Lê Phan
March
23, 2017
Tối
23 Tháng Ba, một ngày sau khi lại một cuộc tấn công khủng bố nữa xảy ra ở Luân
Ðôn, ở quảng trường Trafalgar, trên bậc thang cao nhất của cầu thang rộng rãi dẫn
vào Phòng Triển Lãm Tranh Quốc Gia – The National Gallery, ba ngọn nến đã được
thắp lên tiêu biểu cho ba người đã là nạn nhân của một hành động điên cuồng của
một cá nhân.
Trong
quảng trường rộng rãi nhiều trăm người tụ tập, tay cầm bông, tay cầm đèn, họ
mang diện mạo của Luân Ðôn. Từ một thanh niên mà giọng nói cho thấy rõ là dân
Luân Ðôn, tay cầm bó bông daffodils, bông hoa biểu tượng cho một mùa Xuân vẫn
chưa tới, đến một cô sinh viên ở tỉnh về Luân Ðôn tìm hiểu thủ đô, đến bà đại sứ
Pháp ở triều đình St. James, đến Ðô Trưởng Sadig Khan, tất cả tìm đến quảng trường
lớn nhất của thủ đô để không những dành một phút tưởng nhớ những người đã là nạn
nhân nhưng mà còn để khẳng định như lời của ông đô trưởng rằng sẽ “không cho
phép khủng bố chia rẽ Luân Ðôn, phá hoại lối sống của chúng ta.”
Dọc
theo cầu thang, đèn cầy được để sẵn cho mọi người đến thắp. Trên đỉnh cầu
thang, đài tưởng niệm tạm thời với ba ngọn đèn là nơi mọi người đến nghiêng
mình. Họ nhớ đến cảnh sát viên Keith Palmer, một cảnh sát viên không vũ trang
thuộc Ðội Cảnh Sát Bảo Vệ Quốc Hội và Yếu Nhân. Ông Palmer là tiêu biểu cho cảnh
sát ở Anh và nhất là cảnh sát Luân Ðôn. Không vũ trang, đối với người dân Luân
Ðôn, họ là anh Bobby thân thiện, là người bạn dân chân chính mà người dân chạy
tới tìm sự giúp đỡ thay vì lẩn tránh ngán sợ. Hình ảnh ông dang tay ra chạy tới
tìm cách chặn kẻ đột nhập vào khuôn viên của tòa nhà Quốc Hội cổ kính tiêu biểu
cho một thái độ tự tin và can đảm mà có lẽ người ngoài thấy khó hiểu. Ông tự
tin vì ông đại diện cho pháp luật trong một quốc gia trọng pháp. Không bao giờ
vũ trang, ông có lẽ không nghĩ vũ khí là một điều cần thiết cho một nhân viên cảnh
sát. Nhưng ông cũng vô cùng can đảm vì ông thấy người đang xông tới mình vũ
trang. Ông chọn đứng ra chặn hung thủ vì ông coi đó là nhiệm vụ của mình, nhiệm
vụ bảo vệ của một người cảnh sát.
Họ
cũng đến thắp một ngọn đèn để tưởng nhớ đến ông Kurt Cochran đến từ Utah. Ông đến
Luân Ðôn cùng bà vợ Melissa để kỷ niệm ngân hôn của hai ông bà. Họ đến Luân Ðôn
để thăm bố mẹ bà Melissa, đang sống ở Luân Ðôn làm việc cho Giáo Hội Mormon. Một
lời cầu nguyện cũng được thì thầm cho bà Melissa, đang nằm bệnh viện.
Họ
cũng đến để thắp một ngọn đèn cho bà Aysha Frade, một nhân viên của một trường
học ngay gần Cầu Westminster. Bà Frade là một công dân Anh có mẹ là người Tây
Ban Nha. Bà sống ở Luân Ðôn cùng với chồng và hai con. Và cũng như các công dân
khác của Luân Ðôn, bà Frade mang nhiều dòng máu. Cha bà người gốc đảo Chypre.
Bà Patricia Scotland, hàng xóm của gia đình trong 40 năm, một người Anh gốc
Carribe nức nở nhớ đến bà Frade là “một bà mẹ, một người vợ vô cùng dễ thương.”
Ở Tây Ban Nha, xóm làng nhớ đến bà từ khi còn nhỏ đến lớn lên, Hè nào cũng về
chơi, không quên nắng ấm quê mẹ.
Trong
bóng đêm đang đổ xuống quảng trường, tiếng chuông của ngôi nhà thờ cổ kính St.
Martin’s in the Fields vang lên, đám đông im lặng, ngưng một phút để nhớ lại
chuyện hôm trước, một phút mặc niệm cho người đã khuất. Một số giơ máy lên quay
phim, chụp hình, một số nhìn quanh, nhưng tất cả đều chú mục vào ba ngọn đèn
trên bậc thềm nơi mà các dân biểu, đại diện các tôn giáo và những người dân
bình thường đang sắp hàng chờ lên nghiêng mình.
Xung
quanh quảng trường cảnh sát đứng canh. Tiếng trực thăng cảnh sát văng vẳng từ
trên cao. Nhưng đây vẫn là Luân Ðôn. Ngoài một số cảnh sát viên nhỏ có vũ
trang, đại đa số các cảnh sát đứng quanh quảng trường không vũ trang. Rất nhiều
người dân đến hỏi các ông bà cảnh sát này, “Could I hug you? Cho tôi ôm bạn được
không?” và họ đã ôm nhau, như những người bạn thân, sau một cơn hoạn nạn chung.
Luân
Ðôn không phải hoàn toàn thánh thiện. Luân Ðôn cũng có hận thù. Trong những
ngày sau Brexit, đã có những xấu xa xảy ra. Tôi còn nhớ thái độ khiếm nhã của mấy
đứa trẻ hàng xóm nhưng cũng lại có những người hàng xóm khác tìm đủ mọi cách để
chứng tỏ là tình xóm giềng quan trọng hơn là chính trị nhất thời.
ng
Và
nói chung, Luân Ðôn là một thành phố ít hận thù. Ngay khi cuộc tấn công mà bà
thủ tướng đã diễn tả rất đúng là do “một tên khủng bố đến một nơi mà tất cả những
người từ mọi quốc gia và văn hóa tụ tập để chào đón thế nào là được tự do, và
người đó đã đổ sự tức giận bất kể đối với những người đàn ông, đàn bà và trẻ em
vô tội,” đã có những người cực đoan tìm cách lợi dụng sự tức giận để khuấy động
hận thù. Từ ông Nigel Farage kêu gọi thánh chiến chống người Hồi giáo đến ông
Donald Trump Jr chỉ trích Ðô Trưởng Sadig Khan, không thiếu những thông điệp khiêu
khích được tung ra. Ấy vậy nhưng không hiểu tại sao những thông điệp đó không
được chào đón. Ngay cả khi trào lưu quá khích đang lan tràn, có một cái gì đó về
Luân Ðôn, không phải chỉ cái thái độ bình thường của dân Ăng-lê “Keep calm and
carry on – Bình tĩnh và tiếp tục,” nhưng là một mảnh đất có khả năng chống lại
các cú shock, một không khí đa dạng bác bỏ mọi luận điệu quá khích đơn giản.
Mà
không phải là vì Luân Ðôn là một thành phố đa dạng và bền bỉ, mà là vì nó rất
phức tạp. Khi chúng tôi dọn đến Luân Ðôn cách đây hơn hai thập niên, có thể xóm
giềng không niềm nở như ở Melbourne nhưng họ cũng rất thân thiện và tử tế. Một
bà cụ hàng xóm chặn tôi lại để bảo, “Con bé nhà bà hôm nay về nhà sớm quá, bà hỏi
nó xem có chuyện gì không?” Hôm sau, khi tôi gặp lại và bảo cho cụ biết là cháu
được về sớm vì cô phải đi họp, bà cụ mừng rỡ bảo, “Vậy thì tốt quá. Tôi sợ trẻ
con bây giờ dễ hư hỏng lắm.” Từ đó chúng tôi trở thành hàng xóm. Dân Anh có bản
tính không thích bộc lộ nhưng rất tế nhị và tốt bụng. Ông cụ ngay kế bên đã hốt
hoảng hỏi chúng tôi cụ nghe nói Thế Giới Vụ bị cắt tiền liệu chúng tôi có bị mất
việc không!
Thành
phố cổ kính này tích tụ bao nhiêu lớp qua thời gian, tất cả lịch sử, sự bao
dung nho nhỏ lẫn nhau, sống chật chội sát nách nhau và việc chen chân trên các
phương tiện chuyên chở công cộng làm cho người ta vừa chào đón nhau vừa dè dặt.
Luân
Ðôn quả thật rất chật hẹp, nhất là ở khu trung tâm thành phố, nhưng ai đã từng
leo lên xe điện ngầm vào giờ cao điểm đều biết, thể nào cũng còn một chỗ nếu mỗi
người nhích lên một chút, ép sát hơn một chút vào nhau mặc dầu không bao giờ tò
mò nhìn nhau. Như một nhà báo trên tờ Guardian viết, “Ðiều chúng tôi có ở Luân
Ðôn là thế này: không phải một sự thách thức nhưng là một tập hợp của nhiều triệu
người nhường nhịn nhau và bỏ qua cho nhau.”
Bởi
vậy mặc cho những luận điệu hận thù được thúc đẩy, Luân Ðôn có vẻ như được miễn
nhiễm. Hận thù gia tăng khi những phức tạp bị san bằng. Nó sống mạnh trong đơn
giản, nó vang dội ở những chỗ trống, nó vang vọng ở những mặt phẳng. Luân Ðôn
không phải như vậy. Khi ông Walid Phares tuyên bố trên Fox News là “Một người
có thể đóng cửa một thành phố,” dân chúng Luân Ðôn phản ứng với những thông điệp
khác nhau. Một tiệm cà phê chia sẻ tấm bảng “Luân đôn mở cửa và chúng tôi cũng
vậy, ghé vào uống một ly cà phê.” Một khách đi xe điện ngầm gửi cảnh một toa xe
chật ních. Phóng viên chính trị đài BBC bảo “hoàn toàn sai, chỉ một khoảng nhỏ
của thành phố chúng tôi bị đóng, nhiều triệu người, kể cả chính trị gia vẫn tiếp
tục làm việc.” Và một website đã đổi thông điệp của hệ thống chuyên chở của
Luân Ðôn với thông điệp này, “Tất cả khủng bố xin được lễ phép nhắc nhở rằng
‘Ðây là Luân Ðôn và dầu quý vị có làm gì cho chúng tôi. Chúng tôi vẫn sẽ uống
trà và vui vẻ tiếp tục. Cảm ơn.’”
No comments:
Post a Comment