Friday, October 14, 2011

KINH TẾ MỸ KHÔNG ẢM ĐẠM NHƯ DỰ BÁO ? (The Economist)



Tác giả: Bích Ngọc (Theo Economist)
Bài đã được xuất bản.: 13/10/2011 06:00 GMT+7

Liệu Barack Obama có giành thắng lợi trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sắp tới để trở thành tổng thống 2 nhiệm kỳ của nền kinh tế lớn nhất thế giới không? Hay tình trạng kinh tế phục hồi chậm chạp khiến 14 triệu người Mỹ không có việc làm sẽ làm ông thất bại trong cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào tháng 11 năm 2012?

Đợi chờ tín hiệu lạc quan từ cuộc bầu cử 2012
Một số mô hình các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến bầu cử tổng thống đã được biết đến. Mô hình nổi tiếng nhất được Ray Fair, nhà kinh tế học của đại học Yale, phát kiến vào cuối những năm 1970, ông đã sử dụng chỉ số kinh tế vĩ mô (như lạm phát và tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người) để dự đoán tỷ lệ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sau này của hai Đảng chính.
Ông Fair công bố dự đoán của mình vào cuối tháng 7 và mô hình của ông dự đóan thắng lợi năm 2012 sẽ thuôc về ngài Obama với 53,4% tổng số phiếu bầu. Khi dự đóan, ông lưu ý, "Sự phục hồi mạnh mẽ sẽ mang lại chiến thắng cho ngài Obama... còn cuộc suy thoải kép sẽ mang lại chiến thắng cho Đảng Cộng Hòa". Do vậy, Đảng Dân đã nín thở khi nghe ngài Ben Bernanke, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ, phát biểu ngày 4/10 rằng sự phục hồi hiện tại đang "gần sa sút".
Nhưng liệụ việc căn cứ vào các chỉ số kinh tế vĩ mô có đúng đắn? Kết quả bầu cử chắc chắn không chỉ phụ thuộc vào những con số cứng ngắc mà còn phụ thuộc vào lòng tin của các cử tri về cuộc sống tương lai và ý niệm của họ về một cuộc sống tươi đẹp.

Trong một nghiên cứu mới của mình, Angus Deaton, nhà kinh tế học tại Princeton, đã đưa ra hơn 1 triệu dữ liệu thu thập được trong cuộc khảo sát điện thoại hàng ngày của những người Mỹ trưởng thành. Cuộc thăm dò của Gallup bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc năm 2010. Deaton đã dùng những dữ liệu này phác họa bức tranh tổng quát cách nhìn của người Mỹ về đời sống của họ trong cuộc khủng hoảng tài chính. Những người tham gia khảo sát được yêu cầu đánh giá tổng thể cuộc sống của họ, đồng thời trả lời một loạt các câu hỏi về mật độ thay đổi cảm xúc, từ lo lắng, áp lực đến hạnh phúc trong thời gian vừa qua.
Có thể hiểu được khi bạn cho rằng người Mỹ ngày càng bất mãn với cuộc sống của họ trong giai đoạn 3 năm trước đó. Giá trị tài sản giảm sút chưa từng thấy ở Mỹ, bao gồm tụt dốc giá trị của các tài sản nhà ở, tài sản tài chính; có nghĩa là 3/5 hộ gia đình Mỹ thấy rằng tài sản của họ bị giảm trong giai đoạn 2007- 2009. Hơn 1/4 hộ gia đình mất đi một nửa tài sản. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình hàng năm của Mỹ cũng tăng từ 5,8% năm 2008 lên 9,3% năm 2009 và 9,6% năm 2010.
Đánh giá của những người dân Mỹ về đời sống của họ giảm mạnh vào quý cuối cùng của năm 2008 và đầu năm 2009. Đánh giá này trở lên tích cực trong một thời gian ngắn khi tổng thống Obama mới nhận chức, sau đó lại giảm trở lại. Tuy nhiên, vào giữa năm 2009, mặc dù tình trạng thất nghiệp gia tăng và giá trị của cải giảm xuống, đánh giá của người dân Mỹ về cuộc sống lại ổn định trên mức đánh giá trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng nhất và thậm chí cao hơn mức đánh giá tháng 2/2008.
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thay đổi tùy theo độ tuổi và mức thu nhập của từng người. Ảnh hưởng của nó được cho là tiêu cực nhất vào cuối năm 2008 khi đánh giá tình trạng cuộc sống của những người nghèo giảm hơn gấp đôi so những người giàu có. Những người lớn tuổi nhất trong cuộc khảo sát không chỉ là những người thỏa mãn nhất mà còn ít bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng hỗn độn xung quanh.

Thước đo "hạnh phúc" không bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ tất nghiệp
Đã có một số dấu hiệu rối loạn cảm xúc. Mức độ lo lắng, căng thẳng và tổn thương của người dân trong giai đoạn tháng 12/2010 cao hơn so với giai đoạn trước khi khủng hoảng. Nhưng mức độ này đã không tăng đột biến khi có những biến động xấu từ thị trường tài chính.
Thực tế, sự gia tăng mức độ lo lắng và áp lực liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm của thị trường chứng khóan và mức độ này trở lại trạng thái bình thường khi thị trường này phục hồi. Điều này chứng tỏ rằng, sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp không ảnh hưởng nhiều nhiều tới cách người dân đánh giá tình trạng cuộc sống của họ. Việc này khiến ông Deaton hòai nghi về quan điểm của một số nhà kinh tế muốn dữ liệu "hạnh phúc" vào trọng tâm của họach định chính sách. Ông băn khoăn về tác dụng của thước đo mức sống mà theo ông "bị ảnh hưởng nhiều bởi ngày Lễ tình nhân hơn là việc tỷ lệ gia thất nghiệp tăng gấp đôi"
Thứ nhất, thị trường chứng khóan tại thời điểm này rất bấp bênh. Mặt khác, Deaton cũng chỉ ra rằng khi đề cập đến chính trị, người dân cảm thấy ảm đạm hơn. Họ không thích các chính trị gia đến nỗi khi muốn họ đánh giá các quan chức trúng cử, họ cảm thấy bi quan hơn về đời sống của mình.

Gallup đã lấy những câu hỏi về chính trị trong cuộc khảo sát để hỏi ngẫu nhiên 1/2 số người được thăm dò để ghi nhận mức độ thỏa mãn đời sống của họ khi không bị ảnh hưởng bởi chính trị. Thống kê các số liệu bao gồm những ảnh hưởng xấu của chính trị cho thấy rằng đời sống tổng thể của người dân vẫn chưa phục hồi lại mức trước khủng hoảng, cuối năm 2010. Cử tri Mỹ có thể không chán chường như dự báo của thị trường kinh tế nhưng họ phải cân nhắc bầu ai, chọn ai, việc này có thể khiến họ đau đầu.
.
.
.

No comments: