Trung
Quốc mở rộng tham vọng "thống lĩnh biển cả" ở Biển Hoa Đông và eo
biển Đài Loan
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 01/02/2024 - 13:41
Tờ
báo Nhật Bản Yomiuri có lập trường bảo thủ ngày 28/01/2024 trích dẫn tin từ
chính quyền Tokyo báo động 4 tàu chiến của Trung Quốc « thường
xuyên túc trực » chung quanh Đài Loan, giáp ranh với Vùng Nhận
Dạng Phòng Không ADIZ mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt ở khu vực Biển Hoa Đông.
Theo giới quan sát, Trung Quốc tiếp tục chiến lược hạn chế các hoạt động
quân sự chủ yếu là của Hoa Kỳ trong khu vực, tăng tốc kế hoạch cô lập Đài Loan.
Tàu
Trung Quốc và Nhật Bản gườm nhau gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại Biển
Hoa Đông. Ảnh do hãng Kyodo chụp ngày 10/09/2013. REUTERS/Kyodo
Căng
thẳng vì tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nền kinh tế lớn nhất tại châu Á
là Trung Quốc và Nhật Bản đã bùng lên trở lại trong tuần : Bắc Kinh khẳng
định tàu đánh cá và tàu tuần duyên của Nhật đã « xâm
nhập trái phép » các vùng biển của Trung Quốc quanh quần đảo
Điếu Ngư/Senkaku. Ngược lại Tokyo tố cáo tàu hải
cảnh Trung Quốc xâm phạm hải phận của Nhật Bản.
Báo
Yomiuri căn cứ vào hình ảnh vệ tinh cho thấy, từ cuối tháng 12/2023, Trung
Quốc đã triển khai 4 tàu chiến ở các khu vực chung quanh Yonaguni,
hòn đảo ở phía Tây, xa nhất của Nhật, và thuộc quyền quản lý của thành phố
Okinawa. Một chiếc thứ nhì neo đậu giữa đảo Yonaguni với Philippines. Hai chiếc
cuối cùng được bố trí ở khu vực phía bắc và tây bắc Đài Loan.
Ngoài
ra, nhật báo Yomiuri còn chú ý đến « sự hiện diện gần như thường
trực » của Hải Quân Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh
gọi là quần đảo Điếu Ngư. Sự hiện diện « liên tục » đó được
hiểu như là Trung Quốc « sẵn sàng huy động tàu chiến đến sát biên
giới Vùng Nhận Dạng Phòng Không » mà Bắc Kinh đã đơn phương áp
đặt trong khu vực Biển Hoa Đông từ 2013.
Điều
khiến Tokyo quan ngại hơn cả là cho tới nay, Bắc Kinh luôn tuyên bố
sẵn sàng thôn tính Đài Loan kể cả bằng sức mạnh quân sự, đồng thời Trung Quốc
khẳng định chủ quyền với quần đảo Senkaku. Có nghĩa là trong trường hợp
đó, Senkaku cũng có thể sẽ bị lôi vào vòng xoáy chiến tranh, như một số
nhà quan sát Nhật Bản lo ngại. Phải chăng vì lẽ này mà báo mạng chuyên về
thông tin quân sự Intelligence on line của Pháp (ngày 13/12/2023) tiết lộ « tình
báo quân sự Đài Loan đã ngầm cầu viện các đối tác Nhật Bản hỗ trợ trong công
tác giám sát biển » ?
Tham vọng
« thống lĩnh biển cả » của Trung Quốc
Theo
như phân tích của tờ báo Nhật Yomiuri, Trung Quốc đang áp dụng chính sách « phong
tỏa » khu vực từ eo biển Đài Loan ra đến Biển Hoa Đông, ngăn
chặn mọi hoạt động quân sự của các quốc gia khác trong vùng biển này. Chủ yếu
là họ nhắm tới các hoạt động của Hải Quân Mỹ len lỏi vào chuỗi đảo
đầu tiên, trải dài từ quần đảo của Nhật Bản Ryukyu (phía tây Thái Bình Dương
với Biển Hoa Đông) đến gần Đài Loan và xích xuống sâu hơn ở phía nam đến gần
luôn cả Philippines. Chính vì thế mà nhiều tàu chiến của Trung Quốc hầu như
được triển khai dọc theo lằn ranh vùng nhận dạng phòng không ADIZ và quanh Đài
Loan.
Việc triển
khai các tàu nói trên cho thấy Trung Quốc đang dồn dập gia tăng các hoạt
động trên biển. Một chuyên gia về an ninh và quốc phòng thuộc Viện Nghiên Cứu
Đài Loan được một tờ báo Singapore (Lianhe Zaobao) trích dẫn khẳng định :
Trung Quốc không chỉ muốn chứng minh là một siêu cường trên bộ, mà còn đang có
tham vọng trở thành một cường quốc « thống lĩnh biển cả »,
kiểm soát toàn bộ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông và luôn cả eo biển Đài Loan.
Mục tiêu của ông Tập Cận Bình là biến những khu vực đó thành « những
vùng chủ quyền tuyệt đối » của Bắc Kinh.
Thêm
vào đó là Trung Quốc « từ rất lâu nay đã kiên nhẫn chuẩn bị cho kế
hoạch này và giờ đây thì đang mở rộng thêm sức mạnh quân sự ra đến tận Biển Hoa
Đông và với luôn cả Nhật Bản ». Cho nên, theo chuyên gia Đài Loan
được báo Singapore trích dẫn, căng thẳng giữa Trung Quốc với
Nhật Bản sẽ còn gia tăng.
Tương
tự như vậy, những tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng sẽ thách thức
bang giao giữa ông khổng lồ châu Á này với Philippines.
Trong bối cảnh đó, từ 2023, Nhật Bản và Philippines đã đẩy
mạnh hợp tác an ninh, đặc biệt là cho phép Manila và Tokyo « điều
quân sang lãnh thổ của nhau ».
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - PHILIPPINES
Việt
Nam, Philippines tăng cường hợp tác an ninh Biển Đông để đối phó Trung Quốc
PHÂN
TÍCH
Trung
Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ : Ba « cứu tinh » lớn cho nền kinh tế Nga
PHILIPPINES
- TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG
Biển
Đông : Philippines lo ngại về hoạt động của đội tàu Trung Quốc
No comments:
Post a Comment