Friday, November 30, 2018

VIỆT NAM ĐI DÂY GIỮA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG (Peter Pham | Forbes Magazine)




DCVOnline dịch
Posted on November 30, 2018 by editor  

Mới đây ở New York, trên đường đến một hội nghị đầu tư ở New Orleans, tôi đã ghé thăm cửa hàng Nike Soho mới ở Broadway, để mua một đôi giày thể thao mới.

Cửa hiệu Nike hàng đầu không chỉ là một cửa hàng – mà đó còn là một Disneyland của giày thể thao; chính tai họ nghe mắt họ thấy, suốt cả năm tầng lầu, khách hàng có thể chơi bóng rổ, chạy trên máy chạy bộ, hoặc ngay cả đá bóng, với những đôi giày họ thích.

Khi đi qua những hành làng lớn — chọn, quan sát và thử nhiều loại giày thể thao khác nhau – người ta sẽ thấy một chi tiết nhỏ, cứ lập đi lập lại:

Gần như đôi giày nào cũng đều có chữ ‘Made in Vietnam’ in ở nhãn bên trong.

Điều này nổi bật không chỉ vì toán chuyên viên của Oane Road đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì tôi không nhớ có khi nào mà nhãn hiệu của hãng sản xuất giày không phải là ‘Made in China’.

Mặc dù có thể Nike chưa có một cửa hàng hàng đầu ở Việt Nam, đầy cửa hàng giày ở đó và họ có đủ loại mặt hàng. Bguoofn: SHUTTERSTOCK

Trong hai đồ thị dưới đây, cả Nike và Adidas hiện nay đều đang có tỷ lệ sản xuất cao hơn ở Việt Nam, và cả hai công ty đều báo cáo tỷ lệ giày làm ở Việt Nam cao hơn số sản xuất ở Trung Quốc.

Nike hiện đang sản xuất hơn 45% giày của họ tại Việt Nam, với Adidas chạy theo sát. Puma đang tiếp tục cải tổ xưởng sản xuất của ho và có hơn 30% sản phẩm làm tại Việt Nam.

Tỉ lệ sản phẩm sản xuất của Nike. Nguồn: One Road Research, Dữ Liệu Công Ty

Tỉ lệ sản phẩm sản xuất của Adidas. Nguồn: One Road Research, Dữ Liệu Công Ty

Đây là một phần của khuynh hướng lớn hơn trong ngành kỹ nghệ sản xuất. Các công ty đa quốc gia bán lẻ đã rời khỏi Trung Quốc từ nhiều năm trước vì chi phí nhân công ở đây đã cao hơn trước.

Chiến tranh Thương mại

Vào tháng 8 năm 2018, vài tuần sau khi Tổng thống Trump công bố mức thuế nhập cảng ban đầu là 100 tỷ USD, giới phân tích vẫn không muốn thừa nhận rằng chúng ta đang đi vào một cuộc chiến thương mại. Nhưng Trung Quốc đã trả đũa Mỹ bằng một một khoản thuế nhập cảng trị giá 150 tỷ USD khiến đa số hoàn toàn chấp nhận thực tế của cuộc chiến.

Hiện tại, Mỹ đã ấn định mức thuế trị giá 250 tỷ đô la Mỹ trên các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất, và mối đe dọa hiện đang gia tăng thuế nhập cảng trên tất cả những mặt hàng đang gây lo ngại cho nhiều nhà sản xuất.

Câu hỏi nảy sinh — liệu Trung Quốc sẽ hồi phục? Điều này có buộc Trung Quốc phải chuyển đổi nhanh hơn sang ngành dịch vụ không?

Nhiều dự báo tiêu cực cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng đó không phải là những gì đang xảy ra … ít nhất là chưa xẩy ra.

Viễn cảnh của Việt Nam về cuộc chiến thương mại đã chuyển từ lo âu sang lạc quan với nền kinh tế toàn cầu hóa cao độ của nó.

Những công ty có quá trình hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, nơi được coi là ‘nhà máy của thế giới’ trong ba mươi năm qua, đã liên tục di chuyển qua biên giới sang Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác, để tránh những phí tổn và tiền lương đang tăng cao.

Việt Nam đã không chỉ trở thành một trong một loạt các quốc gia Đông Nam Á tranh giành những hoạt động sản xuất trước đây ở Trung Quốc.

Thật vậy, Việt Nam hiện đang ở vị trí để tận dụng sự gián đoạn của nền thương mại thế giới của Trung Quốc. Lực lượng lao động có tay nghề cao và lương thấp của Việt Nam, cơ sở hạ tầng tốt, chính phủ ổn định và khu vực miễn thuế là những điểm mà nhiều công ty đa quốc gia muốn có khi tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy.

Cơ sở sản xuất của Việt Nam cũng không giới hạn ở hàng dệt may. Mức xuất cảng linh kiện và điện thoại, lên đến 45 tỷ USD, vượt quá kim ngạch xuất khẩu giày dép và dệt may cộng lại, ở mức 40 tỷ USD.

Chính phủ Việt Nam cũng vừa thông qua luật mới làm để để tạo thuận lợi cho thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng lên, chẳng hạn như chính thức cho phép trả bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tại các khu vực biên giới. Điều này có các công ty sản xuất đưa xưởng lắp ráp các sản phẩm Trung Quốc về bên kia biên giới, phía Việt Nam, và có thể khuyến khích họ gởi hàng hóa đã hoàn chỉnh ra khỏi Việt Nam để tránh thuế nhập cảng của Mỹ.

Kế hoạch này mạo hiểm ở chỗ nó có thể thu hút sự chú ý của chính phủ Mỹ và họ có thể áp dụng thuế nhập cảng với hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam, như họ đã làm trong năm 2016 đối với các sản phẩm thép có gốc ở Trung Quốc nhưng đã được đưa ra khỏi nước này.

Việc Việt Nam ‘vô tình trúng đạn thuế nhập cảng’ sẽ thiệt hại lớn cho nền kinh tế của quốc gia này.

Trong số tất cả các quốc gia ASEAN, Việt Nam là nước xuất cảng nhiều nhất sang Mỹ với giá trị xuất khẩu gần 50 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng rằng thương mại sẽ tăng lên 57 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Điều này đã đưa đến kết quả ngày càng nhiều tiền mặt bên ngoài chảy vào Việt Nam, làm cho tăng trưởng hàng năm của nó lên 6,8% trong năm 2017 – cao nhất trong 6 năm – là điều không phải không ngạc nhiên.

Và không chỉ các công ty đa quốc gia được hưởng lợi; với nhiều hoạt động kinh tế và FDI hơn, một loạt các ngành kỹ nghệ cũng đang trúng số.

Khi kinh tế phát triển vị sự gia tăng xuất cảng, lợi ích sẽ đổ xuống những doanh nghiệp địa phương và những dịch vụ và kỹ nghệ liên hệ. Sự gia tăng công ăn việc làm dẫn đến sự giàu có ở địa phương, điều đó có nghĩa là người dân có nhiều thu nhập nhiều hơn, do đó làm tăng chi tiêu của người tiêu dùng.

Khái niệm những nước thứ ba có lợi vì cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế không phải là khoa học không gian…

Theo câu ngạn ngữ nổi tiếng của Trung Quốc:
Y , 渔翁得利 (duật bạng tương trì, ngư ông đắc lợi): trai cò đánh nhau, ngư dân đắc lợi.

Nói cách khác, luôn luôn có một bên thứ ba đắc lợi vì trận chiến giữa hai cường quốc đồng sức với nhau.

© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

*





No comments: