Một số nhận thức nhầm về đảng
và Mác – Lênin (Phần 2)
Nguyễn Đình Cống
29/12/2022
https://baotiengdan.com/2022/12/29/mot-so-nhan-thuc-nham-ve-dang-va-mac-lenin-phan-2/
Tiếp theo phần 1
4. Đảng và dân tộc
Có ý cho rằng
đảng từ dân tộc sinh ra. Nói điều này là dựa trên việc gần như toàn bộ đảng
viên là người Việt. Đó là một nhận thức nhầm. Đảng Cộng sản là một tổ chức ngoại
nhập. Trước nó đã có những tôn giáo và học thuyết ngoại nhập như Đạo Phật, Đạo
Thiên Chúa, Đạo Nho, Đạo Lão…
Khi ví dân
tộc Việt như một cây chủ thì ĐCSVN như cành tầm gửi bám vào cây đó, và rồi từ vị
thế sống dựa, tầm gửi dần dần biến thành thống trị nhờ việc chiếm được ngọn cây
và cắm chặt được các nốt hút vào thân cây, khống chế toàn bộ cành và lá cây.
Sau 80 năm
bị đô hộ, nhiều người Việt yêu nước khát khao được đấu tranh giành độc lập. Những
người truyền bá CS đã biết lợi dụng điều đó. Họ tuyên bố sẽ đi đầu và lãnh đạo
cuộc đấu tranh này, vì thế lôi kéo được nhiều người ưu tú vào tổ chức.
Thực ra đấu
tranh giành độc lập và sau này là thống nhất đất nước chỉ là mục tiêu trước mắt,
tạm thời của CSVN. Mục đích chính, lâu dài của CS (CS thế giới, cũng như CSVN)
là nắm được chính quyền trong tất cả các nước (trước mắt là trong một số nước)
nhằm thiết lập chế độ vô sản chuyên chính để thực hiện chủ thuyết do Mác vạch
ra về thế giới đại đồng, do vô sản làm chủ. Độc lập và thống nhất là cho đảng
chứ không phải cho dân.
Khi chưa có
chính quyền họ vận động nhân dân đóng góp tài sản, sức lực, xương máu để giúp họ
giành cho được chính quyền. Ngoài mồm họ nói vì độc lập, thống nhất, nhưng sâu
xa họ nghĩ đến sự thống trị trên toàn cõi. Khi đã ở vị trí thống trị, họ vẫn
nói chính quyền của dân, nhưng trong đầu họ kiên định chính quyền là của đảng.
Họ tạo ra
Quốc hội đảng cử dân bầu. Họ kiên quyết bảo vệ sự thống trị bằng mọi cách, sẵn
sàng kết tội những ai dám phê phán, phản biện việc làm sai trái của chính quyền,
họ trừng phạt người ta bằng việc vu cho những người đó là ‘thế lực thù địch’,
chống chế độ rồi bắt bỏ tù hoặc đuổi sang nước khác. Họ tạo ra những nhóm lợi
ích để chia chác quyền và lợi chiếm được. Họ tuyên truyền rằng, ngoài lợi ích của
dân tộc họ không còn lợi ích nào khác. Đó là lời nói dối trắng trợn mà chỉ những
người quá ngu muội mới bị họ lừa.
Tại các đại
hội đảng họ đặt ra những chỉ tiêu về phát triển kinh tế. Đặt như vậy chỉ là trò
hình thức, duy ý chí còn sót lại từ nền kinh tế theo kế hoạch chứ thực tế chẳng
có ý nghĩa gì trong nền kinh tế thị trường. Đề ra các chỉ tiêu chủ yếu để chứng
tỏ đảng quan tâm đến phát triển kinh tế. Nhiều người nhận nhầm rằng, như thế là
đảng thực sự chăm lo đến đời sống nhân dân. Thực ra thì không phải. Nói đảng
chăm lo đến dân chỉ là cái che đậy. Đảng sống và hoạt động chủ yếu dựa vào ngân
sách, nghĩa là dựa vào tiền thuế của dân. Dân có phát triển, đóng thuế thì đảng
mới có nhiều tiền để tiêu xài, quan chức mới có của để tham nhũng. Hình như tiền
ngân sách chi cho đảng là bí mật quốc gia mà Quốc hội và chủ tịch nước cũng
không được biết.
Người ta ra
sức tuyên truyền, tẩy não để mọi người cho rằng đảng đứng trên cả dân tộc. Thà
chịu mất nước chứ không để mất đảng.
Nghe đồn rằng,
tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh từng nói, Việt Nam theo Trung cộng có thể mất
nước nhưng giữ được đảng. Sẽ là quá ngu khi một người dân nghĩ như vậy.
Nhiều người
nghĩ rằng, mặc dù Chủ nghĩa Mác – Lê nin (CNML) phạm sai lầm cơ bản, nhưng dù
sao dân tộc Việt Nam cũng đã nhờ nó mà có những thắng lợi trong hai cuộc chiến
tranh (chống Pháp và nội chiến). Chưa bàn đến bản chất của chiến tranh, lợi và
hại của nó, có thể tránh được hay không và tránh bằng cách nào. Cứ tạm xem rằng
chiến tranh là tất yếu và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thắng lợi. Suy luận như
sau: VNDCCH do ĐCS vận dụng CNML để lãnh đạo, đạt thắng lợi. Vậy rõ ràng có thắng
lợi là nhờ CNML. Suy luận như vậy tưởng là chặt chẽ, nhưng thật ra nó ẩn chứa
ngụy biện tinh vi. Cho rằng nhờ CNML thì cụ thể nhờ vào cái gì của nó và vận dụng
như thế nào.
Hỡi những
người có lương tri! Hãy dẹp bỏ mọi lời truyên truyền một chiều, dẹp bỏ mọi điều
đã bị nhồi sọ. Hãy suy nghĩ bằng đầu óc tỉnh táo của mình, không bị chi phối bởi
bất kỳ ai, bất kỳ cái gì, rồi trả lời câu hỏi rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thắng
trong chiến tranh vừa qua nhờ cái gì của CNML?
Tôi đã suy
nghĩ nhiều và rút ra kết luận là không nhờ cái gì trực tiếp của CNML cả. Thế nhờ
vào cái gì? Sai lạc chủ yếu là nhờ vào lòng yêu nước, đức hy sinh của đại bộ phận
nhân dân, nhờ khả năng chỉ đạo tài tình, khôn khéo của các tướng lĩnh quân đội,
mà khả năng đó là từ truyền thống chống ngoại xâm của ông cha, từ phẩm chất tự
có của họ chứ không liên quan gì đến CS và CNML. Từ đó nhân dân có được lòng
tin vào chiến thắng. Ngoài ra là nhờ vào sự giúp đỡ của bè bạn năm châu, đặc biệt
là Liên xô, Trung quốc và phe XHCN.
Riêng trong
cuộc nội chiến Bắc – Nam mà quân Mỹ vào giúp Việt Nam Cộng Hòa nhằm ngăn chặn họa
cộng sản thì ĐCSVN nhờ kích động tinh thần dân tộc, khi tuyên truyền rằng
Mỹ xâm lược nước ta, bắt dân ta làm nô lệ, nên kêu gọi mọi người đứng lên “chống
Mỹ cứu nước”. Toàn dân đã được tuyên truyền sai lạc và nhầm mà nghe
theo.
Có ý kiến
cho rằng Liên Xô, Trung Quốc, phe XHCN giúp VNDCCH vì theo CNML, cùng ý thức hệ.
Điều này đúng một phần nhỏ và là gián tiếp. Các nước giúp VNDCCH chủ yếu vì
nhân đạo. Riêng Trung Quốc, họ giúp VN rất nhiều nhưng không phải với chân tình
trong sáng mà với nhiều mưu mô, lợi dụng. Liên Xô giúp cũng không phải là VN
theo CNML mà chủ yếu là để VN làm xung kích cho phe XHCN.
Thế trong
lúc tiến hành chiến tranh, VNDCCH có thực hiện những điều gì của CNML hay
không. Có thực hiện một số điều vì chịu áp lực của Nga Xô và Trung Cộng. Lãnh đạo
VNDCCH phải nghe theo họ, chịu sự chi phối của họ để nhận viện trợ mà tiếp tục
chiến tranh. Nhưng thực hiện CNML thì càng đẩy dân tộc vào tai họa. Đó là cải
cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư nhân, lập
các tập đoàn kinh tế nhà nước. Rồi vì để thực hiện CNML, cần kiên trì ý thức hệ
và ghi sâu thù hận giai cấp mà giam cầm oan trái hàng trăm vạn người của bên
thua cuộc, mà đẩy hàng triệu người bỏ nước ra đi trong những điều kiện éo le,
khắc nghiệt, tạo ra vết thương lớn của dân tộc, rất khó hàn gắn.
Một điều nhầm
từ truyền thông lan rộng ra toàn quốc là gán cho đảng việc mà họ không làm bao
giờ. Đó là khen tặng. Mỗi lần đưa tin các đơn vị, cá nhân được tặng huân chương,
danh hiệu cao quý, giải thưởng lớn, thông tin đại chúng thường trình bày là được
Đảng và Nhà nước trao tặng. Tôi đã tìm hiểu và tin rằng trong việc này, về pháp
lý, về văn bản chính thức thì Đảng không tham dự. Thí dụ trong quyết định của
chủ tịch nước về khen tặng không có một căn cứ nào từ phía Đảng.
Thế thì kể
Đảng vào cùng Nhà nước để làm gì? Phải chăng là để cho oai, cho người nhận và
toàn dân phải ghi nhớ công ơn Đảng? Có người phản biện, cho rằng Đảng lãnh đạo
toàn diện nên thực tế việc khen thưởng cũng phải được lãnh đạo của Đảng xét duyệt.
Đó có thể là sự thật, nhưng thiếu thuyết phục. Nếu việc xét khen thưởng phải được
sự đồng ý của Đảng thì trong quyết định nên ghi thêm câu “Được sự đồng ý của
ông/ bà X Y bên Đảng”. Nhưng không thể viết, vì như vậy sẽ lộ rõ bộ mặt của chủ
tịch nước là không có thực quyền. Đây là một nghịch lý khó khắc phục. Đã thế
thì tốt nhất là đừng nhắc đến.
5. Nhầm của lãnh đạo
Những việc
sau đây, lãnh đạo cấp cao vẫn truyền dạy cho cấp dưới, vì vậy xem là họ nhầm.
Có khá nhiều, chỉ xin tạm trình bày năm việc.
Đầu tiên là vai trò và tổ chức đảng. Về điều này, đã viết một
đoạn ở mục 1, đó là nhầm của nhiều người, mục này viết về nhầm của lãnh đạo.
Từ điển Tiếng
Việt định nghĩa: Đảng là nhóm người kết với nhau để hoạt động đối lập với những
người hoặc nhóm người có quan điểm hoặc mục đích khác với mình.
Có thể chia
đảng là một tổ chức xã hội dân sự ra hai loại: đảng chính trị và đảng cách mạng.
Nhóm người được nói đến cần có chung quan điểm, cùng mục đích là chủ yếu. Tùy
vào đặc điểm của từng đảng mà có thể thêm vào vài tiêu chuẩn nào đó.
ĐCS nói
chung là đảng cách mạng kiểu mới của vô sản theo tiêu chuẩn do Lênin vạch ra.
Tuy vậy trong quá trình tồn tại và phát triển nhiều ĐCS đã có những thay đổi cơ
bản về tổ chức và đường lối, một số không ít chuyển thành đảng chính trị, tham
gia vào hệ thống đa đảng.
Điều lệ ĐCS
Liên Xô trước năm 1956 viết rằng, Đảng CS là của giai cấp công nhân. Khi
Khrushchev (TBT từ năm 1956) sửa rằng, ĐCS Liên Xô là đảng của toàn dân thì bị
phản đối, bị chửi rủa, cho là tên xét lại nguy hiểm. Càng ngày càng rõ rằng
ĐCSVN thực chất không phải là đảng của giai cấp công nhân mà chỉ là theo mô
hình đó, nhưng trong điều lệ cứ cố giữ và đưa ra định nghĩa: “Đảng cộng sản
Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của
toàn thể dân tộc Viêt Nam”.
Định nghĩa
như vậy đã tách công nhân ra khỏi nhân dân lao động, tách cả công nhân và nhân
dân lao động ra khỏi toàn thể dân tộc. Định nghĩa như vậy là ngụy biện, không
đúng thực tế, nhưng lãnh đạo ĐCSVN vẫn cố giữ và bắt toàn đảng công nhận. Chỗ
này, nếu cho như thế là đúng thì phải chăng đã phạm lỗi vô minh. Khi tự biết là
sai mà cố giữ thì phải chăng là dối trá. Hình như giữ như vậy chỉ để làm hài
lòng một vài người cố chấp, bảo thủ, mê muội.
Trong khi
ĐCSVN cố giữ cho bằng được “đội tiên phong của giai cấp” thì Trung Cộng, từ năm
2002 đã vứt bỏ nó và thay bằng thuyết ba đại diện. ĐCS Trung quốc là đại diện
cho: Lực lượng sản xuất tiên tiến, Nền văn hóa tiên tiến và Lợi ích của nhân
dân Trung Quốc.
Thứ hai là nguyên tắc tập trung dân chủ. Văn kiện của đảng
viết rằng, Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của
đảng, là nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa tập
trung và dân chủ.
Thực hiện
nguyên tắc này như sau: Ở cuộc họp tổ chức đảng cơ sở đảng viên có quyền phát
biểu, đề đạt ý kiến. Đó là dân chủ. Các ý kiến được gửi lên cấp trên, cấp trên
nữa cho đến Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Đó là tập trung. Nguyên tắc rõ ràng,
nhưng cách làm linh động. Mỗi một lần tập trung là một lần sàng lọc, chỉ giữ lại
những thứ trên sàng, mà càng lên cao thì lỗ sàng càng rộng, chỉ còn lại những
điều mà cấp trên thích nghe chứ không được để sót lại thứ không thích nghe, mặc
dầu rất cần nghe. Như thế phải chăng không có đối lập giữa tập trung và dân chủ.
Thực chất dùng nguyên tắc này để loại bỏ hết mọi ý kiến của đảng viên không vừa
ý cấp trên. Và nếu lãnh đạo hiểu đúng như vậy thì không phải họ bị nhầm mà cố
tình lừa dối.
Thứ ba là dùng vũ khí phê bình và tự phê bình. Một thứ vũ
khí không biết ban đầu sắc bén đến đâu, hiệu quả cỡ nào, nhưng bây giờ đã bị mẻ,
bị cùn, thế mà vẫn được ca ngợi hết lời là rất tốt, vẫn được đưa ra để doạ
nhau.
Tự phê bình
khác với tự tu dưỡng. Rất nên đề cao việc tự tu dưỡng và tự do ngôn luận với những
phản biện, phê phán của công luận.
Thứ tư là tổ chức thi đua. Phong trào thi đua yêu nước được
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động năm 1948 với mục đích diệt giặc đói, diệt giặc dốt
và diệt giặc ngoại xâm. Phong trào đã có tác dụng rất to lớn bằng việc động
viên tinh thần mọi người, mọi nhà, mọi ngành. Từ phong trào đã bình bầu và khen
thưởng nhiều cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc, phong tặng danh hiệu anh
hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc. Tuy vậy, càng về sau trong phong trào càng xuất
hiện một số tiêu cực mà nhiều người thấy rõ, đặc biệt là để được khen thưởng mà
sinh ra việc chạy theo thành tích dỏm với nhiều thủ đoạn dối trá. Nhà nước tạo
ra danh hiệu gì thì người ta cố “chạy” cho được danh hiệu đó. Mặt trái của thi
đua thể hiện rõ nhất, gây ra tai họa nhiều nhất trong các trường học phổ thông.
Trong khi
kinh tế còn khó khăn, thi đua là biện pháp có hiệu quả động viên tinh thần để
người ta làm tốt công việc. Để đánh giá cần dựa vào sự bình bầu của tập thể và
xét duyệt của các Ban Thi đua. Nhưng thi đua không phải là biện pháp tốt nhất.
Khi nền kinh tế đã phát triển thì biện pháp chủ yếu để kích thích người lao động
bình thường là trả công xứng đáng theo kết quả công việc. Nhưng để làm được việc
này cần có người đánh giá có trình độ, có lương tâm. Trong các cơ sở tư nhân,
đó là các ông chủ giỏi. Trong các cơ sở nhà nước, đó phải là các thủ trưởng giỏi
và có quyền. Nhưng gặp vấn nạn là thủ trưởng như vậy quá hiếm.
Xét về hiệu
quả thì thi đua ngày nay lợi ít hại nhiều, đáng dẹp bỏ từ lâu, nhưng lãnh đạo đảng
lại tìm cách mở rộng, không những là phong trào mà trở thành thường xuyên, có
luật đàng hoàng. Phải chăng trong các tổ chức nhà nước, không có ai đánh giá được
kết quả công việc của cán bộ, công nhân viên, không ai có thể trả lương hoặc
thưởng dựa vào kết quả công việc nên buộc phải duy trì thi đua để dùng tập thể
bình bầu.
Đây là một
giải pháp kém trí tuệ, vì rằng còn duy trì thi đua thì có thể không cần tìm và
vận dụng biện pháp khác hiệu quả cao hơn, (thậm chí còn cản trở các việc đó).
Các lãnh đạo cao cấp không thể nghĩ ra được cái gì hay hơn thi đua, đành ôm lấy
nó. Họ không chịu nhìn ra thế giới. Nhưng phải chăng đang có một số người cố
duy trì thi đua vì lợi ích cá nhân. Còn phần lớn các cơ sở tổ chức thi đua là
phải làm theo chỉ thị của cấp trên, dù có nghĩ ra cách hay hơn cũng không dám
làm.
Trước khi
tìm ra cách có thể thực hiện trả lương theo kết quả công việc thì nên tạm để
cho các đơn vị cơ sở tự chọn hình thức động viên mà không bắt buộc phải thi
đua. Rất nhiều nước chẳng có thi đua mà xã hội vẫn ổn định và phát triển tốt, đặc
biệt về văn hóa, giáo dục, đạo đức.
Thứ năm là lồng nhốt quyền lực. Đây lại là một nhận thức
ngô nghê, non kém. Ở đoạn trên đã viết sơ qua. Cái cần nhốt, cần hạn chế không
phải là quyền lực mà là sự lạm dụng nó. Lạm dụng quyền để tham nhũng, để thực
hiện ‘cửa quyền’. Đó là những tật xấu, là tội ác của những tên cơ hội đã được
thế lực trên cao lựa chọn, nâng đỡ, bằng quy hoạch, chống lưng, chia chác của
phi nghĩa chiếm được. Với những người trung thực, liêm chính, tài năng, sáng tạo
thì tại sao phải nhốt quyền của họ, trái lại cần tạo cho họ mở rộng quyền lực.
Đó là sự ủy quyền, sự phân quyền trong những tổ chức mạnh.
Người ta
nghĩ ra “Lồng nhốt quyền lực” và cho rằng đó là sản phẩm của một đầu óc sáng tạo,
rồi thi nhau ca ngợi, tâng bốc, họ cố tình không chịu nghe, không chịu học để
biết rằng thế giới đã tìm ra biện pháp ngăn chặn, hạn chế sự lạm dụng quyền lực
đã trên hai trăm năm nay và bây giờ gần khắp thế giới vẫn dùng có hiệu quả. Đó
là cơ chế Tam quyền phân lập.
Viết đến
đây, tôi bỗng liên hệ tới Định luật về Entropy của Nhiệt động học. Entropy là sự
rối loạn, sự mất trật tự. Định luật nói rằng: “Trong một hệ vật lý khép kín thì
Entropy tăng theo thời gian”. Định luật nói rõ là Hệ Vật lý, nhưng tôi liên tưởng
đến tổ chức chính trị-xã hội. Một tổ chức chính trị mà khép kín (không nhận sự
phản biện từ ngoài) thì Entropy cũng tăng theo thời gian. Điều này nếu đúng thì
chắc rằng các lãnh đạo của đảng không thể dự đoán, không thể biết trước. Mà có
biết chắc cũng không chịu từ bỏ sự khép kín để níu giữ độc quyền.
Riêng chủ tịch
Hồ Chí Minh có chỗ nhầm về vai trò của mình và của ĐCSVN khi viết trong di
chúc, mong muốn ĐCSVN giúp ĐCS Liên Xô và Trung quốc giải quyết mâu thuẫn, củng
cố đoàn kết phe XHCN. Phải chăng đây là ảo tưởng.
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment