Lê Phan
December 30, 2019
Trong các bài bình luận, các cuộc hội thảo chính trị,
thật là thời thượng khi người ta phân vân là liệu trật tự quốc tế cấp tiến vốn
đã chế ngự thế giới, có thể tồn tại nổi trước những “thế lực thù nghịch” đang
liên tiếp tấn công trong thập niên 2010, qua cái mà tờ Wall Street Journal gọi
là “Thập niên của gián đoạn.”
Nhưng nếu chúng ta đừng quá bi quan, vẫn có thể đánh
cá là dân chủ, chủ nghĩa toàn cầu, và mậu dịch tự do sẽ còn bền vững trong thập
niên thứ ba của thế kỷ thứ 21.
Hãy bắt đầu với tình trạng của nền dân chủ. Không có
gì đáng lo ngại hơn là hai cú đấm kinh hồn của Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Thủ
Tướng Anh Boris Johnson, vốn đã lên nắm quyền ở hai nền dân chủ cổ nhất và quan
trọng nhất bằng cách đánh thức con quái vật của chủ nghĩa dân tộc.
Với Tổng Thống Trump tập trung sự bực tức vào NATO
và Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), và Thủ Tướng Johnson đùng đùng bỏ ra khỏi
Liên Hiệp Âu Châu, hai lãnh tụ này đã thay đổi “một liên hệ đặc biệt” có thời
được tôn thờ là một cột trụ cho ổn định toàn cầu (có đôi chút hoen ố bởi cuộc
chiến tranh Iraq) trở thành điều trông giống như là những máy ủi đất.
Ở những nơi khác, sự bất chấp dân chủ đã chiếm đoạt
những nền dân chủ non trẻ ở Hungary và Ba Lan, và ngay cả đe dọa những nền dân
chủ già dặn hơn với sự thăng tiến nhanh chóng của những đảng dân túy như đảng
Alternative fur Deutchland của Đức, hay đảng chống di dân mang cái tên mỉa mai
Freedom Party của ông Norber Hofer ở Áo.
Trong khi đó, trong nền dân chủ lớn nhất thế giới là
Ấn Độ, Thủ Tướng Narendra Modi và đảng dân tộc Ấn Giáo của ông Bjharatiya Janata
Party có vẻ đang gửi đi cùng một thông điệp. Đã có rất nhiều nghi ngại là liệu
cơ chế chính trị dân chủ có một hệ thống miễn nhiễm mạnh đủ để chống lại bệnh dịch
tạo nên trong không gian ảo của thông tin sai và thông tin dỏm, và sự tấn công
tin tặc có hệ thống từ những nhà độc tài như Tổng Thống Vladimir Putin của Nga.
Nhưng dân chủ không chịu bỏ cuộc, và trong năm 2019
(vốn có thể gọi là năm của phản đối toàn cầu) nó tiếp tục tự hồi sinh từ quần
chúng. Việc này đang xảy ra ở những chỗ khó có khả năng xảy ra nhất quanh thế
giới, ở những quốc gia như Iran, Lebanon, Iraq, Chile, và trên hết tất cả, ở Hồng
Kông, nơi nhiều ngàn nhà tranh đấu cương quyết đã bất chấp súng đạn, khói cay,
làm mất mặt Chủ Tịch Tập Cận Bình ngay trong khi ông đang củng cố chế độ độc
tài tại Hoa Lục.
Có thể những nền dân chủ như ở Anh hay ở Hoa Kỳ đã
trở thành hủ hóa, nhưng lý tưởng dân chủ nói chung vẫn là một đòi hỏi mạnh mẽ
và luôn hồi sinh, và như các nhà xã hội học và chính trị học đã bảo chúng ta từ
lâu nay, sẽ mạnh hơn một khi mức độ lợi tức và giáo dục gia tăng trên toàn thế
giới.
Nền kinh tế quốc tế, trụ cột của trật tự cấp tiến,
cũng đang trải qua những căng thẳng lớn, và có vẻ đã sống còn khá toàn vẹn. Năm
2019 đã bắt đầu với những nỗi sợ là cuộc chiến mậu dịch của Tổng Thống Trump sẽ
tạo nên một cuộc suy thoái toàn cầu, và trong số những người lo ngại nhất chính
là chủ tịch Jerome Powell của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, người mà vào
giữa năm, đã nói ông và các nhà cầm đầu các ngân hàng trung ương không biết mọi
sự nó tệ đến đâu.
Ông Powell giải thích: “Vấn đề là không có bao nhiêu
kinh nghiệm phản ứng cho căng thẳng mậu dịch toàn cầu.” Nhưng có vẻ như ngay cả
tổng thống Hoa Kỳ cũng không đơn phương đưa được thế giới trở lại giai đoạn của
thập niên 1930 khi Hoa Kỳ tăng thuế quan, tất cả các quốc gia khác trả đũa tạo
nên cuộc đại suy thoái.
Tạp chí Foreign Policy, một cách lạc quan nói là
“ngày nay, sự liên kết phức tạp của hệ thống kinh tế toàn cầu và chu trình cung
cấp đã chứng tỏ không thể nào phá hủy được- ngay cả bởi người có nhiều quyền
hành nhất hành tinh.”
Thế còn các định chế của hệ thống quốc tế thì sao?
Hoa Kỳ luôn luôn có một liên hệ khó khăn với những đứa con mà họ đã đẻ ra hậu
thế chiến thứ hai, chính là Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và thực ra Tổng Thống Trump chỉ cho lộ diện
những gì mà Hoa Kỳ ngấm ngầm bực tức.
Đúng, Tổng Thống Trump đã hạ nhục những định chế này
ở một mức độ chưa từng thấy và đòi hỏi ở họ hơn bao giờ hết. Nhưng ông chỉ nói ra
một cách gay gắt hơn những gì mà Tổng Thống Barack Obama, vốn cũng đã chỉ trích
các đồng minh NATO là ăn theo, và cựu Tổng Thống George W. Bush, mà trong chốn
riêng tư, chính phủ của ông đã chế diễu liên minh và dè bỉu Liên Hiệp Quốc.
Ngay cả dưới thời Tổng Thống Bill Clinton, đại diện
thương mại Mickey Kantor đã từng nói ông không thích “thần học” mậu dịch tự do
và thích người Mỹ hành xử như những người theo chủ nghĩa trọng thương.
Tổng Thống Trump đã tìm cách làm yếu đi WTO bằng
cách không cho bổ nhiệm thêm thẩm phán khiến tòa tối trọng tài tối cao không
còn hoạt động được nữa, nhưng ngay cả định chế đó cũng có triển vọng sống lâu
hơn vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, bởi ông Trump cùng lắm cũng sẽ chỉ có thêm
bốn năm nữa tại chức để tấn công vào hệ thống toàn cầu.
Chúng ta cũng đừng quên là sự thăng tiến của các ông
Trump và Johnson đại diện cho một phản ứng chính đáng về những sai lầm chính
sách của giới quyền thế vốn đã chế ngự hệ thống quốc tế.
Tổng Thống George W. Bush, dưới ảnh hưởng sai lầm của
ông Phó Tổng Thống Dick Cheney, đã cầm đầu đảng Cộng Hòa đi sai đường trong cuộc
chiến tranh Iraq và sự bất cần trong việc mở cửa cho Wall Street, vốn đã mở đường
cho cuộc sụp đổ tài chánh lớn nhất từ năm 1929 và cuộc Suy thoái vĩ đại. Việc
đó đã khiến cử tri từ bỏ lối suy nghĩ cổ truyền của đảng Cộng Hòa, mở đường cho
việc Tổng Thống Trump nắm quyền.
Ở Anh cũng vậy, sự chuyển đổi sang cánh hữu quá mức
của ông Tony Blair đã dẫn đến phản ứng là ông Jeremy Corbyn xã hội chủ nghĩa
bên Lao Động và ông Johnson dân túy bên Bảo Thủ.
Nhưng điều quan trọng hơn là ông Trump và ông
Johnson chỉ là căng thẳng mới nhất cho hệ thống từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt,
vốn đã trải qua một số khó khăn lớn nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.
Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, thị trường tài
chánh đã sụp đổ nhiều lần, nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nguyên vẹn. Khủng
bố Hồi Giáo đã tấn công ở nhiều thủ đô trên toàn thế giới, nhưng một sự đụng độ
của văn minh chưa thấy xảy ra.
Nhà bình luận Owen Harries đã có một lần viết trên tạp
chí Foreign Affairs là “Tây phương chính trị không phải là một kiến trúc tự
nhiên nhưng rất nhân tạo. Nó cần phải có sự hiện diện của một Phương Đông thù
nghịch để hình thành và duy trì đoàn kết. Thật đáng nghi ngờ là liệu nó có thể
tồn tại với sự biến mất của kẻ thù hay không?”
Nhưng những kiến trúc quốc tế này vẫn tiếp tục bành
trướng mặc dầu bị tấn công. Chả thế mà chúng ta thấy các quốc gia vẫn tiếp tục
ký kết những thỏa thuận mậu dịch tự do bất chấp Hoa Kỳ.
Ngay cả trong đàn hạch, nhà bình luận Michael Hirsch
của Foreign Policy cũng coi là có điều tích cực khi những lời điều trần của các
nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã là những xác nhận cho những giá trị truyền thống của
Hoa Kỳ về đối xử công bình không những với Ukraine mà với mọi quốc gia trên thế
giới.
Một sử giả người Việt thì bảo “Đừng quên câu chuyện
tái ông thất mã, trong cái rủi biết đâu lại không có cái may.” (Lê
Phan)
.
No comments:
Post a Comment