Khánh Vi
- Việt
Nam Thời Báo
#VNTB
– Tự hỏi có bao nhiêu người đấu tranh phải tạm lánh gia đình trong thời kỳ này
như cô Phạm Đoan Trang, bao người ở Thái Lan để sẵn sàng tỵ nạn nước thứ ba như
anh Đoàn Huy Chương, và bao nhiêu người đang phải đối mặt bức bối với nạn ‘bánh
canh’ như ông Nguyễn Tường Thuỵ.
Và tự hỏi, có bao nhiêu người vợ phải đối diện với
dèm pha ‘phản động’ như vợ thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, vợ ông Lê Quý Lộc (nhóm
Hiến pháp), vợ ông Lưu Văn Vịnh, vợ kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh,v.v. Cũng như họ phải
đối diện với sự sợ hãi ban đầu và gánh nặng kinh tế khi người chồng phải ở chốn
lao tù.
Toà án nhân dân Tp. hồ Chí Minh ra quyết định, ngày
14-01-2020 sẽ đưa 8 người thuộc nhóm Hiến pháp ra xét xử với tội danh “phá rối
an ninh”, theo khoản 2 – điều 118 Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, những
ngày cuối năm sẽ diễn ra phiên xử những người bất đồng chính kiến trong xã hội,
bổ sung thêm đội ngũ tù nhân lương tâm tại Việt Nam, tiệm cận gần 200 người.
Có nhiều điều để nói về xã hội hiện tại dưới lăng
kính nhân quyền. Một bầu không khí ảm đạm trong năm 2019.
Tự hỏi có bao nhiêu người đấu tranh phải tạm lánh
gia đình trong thời kỳ này như cô Phạm Đoan Trang, bao người ở Thái Lan để sẵn
sàng tỵ nạn nước thứ ba như anh Đoàn Huy Chương, và bao nhiêu người đang phải đối
mặt bức bối với nạn ‘bánh canh’ như ông Nguyễn Tường Thuỵ.
Và tự hỏi, có bao nhiêu người vợ phải đối diện với
dèm pha ‘phản động’ như vợ thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, vợ ông Lê Quý Lộc (nhóm
Hiến pháp), vợ ông Lưu Văn Vịnh, vợ kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh,v.v. Cũng như họ phải
đối diện với sự sợ hãi ban đầu và gánh nặng kinh tế khi người chồng phải ở chốn
lao tù.
Và cũng tự hỏi, có bao nhiêu con người đã và đang vắt
kiệt sức lực để góp phần cho đi lên của nhân quyền tại Việt Nam như cô Nguyễn
Thuý Hạnh.
Và cũng tự hỏi, có bao nhiêu con người đang lẵng lặng góp sức mình đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam, và cho đến khi mất đi họ mới được cộng đồng biết tên như bạn Nguyễn Lâm Duy Quí, người quản trị Nhật ký yêu nước với biệt danh AH.
Nhân quyền là một không gian mà sự đánh đổi là không
giới hạn, đặc biệt trong những lĩnh vực bị chính quyền coi là nhạy cảm được ghi
nhận tại điều 25, Hiến pháp 2013. Và sự trả giá cao nhất là tự do thân thể, buộc
phải xa rời gia đình trong một thời gian dài.
Nhưng ánh lên trong bầu không gian ảm đạm đó, là ánh
mắt quyết tâm, cương nghị theo đuổi quyền con người của từng cá nhân và sự ủng
hộ của người thân gia đình.
Cho đến nay, chưa có bất kỳ tù nhân lương tâm nào đứng
trước toà khóc lóc và run rẩy xin lỗi một cá nhân nào đó. Điều thấy ở họ là những
tuyên bố đanh thép dựa trên chính tinh thần và nội dung mà Hiến pháp nhà nước
Việt Nam đã đề ra.
Và nếu có một câu thơ nào khái quát tốt nhất tinh thần
của những con người đó, thì Tống biệt hành của Thâm Tâm là miêu tả đặc sắc nhất,
góc cạnh nhất về mặt nội tâm lẫn lý tưởng.
“- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”
Nhưng cạnh những người như vậy, thì sau lưng họ luôn
có những người vợ, người cha, người mẹ và người con ủng hộ.
‘Cộng sản’ trở thành cụm từ được nhắc nhiều đến
trong các bài viết và lời nói của những người thân của tù nhân lương tâm đó. Là
cụm từ thể hiện tâm trạng căm phẫn, ghét cay cùng cực. Đó là cụm từ chính để diễn
đạt nguyên nhân khiến bố mất con, vợ mất chồng, và những cảnh nhà bị bao vây tứ
phía bởi bộ máy quyền lực nhà nước.
Nếu Tắt Đèn là tác phẩm đặc tả cuộc sống khốn khổ của
tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Thì
‘Cộng sản’ được nhiều người thẩm thấu như là xiềng xích cho hàng vạn sự đoạ
đày, nơi thân phận người dân là buộc phải cam chịu, bị sai khiến như ‘Đèn cù’.
Số tù nhân lương tâm gia tăng ở các trại giam nhiều
bao nhiêu càng thể hiện đặc sắc tính chất ‘vì dân’ của cơ chế chính trị đến
đâu. Và hiện trạng nhân quyền ảm đạm đến đâu sẽ cho biết giá trị bền vững của
xã hội này đến đó. Và cái giá phải trả quá đắt về sức khoẻ lẫn công bằng pháp
luật của số đông người dân khi chính họ thể hiện sự vô cảm đến khốn nạn đối với
quyền của chính họ, con cháu họ trong lương lai như thế nào.
Tất cả mọi thứ sẽ đi theo một tỷ lệ thuận bất biến.
Nhưng khi chờ một sự đột biến trong tương lai, thì
nhân quyền Việt Nam vẫn tiến triển, dù chậm đến mức bất động. Bởi khi có người
bị bắt giam vì ‘an ninh quôc gia’. Nhìn tiêu cực, đó là răn đe xã hội, nhưng
tích cực thì sợ hãi trong xã hội đối với sự phi nhân quyền của quyền lực đang bị
teo lại.
Chỉ cần, cộng đồng (dù nhỏ) không quên tên của bất cứ
tù nhân lương tâm nào, tìm hiểu thông tin của họ khi họ đứng trước phiên
toà,v.v. thì khi đó, nhân quyền vẫn còn Quyền để sống trên mảnh đất Việt nam
này.
No comments:
Post a Comment