Tây
Nguyên, miền đất bất yên
Tưởng Năng Tiến
01/02/2024
https://baotiengdan.com/2024/02/01/tay-nguyen-mien-dat-bat-yen/
Về binh
nghiệp của Tả Quân Lê Văn Duyệt, Wikipedia tiếng Việt có ghi nhận sự kiện
sau: “Năm 1808, lại sai Lê Văn Duyệt mang quân đến Đá Vách. Thấy Phó quản cơ
Lê Quốc Huy, vì nhiễu hại quá, nên dân mới nổi dậy. Lê Văn Duyệt bèn xin lệnh
chém này, từ đó Quảng Nghĩa lại được yên”.
Sao mà
ổng “dẹp loạn” lẹ làng, gọn gàng, dễ dàng dữ vậy cà? Nó dễ tới
cỡ khiến cho hậu thế hả hê và (lắm kẻ) không khỏi ngỡ ngàng, cùng
với ít nhiều … nghi ngại! Tôi thuộc loại đa nghi nên muốn tìm hiểu xem
Wikipedia đã lấy sử liệu từ đâu về cái vụ “chém chết viên quan nhiễu
hại” này?
Đọc Quốc
Triều Chính Biên Toát Yếu (Quyển II) thì thấy có chi tiết hơi
khang khác: “Năm Mậu Thìn thứ VII (1808) … lại sai Lê Văn Duyệt đánh giặc mọi.
Lúc ấy mọi khổ vì Phó quản cơ Lê Quốc Huy nhiễu hại quá, cho nên làm phản, Duyệt
xét được việc ấy, bắt Quốc Huy tâu xin chém, quân mọi liền ra đầu hàng”.
Như thế,
rất có thể là do “lỗi thằng đánh máy” nên Wikipedia đã ghi sai là
“dân mới nổi dậy”. Chắc là “dân mọi nổi
dậy” mới đúng!
Vũ Man Tạp Lục Thư của
Ôn Khê Nguyễn Tấn (bản do Nguyễn Đức Cung sưu tầm, khảo cứu, phiên âm và
chú thích) cũng ghi chép gần như thế nhưng bằng thứ ngôn từ văn minh
và nền nã hơn nhiều:
“Công
cuộc bình định Cao nguyên của tiền nhân đã không hề đơn giản: Tả quân Lê Văn
Duyệt, người được tín nhiệm nhất; người đã dùng uy lực thu phục được các bộ lạc
Thượng hung dữ nhất, vào tháng Giêng năm Mậu Thìn, 1808, đã chém đầu Phó quản
cơ Lê Quốc Huy khi ông này sách nhiễu quá đáng khiến người Thượng nổi loạn”.
Tôi chưa
có dịp được xem Vũ Man Tạp Lục Thư và chỉ được đọc
đoạn văn thượng dẫn trong một status ngắn (“Chém Đầu Viên Quan Sách Nhiễu Khiến Người Thượng Nổi
Loạn”) của nhà báo Trương Huy San, xuất hiện nơi trang Facebook
của ông vào hôm 26/09/2023.
Bên
dưới status này là đôi ba lời bình rất … đắt:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-1.png
– Yen Vu: “Rối loạn Tây nguyên xét cho cùng, cũng do người
Kinh gây ra hết … em nói thật”.
– Hoàng Phi: “Tây Nguyên bất ổn mấy năm nay không biết đem
ông nào ra chém đây”?
Nếu học
được theo gương trị an của Triều Nguyễn, Hà Nội (chắc chắn) cũng đã
phải chém ít nhất vài chục quan chức của họ ở Tây Nguyên. Hãy xem
lại đôi ba sự việc nghiêm trọng, đã làm xáo trộn đời sống ở vùng
đất này, từ hai thập niên qua.
Ngày 6
tháng 9 năm 2002, hãng thông tấn AFP loan tin, Việt Nam đã bắt giữ khoảng 30
người Thượng – sau khi họ tham dự vào một cuộc biểu tình phản đối chính phủ tại
làng Sao, huyện Madrak, thuộc tỉnh Dak Lak. Tuy nhiên, khi được hỏi về biến cố
này, ông Nguyễn Văn Lạng – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk – đã lắc đầu
quầy quậy:
“Làm gì
có biểu tình, bất ổn hay bắt bớ những người dân thiểu số trong thời gian gần
đây. Không, tuyệt đối là không có…” (“There have been no demonstration,
unrest or arrest of any ethnic minorities in recent days. No, absolute, not…”
– theo như tường thuật của AFP, vào ngày 6-9-2002, “Demonstrators Arrested in Vietnam’s Central Highlands”.)
Tưởng ai
xa lạ, chớ ông Lạng này thì tôi đã có lần nhìn thấy hình trên tờ Việt
Mercury (trang 44, số phát hành ngày 23-3-2001) khi ông ấy đang trả lời
phỏng vấn, về những biến động xảy ra ở Đắk Lắk – hồi tháng 2 năm 2001. Bữa đó
ông Lạng cũng nhún vai, bầy tỏ một thái độ (thản nhiên) tương tự: “Ðấy chẳng
qua chỉ là những vụ cãi vã giản dị về văn khế đất đai tại hai ngôi làng mà
thôi… Con số của người biểu tình đã tăng lên là do sự thổi phồng của những tay
cực đoan phản cách mạng!”
Cái
được ông Nguyễn Văn Lạng mô tả là “những vụ cãi vã giản dị… giữa hai ngôi
làng”, theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy khác, gồm “nhiều ngàn nông dân đã sử
dụng vũ khí – phần lớn là cuốc xẻng và dao rựa – để đấu tranh chống lại sự thối
nát của của đảng Cộng sản và những chính sách của chính phủ về chuyện đất đai.
(Nguyên văn: “Credible reports suggest that several thousand peasants took
up arms – mostly shovels, hoes and machetes – to do battle over Communist Party
corruption and government policies on land use”, theo như tường thuật của
Mark Mc Donald “Peasants Battling Hanoi Over Land In Central Highlands Fight
Over Premier Coffee-Growing Region Taking On Political And Religious
Overtones”, trên San Jose Mercury News, hôm 26-2-2001).
Sau đó, ai
cũng biết là Hà Nội phải huy động cả lực lượng công an cũng như bộ đội và đã sử
dụng đến trực thăng để uy hiếp và truy lùng những kẻ đã tham dự vào “những vụ
cãi vã giản dị” này. Hàng trăm người Thượng đã bị bắt giữ, hàng ngàn người khác
đã bị truy nã. Họ đã chạy sang Cao Miên xin tị nạn.
Tuy thế,
ông Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk không bị xử tử, xử chém (hay
khiển trách gì ráo) mà còn được báo chí quốc doanh vinh danh là vị
lãnh đạo “xử lý bạo loạn bản lĩnh” nữa cơ. Bởi thế,
vài năm sau, máu lại đổ ở Tây Nguyên vào Lễ Phục Sinh (hôm 10 và
11-4-2004) nên thường được gọi là cuộc Thảm Sát Phục Sinh.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/02/1-2.png
Người dân
căng biểu ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Êđê đòi trả đất – RFA 2022.05.31
Phát ngôn
nhân của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Lê Dũng (tất nhiên) lại chối: “Việt Nam cực
lực bác bỏ tin của tổ chức Human Rights Watch nói rằng một số người biểu tình
đã bị ‘đánh đến chết’ ngày 10-4 ở đường Phan Chu Trinh, bên ngoài Buôn Ma Thuột
trong các cuộc biểu tình cuối tuần qua”.
Cứ chối hết,
chối liền, chối ngay, chối bay, chối biến, chối phăng, chối phắt,
chối đây đẩy, chối nằng nặc, chối bai bải, chối quầy quậy, chối tuốt luốt …
là kể như huề cả làng thôi! Tuy “huề” thiệt nhưng không “huề” luôn, và
cũng chẳng “huề” lâu.
Đến năm
2011 thì xảy ra biến cố khác, với sự tham dự của bảy ngàn người dân bản địa H’mong, ở huyện Mường
Nhé – tỉnh Điện Biên. Hậu quả được Wikipedia ghi nhận như sau: “Vào thời điểm vụ
biểu tình xảy ra, theo hãng thông tấn DPA của Đức, đã có ít nhất
40 người biểu tình được cho là thủ lĩnh của người H’Mông ở Điện Biên đã bị công
an bắt, trong đó có ít nhất 3 em nhỏ đã chết.
Trong
khi đó, Trung tâm Phân tích Chính sách Công (CPPA) tại Washington DC ngày 9
tháng 5 năm 2011 ra thông cáo báo chí cho rằng, đã có ít nhất 63 người chết và
hơn 1.000 người H’Mông chạy thoát vào rừng trong khoảng thời gian từ ngày 30
tháng 4 năm 2011 đến ngày 9 tháng 5 năm 2011 – khi vụ biểu tình kết thúc. Tuy
nhiên, về phía công an giám sát vụ việc, đã không có thương vong hay bạo lực gì
được gây ra bởi các người dân/ công an trong suốt thời gian vụ biểu tình diễn
ra”.
Về sự
kiện này, trang Bauxite Việt Nam có nhận xét ngắn gọn nhưng vô cùng
chính xác (tôi tiếc là không nhớ được nguyên văn) là … nếu thay thế
hai từ Điện Biên bằng Tây Nguyên thì kịch bản xảy ra giống nhau y hệt!
Chớ
nào có khác gì đâu. Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề
thôi: Đất đai, tôn giáo, chủng tộc … Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng
đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man, tàn bạo. Ở đâu giới quan chức
cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì
xét xử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung)
e sẽ còn dài – nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại.
No comments:
Post a Comment