Sunday, February 4, 2024

“NƯỚC NAM MỘT THƯỞ” (Dương Trung Quốc)

 



“NƯỚC NAM MỘT THƯỞ”

Dương Trung Quốc

31-1-2024  02:05  

https://www.facebook.com/quocxuanay/posts/pfbid0UTFnhyuanqDnQHo1iEBvtWyBZHjvsYXskfbSFrVvM4aznPKBDjgw7FVzWy9ZVgcYl

 

Là tên một cuốn sách mới vừa được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 cho ra mắt trước Tết Giáp Thìn. Đó là một tập hợp 38 bài viết ngắn gọn nhưng giàu chất khảo cứu được tuyển chọn trên các nguồn sách báo hiện Trung tâm đang lưu giữ viết về đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam.

 

Cái “thuở” được dùng gọi tên sách chính là cái thời về chính trị ta đã mất nước, đã là thuộc địa của nước Pháp thực dân… Nhưng cũng trong cái bối cảnh khắc nghiệt ấy của lịch sử chính trị thì nền văn hoá của Dân tộc ta mà khi đó có thể bị diễn đạt một cách khá khinh thị là “bản địa’, “bản xứ” đã thể hiện sức sống của nó một cách đa diện: tự bảo tồn một cách kiên cường, dấn thân tiếp biến cùng nền văn minh của thiên hạ và của chính nước Pháp để hình thành một nền văn hoá mới gắn với khát vọng giải phóng dân tộc và hội nhập với thế giới hiện đại…Điều đó được dẫn dắt bởi những trí thức cấp tiến vừa thấm nhuần nền cổ học của dân tộc vừa được đào luyện trong nền Tân học mới mẻ . Đồng thời nó còn thu hút được cả những người Pháp thông thái khi đã nhận ra một nền văn hoá giàu bản sắc và sức sống của Dân tộc mà nước Pháp đang cai trị nhưng mãi mãi không thể thống trị bằng một sự đồng hoá từ bên ngoài, điều mà dân tộc ấy đã vượt qua được cả ngàn năm “Bắc thuộc” trước đó.…

 

Những điều to tát trên lại được diễn giải một cách rất dễ hiểu và hấp dẫn qua những bài báo, bài tiểu luận ngắn gọn cùng những hình thức minh hoạ rất sống động qua những chủ đề rất đời thường gắn với những phong tục, tập quán và lối sống. Ví như : tục ăn trầu, chơi diều, chọi gà chọi dế, cưới gả trong hôn nhân …cho đến phong thuỷ hay tục thờ cũng tổ tiên…Chủ đề những bài viết trong sách còn mở rộng đến những cái mới hình thành như các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng kiểu Tây phương ở Tam Đảo, Sapa, Bà Nà…cho đến dùng thuỷ phi cơ để tạo các tuyến du lịch trên lãnh thổ Đông Dương…cùng sự ra đời các thiết chế văn hoá mới như các bảo tàng, nhà thờ Thiên chúa giáo cũng như viết về những nhân vật có nhiều góc nhìn khác nhau như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Nguyễn Công Trứ…

 

Điều cần phải nói là tác giả của những bài viết này lại là những nhà văn hoá Việt- Pháp nổi tiếng thửở ấy như Nguyễn Văn Vĩnh, Ngô Quý Sơn, Bửu Trung, Nguyễn Xuân Chữ …và các học giả như L.Bezacier. G.Dumoutier, Docteur Duvigneau, J.Przyluski, G.Taboulet …đăng trên các tờ báo Pháp ngữ như “Indochine Illustré Hebdomadaire”, “Extrême Asia”, “Revue Indochinoise” …

 

Phát hành vào thời điểm này, “Nước Nam một Thuở” sẽ là món quà tinh thần bổ ích để đọc trong các ngày nghỉ Tết truyền thống và hy vọng Trung tâm Lưu trữ 1 sẽ tiếp tục tuyển chọn các bài viết có giá trị để ra tiếp những tập tiếp theo, góp phần làm sâu sắc thêm nhận thức nền văn hoá dân tộc “một thuở” ngày càng xa về thời gian nhưng cũng lại càng gần với nhu cầu nhận thức của công chúng…Tôi có may mắn được Trung tâm mời viết “lời giới thiệu” tới bạn đọc.

 

Đầu Xuân Mới, mời các fây hữu đọc bài đăng ở đầu sách của học giả Nguyễn Văn Vĩnh có nhan đề “Ngày đầu năm mới của người An Nam”. QXN

 

HÌNH :

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=418388893951475&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=418389247284773&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=418389213951443&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=418388933951471&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=418388970618134&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=418389170618114&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=418389020618129&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=418389050618126&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=418389090618122&set=pcb.418388487284849

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=418389127284785&set=pcb.418388487284849

 

.

13 BÌNH LUẬN  





No comments: