Wednesday, November 28, 2018

BIỂN DÔNG TUẦN QUA - TỪ 19/11 ĐẾN 25/11 (Nghiên Cứu Biển Đông)



Thứ ba, 27 Tháng 11 2018 18:06

Trung Quốc âm thầm xây dựng cấu trúc trên đá Bông Bay; Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa; Trung Quốc và Philippines ký MOU về Hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông; Máy bay B-52 của Mỹ tiếp tục bay qua Biển Đông; Hải quân Nga - Brunei diễn tập trên Biển Đông.

Động thái quốc gia

+ Trung Quốc:
Trung Quốc âm thầm xây dựng cấu trúc trên đá Bông Bay, Quần đảo Hoàng Sa. Hôm 20/11, Chương trình minh bạch biển (AMTI) thuộc CSIS, công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt một cấu trúc mới với mái che radar và các tấm pin năng lượng mặt trời trên đá Bom Bay (Bombay Reef). Báo cáo của AMTI nhấn mạnh đá Bông Bay nằm sát ngay các tuyến hàng hải quan trọng nối giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và có vị trí địa lý hết sức phù hợp đ lắp đặt hệ thống cảm biến giúp Trung Quốc tăng cường khả năng tiếp nhận sóng radar và thu thập thông tin tình báo trên tuyến hàng hải quan trọng Biển Đông. Báo cáo cũng đặt ra khả năng Trung Quốc cũng đang làm tương tự các cấu trúc khác trên Biển Đông.

Trung Quốc xoa dịu căng thẳng Mỹ - Trung tại Thượng đỉnh APEC. Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 19/11, trả lời câu hỏi Trung Quốc phản đối từ ngữ liên quan do Mỹ đ xuất trong dự thảo Tuyên bố chung của APEC, hai bên không nhượng bộ nhau, có phải Mỹ và Trung Quốc đang giành quyền lãnh đạo tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết: “Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC với thành ý, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu đ xuất biện pháp thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển, thể hiện rõ lập trường của Trung Quốc về quản trị kinh tế toàn cầu. Phát biểu của Trung Quốc không nhằm vào ai, cũng không thách thức ai nhưng Mỹ dự Hội nghị lần này với thái đ giận dữ, phát biểu và thái đ của Mỹ tất nhiên dẫn đến bất đồng, phá vỡ không khí hòa dịu của Hội nghị, không có lợi cho việc đạt nhận thức chung, triển khai hợp tác. Trung Quốc luôn cho rằng Thái Bình Dương rất rộng lớn, có đ chỗ cho hai nước Trung - Mỹ và các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Châu Á - Thái Bình Dương là nơi các nước cùng chung sống, không phải là chiến trường người được người mất. APEC là diễn đàn thúc đẩy hợp tác, không phải là nơi chỉ trích lẫn nhau, Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể cùng Trung Quốc, tôn trọng thực tế đa dạng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy hợp tác APEC trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng, cùng xây dựng đại gia đình Châu Á - Thái Bình Dương.”

+ Việt Nam:
Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông. Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 22/11, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Trà lên tiếng việc Trung Quốc xây dựng một cấu trúc mới trên đá Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa, “Việc Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đ trên biển Việt Nam - Trung Quốc và DOC năm 2002 giữa ASEAN - Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.” Về việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật xung quanh đảo Ba Bình, bà Nguyễn Phương Trà khẳng định: “Việc Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam tiếp tục tổ chức diễn tập bắn đạn thật vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình Biển Đông. Một lần nữa, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên và yêu cầu Đài Loan không tiến hành các hành động tương tự”. Về việc Trung Quốc và Philippines mới ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời: “Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác trên biển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Theo đó, hợp tác dầu khí giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai nước có chủ quyền và quyền chủ quyền theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”.

+ Philippines:
Philippines thừa nhận khó thực thi Phán quyết Biển Đông. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines ông Salvador Panelo cho hay, “Hiện tạiviệc thực thi phán quyết sẽ không giúp ích gì…trong khi đó, ai có thể thực thi phán quyết, không một thế lực nào trên trái đất có thể làm được điều này. Liên Hợp Quốc và Mỹ cũng không thểcó lẽ theo quan điểm của Tổng thống, điều chúng ta cần làm là đàm phán…đó là lý do tại sao chúng ta cần cơ chế đàm phán, đối thoại với họ, chúng ta cần có COC.” Ông Panelo lý giải tuyên bố gần đây của Tổng thống Duterte rằng Trung Quốc sở hữu Biển Đông, “Đó là thực tế tuy nhiên khi bạn chiếm một tài sản, điều đó không đồng nghĩa bạn sở hữu nó. Điều Tổng thống muốn nói là chúng ta cần kiềm chế bởi bất kỳ xung đột nào nảy sinh trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến chúng ta.” Về thỏa thuận thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc, ông Panelo cho hay, “Không quan trọng ai sẽ soạn thảo thỏa thuận đó, chúng tôi sẽ xem xét liệu điều đó có hợp pháp hay không, có làm lợi cho Philippines hay không. Chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá kỹ lưỡng.”
.........

Bản PDF tại đây



Tin cũ hơn:

·         Biển Đông Tuần Qua (từ 12/11-18/11) [20/11/2018 09:17]
·         Biển Đông Tuần Qua (từ 5/11-11/11) [13/11/2018 09:06]
·         Biển Đông Tuần Qua (từ 29/10-4/11) [06/11/2018 08:43]
·         Biển Đông Tuần Qua (từ 22/10-28/10) [30/10/2018 08:38]
·         Biển Đông Tuần Qua (từ 15/10-21/10) [22/10/2018 09:31]
·         Biển Đông Tuần Qua (từ 8/10-14/10) [16/10/2018 11:07]
·         Biển Đông Tuần Qua (từ 1/10-7/10) [09/10/2018 10:46]
·         Biển Đông Tuần Qua (từ 24/9-30/9) [02/10/2018 14:12]
·         Biển Đông Tuần Qua (từ 17/9-23/9) [25/09/2018 14:51]



-----------------------

XEM THÊM


VOA Tiếng Việt
29/11/2018

Công trình xây dựng mới của Trung Quốc ở một bãi san hô ngoài Biển Đông đã gây căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam sau một giai đoạn yên ắng và cũng có thể sẽ khiến Philippines phải lo lắng.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy mới đây Trung Quốc đã dựng một cấu trúc mới khiêm tốn trên bãi đá Bông Bay (Bombay Reef) vốn trước đây hầu như không xây dựng gì nhiều. Bãi đá này thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington cho biết trên trang web của họ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc xây dựng trên Đá Bông Bay. Việt Nam ‘yêu cầu Trung Quốc dừng ngay lập tức và không lặp lại những hành động tương tự và có đóng góp thực tế phát triển quan hệ hữu nghị,’ phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà được dẫn lời nói.

Hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc đã có xung đột về lãnh thổ trong hàng trăm năm qua và gần nhất là tranh chấp chủ quyền đối với Biển Đông. Bắc Kinh đã giành lấy quyền kiểm soát thực tế đối với quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa kể từ những năm 1970 mặc dù Việt Nam tuyên bố họ có chủ quyền với quần đảo này.

“Trung Quốc và Việt Nam đã giằng co xung quanh nhiều thực thể trên biển, cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem đây là dấu hiệu mới nhất trong loạt giằng co giữa hai nước,” Oh Ei Sun, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, nói.

Hà Nội lo lắng rằng Trung Quốc có thể mở rộng việc xây dựng từ Đảo Bông Bay ra các đảo đá và bãi san hô khác, do đó càng củng cố hơn quyền kiểm soát của họ, các học giả nhận định.

 “Điều đặc biệt ở đây là chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy Trung Quốc có kiểu xây dựng nhanh chóng và ít tác động như vậy,” ông Gregory Poling, giám đốc AMTI, cho biết.

Cấu trúc này, nhiều khả năng sẽ trợ giúp việc đi lại của tàu bè trên biển, chiếm diện tích 124 mét vuông, CSIS cho biết.

Bãi Bông Bay có chiều dài 17,6 km và chiều ngang gần 6 km. Ở giữa có một phá, theo dữ liệu của AMTI. Công trình duy nhất ở đây trước khi cấu trúc mới này được xây dựng là một ngọn hải đăng cũ kỹ.

Trung Quốc cũng đã xây dựng các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng đô thị ở nơi khác trên quần đảo Hoàng Sa mà hồi đầu năm họ nói rằng họ sẽ cho phép kinh doanh du lịch ra đảo. Các quan chức Trung Quốc đã làm tất cả những công việc này để đảm bảo cho tuyên bố chủ quyền của họ, các phân tích gia cho biết.

“Từ những gì mà chúng ta có thể thấy ở đây, Trung Quốc trước đây đã làm việc này và chúng ta phải chờ xem liệu nó có trở thành một đi trong một chuỗi các hành động hay không,” ông Tôn Vân, chuyên viên cao cấp Chương trình Đông Á tại Viện nghiên cứu Stimson ở Washington nhận định.

Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử thách thức sự nhẫn nại của nhau trên biển, nhất là khi mỗi bên thăm dò khí đốt ở những vùng biển mà bên kia tuyên bố có chủ quyền. Khi mối quan hệ xấu đi, họ thường làm giảm căng thẳng bằng cách gặp nhau trước hết qua kênh liên lạc của hai đảng Cộng sản, sau đó mới đến các quan chức gặp nhau.

Theo ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Australia, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mới vừa trở thành Chủ tịch nước hồi tháng 10, thường sử dụng kênh liên lạc trong đảng và kênh liên lạc nhà nước để làm việc với Trung Quốc khi cần thiết.

Nếu như việc xây dựng trên Bãi Bông Bay là một chỉ dấu thì Philippines có thể sẽ là nước kế tiếp đối đầu với việc mở rộng đảo của Trung Quốc, ông Poling ở CSIS nhận định. Bắc Kinh có thể sẽ áp dụng hình thức xây dựng này lên bãi cạn Scarborough mà Manila tuyên bố có chủ quyền nhưng hiện đang do Bắc Kinh kiểm soát.

“Hình thức xây dựng này có thể sẽ được lặp lại ở nơi khác như bãi cạn Scarborough chẳng hạn mà không phải quá tốn kém hay làm tổn hại danh tiếng nếu như Trung Quốc cho bồi đắp đảo ở quy mô lớn,” ông nói thêm.

------------------
Hồng Thủy
26/11/2018

Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ dưới đáy Biển Đông phục vụ các hoạt động quân sự và khoa học của tàu ngầm không người lái ở rãnh Manila.

South China Morning Post ngày 26/11 đưa tin, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ dưới đáy Biển Đông phục vụ các hoạt động quân sự và khoa học của tàu ngầm không người lái.

Một trung tâm như vậy có thể trở thành căn cứ đầu tiên của trí tuệ nhân tạo dưới đáy biển, đây là dự án được Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đưa ra trong tháng này sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Viện Nghiên cứu biển sâu Tam Á, Hải Nam hồi tháng Tư năm nay.

Tập Cận Bình đã kêu gọi các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc khi ông đến thăm cơ sở này rằng, họ hãy dám làm những điều gì chưa từng làm. 

Ông Tập Cận Bình nói: "Không có con đường nào dưới đáy biển sâu, chúng ta không cần phải đuổi theo ai, chúng ta chính là con đường."

Căn cứ dưới đáy biển sẽ là nơi trú ngụ của tàu ngầm không người lái, thường là phần sâu nhất của một vùng biển hay đại dương, những vực thẳm hình chữ V ở độ sâu từ 6 nghìn đến 11 nghìn mét.

Dự án này sẽ tiêu khoảng 160 triệu USD của người nộp thuế Trung Quốc, bằng một nửa chi phí xây dựng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới, FAST, ở tỉnh Quý Châu phía Tây Nam Trung Quốc.

Giống như một trạm không gian, khu phức hợp dưới đáy biển sẽ có nền tảng kết nối, các kĩ sư Trung Quốc sẽ phải phát triển các vật liệu chịu được áp lực rất lớn của nước ở độ sâu như vậy.

Một nhà khoa học tham gia dự án này nói với South China Morning Post:
"Đó là một thách thức, giống như xây dựng một căn cứ trên hành tinh khác cho các công dân rô bốt với trí thông minh nhân tạo. Nhưng công nghệ có thể thay đổi thế giới."

Các tàu ngầm rô bốt sẽ được điều động đi khảo sát đáy biển, ghi lại các hình thái của sự sống để lập danh mục cũng như thu thập các mẫu khoáng sản.

Là một phòng thí nghiệm khép kín, căn cứ ngầm sẽ phân tích các mẫu vật và gửi báo cáo về trung tâm trên đất liền. 

Căn cứ này sẽ phụ thuộc vào các loại cáp kết nối với 1 con tàu hoặc một trung tâm cung cấp năng lượng và thông tin liên lạc, còn các "bộ não" và cảm biến mạnh mẽ của nó sẽ thực hiện các nhiệm vụ tự động.

Cũng có những nhà khoa học khác hoài nghi tham vọng này của ông Tập Cận Bình, bởi chính trị và công nghệ đều mang lại những thách thức lớn.

Biển Đông có lẽ là tuyến hàng hải quốc tế tranh chấp nhiều nhất trên hành tinh này. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể chia sẻ dữ liệu và công nghệ với các nước láng giềng để tìm kiếm sự ủng hộ.

Có điều, tầng đáy biển sâu là môi trường rất khắc nghiệt với áp suất cao, sạt lở, động đất có thể đe dọa bất kỳ cấu trúc nào dưới đáy biển.

Điều này có nghĩa là chi phí của một chương trình tham vọng như vậy có thể vượt rất xa bất kỳ ước đoán nào.

Tiến sĩ Du Qinghai, một nhà khoa học tham gia dự án này cho rằng, xây dựng một căn cứ tàu ngầm rô bốt ở đáy biển sâu có thể khó khăn hơn cả việc xây dựng một trạm không gian, chưa có nước nào từng làm việc này.

Theo ông, phần lớn ngân sách dự án này sẽ được Trung Quốc sử dụng để phát triển công nghệ và vật liệu cực kỳ chắc chắn nhưng phải rất linh hoạt.

Giáo sư Yan Pin từ Phòng thí nghiệm địa chất biển và đại dương, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Trung Quốc tại Quảng Châu, cho biết, vị trí xây dựng căn cứ phải đủ sâu, nhưng các hoạt động địa chất không quá mạnh vì một vụ sạt lở hay núi lửa phun trào có thể phá hủy tất cả.

Nhà nghiên cứu này, người đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu địa tầng Biển Đông cho hay, Trung Quốc đang nhắm tới rãnh Manila. Đây là nơi duy nhất trên Biển Đông có độ sâu trên 5 nghìn mét.

Rãnh Manila cũng là nơi phần đông nam mảng lục địa Á - Âu tiếp nối với mảng Thái Bình Dương, tầng đáy biển sâu nhất của rãnh này khoảng 5,4 nghìn mét và có nhiều hoạt động núi lửa trong rãnh.

Đáng chú ý, rãnh Manila cũng nằm gần bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tay Philippines trong một sự cố tháng Tư năm 2012.

Yan Pin nói rằng, Trung Quốc và Philippines nên ngồi lại thảo luận với nhau, bởi cảnh báo sóng thần từ rãnh Manila có thể là một điểm chung lớn;

Dữ liệu do Trung Quốc thu thập được sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực, nó có thể cứu sống nhiều người.

Bắc Kinh cũng có kế hoạch xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông.

Nguồn:

Hồng Thủy







No comments: