Truyền
thông Mỹ tiết lộ: Tập Cận Bình cam kết không can thiệp bầu cử Mỹ
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 04/02/2024 - 15:42
Một
số nguồn tin của đài truyền hình Mỹ CNN cho hay chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình trong cuộc hội kiến tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 11/2023, đã cam kết
không can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ cuối năm 2024. Ngoại trưởng Trung Quốc đã
nhắc lại hứa hẹn của Trung Quốc trong cuộc gặp mới đây với cố vấn an ninh quốc
gia Mỹ tại Thái Lan.
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và tổng thống Mỹ Joe Biden (P) trong cuộc gặp
tại Woodside, California, ngày 15/11/2023. AP - Doug Mills
Nguy
cơ Trung Quốc can thiệp bầu cử Mỹ là điều được phía Mỹ liên tục nêu ra
trong các cuộc gặp cấp cao song phương gần đây. Theo một nguồn tin của CNN,
chính tổng thống Biden là người nêu ra vấn đề này với chủ tịch Tập Cận Bình
trong một trao đổi, được mô tả là ‘‘rất ngắn gọn’’. Hội đồng An ninh
Quốc gia Nhà Trắng từ chối bình luận về việc liệu vấn đề can thiệp bầu cử có
được nhắc đến trong các cuộc gặp Biden - Tập Cận Bình và Sullivan và Vương Nghị
hay không.
Tại
phiên điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư, 01/02/2024, khi được hỏi về đảm
bảo của ngoại trưởng Vương Nghị rằng Trung Quốc sẽ không can thiệp vào cuộc bầu
cử năm 2024, giám đốc FBI Christopher Wray trả lời : “Trung Quốc (đã)
hứa hẹn rất nhiều điều trong những năm qua, vì vậy tôi nghĩ là tôi sẽ chỉ tin
khi điều này được thực hiện”.
Trung
Quốc ra chỉ thị nội bộ đẩy mạnh can thiệp bầu cử Mỹ
Về
nguyên tắc, Bắc Kinh khẳng định: ‘‘luôn tuân thủ nguyên tắc không can thiệp
vào công việc nội bộ của nước khác. Tổng tuyển cử ở Mỹ là vấn đề nội bộ của Mỹ
và việc ai trở thành tổng thống tiếp theo là tùy thuộc vào cử tri Mỹ’’. Bất
chấp nỗ lực của ông Tập Cận Bình nhằm trấn an cá nhân tổng thống Biden về vấn
đề này, theo CNN, vấn đề đặt ra với một số quan chức Mỹ là mức độ kiểm soát
thực sự của lãnh đạo Trung Quốc đối với bộ máy an ninh quốc gia Trung Quốc.
Kể
từ năm 2020, theo một thông tin tình báo Mỹ được giải mật, chính quyền Trung
Quốc đã ban hành các chỉ thị cho phép các đặc vụ Trung Quốc “tăng cường nỗ
lực tác động đến chính sách và dư luận Mỹ theo hướng có lợi cho Trung Quốc”,
và nhấn mạnh đến mục tiêu “làm gia tăng chia rẽ trong xã hội Mỹ”. Những nỗ lực
gây ảnh hưởng đó bao gồm việc sử dụng các tài khoản mạng xã hội giả để tấn công
các chính trị gia Hoa Kỳ trên mạng. Theo tài liệu tình báo Mỹ, các chỉ thị đó
có thể mang lại cho các đặc vụ Trung Quốc “nhiều quyền tự do hoạt động hơn”
trước cuộc bầu cử Mỹ giữa kỳ năm 2022.
Nguy
cơ đứt đoạn đà bình ổn quan hệ Mỹ - Trung
Theo
đài truyền hình Mỹ, bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng can
thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đều có thể làm đứt đoạn các nỗ lực gian nan
mà giới ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đã cố thực hiện nhằm bình ổn quan hệ
Mỹ-Trung trong suốt năm qua. Phía Mỹ sẽ theo dõi chặt chẽ để xem liệu ông Tập
có tuân thủ lời hứa không can thiệp hay không, theo một nguồn tin.
Mỹ
đang chuẩn bị đối phó với khả năng Nga, Iran, Trung Quốc và các tác nhân nước
ngoài khác cố gắng gây bất hòa trong cử tri Mỹ thông qua các hoạt động tuyên
truyền, tin tặc… Hồi tháng 9/2023, Microsoft đã cảnh báo về việc các đặc vụ
Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh tượng Nữ thần Tự do và các biểu tượng khác của
nước Mỹ do trí thông minh nhân tạo (AI) chế ra kích thích thảo luận về các vấn
đề chính trị gây chia rẽ.
Can
thiệp bầu cử có thể ở mức ‘‘chưa từng có’’ với trợ giúp của AI
Trả
lời CNN, ông Chris Krebs, đứng đầu công việc của Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng
và An ninh mạng Hoa Kỳ, cho biết: “Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày
càng mở rộng và môi trường chính trị trong nước hỗn loạn, sẽ có rất nhiều động
cơ và cơ hội cho một loạt các tác nhân can thiệp vào cuộc bầu cử năm nay”.
Krebs nhấn mạnh : “Can thiệp gây ảnh hưởng với sự hỗ trợ của AI, trong
năm 2024 này, có thể sẽ không giống bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đó”.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
MỸ
- TRUNG QUỐC
Washington
tố Trung Quốc là mối đe dọa bầu cử tổng thống Mỹ
PHÂN
TÍCH
Canada:
Vì sao chính phủ Trudeau điều tra nghi ngờ Trung Quốc can thiệp bầu cử
No comments:
Post a Comment