7
-32,775.0
August 2019
9,430.6
41,187.3
-31,756.6
September 2019
8,597.7
40,220.1
-31,622.5
October 2019
8,886.4
40,145.7
-31,259.3
TOTAL 2019
87,648.4
382,106.1
-294,457.7






No comments: