Trà
Mi dịch
Khi Donald Trump phát biểu cuối tuần trước tại xưởng
máy của Boeing ở Bắc Charleston, Nam Carolina – nhân dịp ra mắt máy bay Boeing
787 “Dreamliner” – ông chúc mừng Boeing vì đã làm máy bay “ngay tại đây” ở
Nam Carolina.
Đó là chuyển ảo tưởng. Tôi sẽ giải thích cho bạn đọc
biết lý do tại sao ở phần sau.
Trump cũng nhân dịp hô hào khẩu hiệu kinh tế “Mỹ trước
nhất” của ông, nói rằng
“Mục tiêu của chúng ta ở vị trí một quốc gia là cần
phải ít phụ thuộc hơn vào hàng nhập cảng và dùng nhiều hơn nữa các sản phẩm sản
xuất ở đây, tại Hoa Kỳ […] chúng ta muốn sản phẩm được sản xuất do công nhân của
chúng ta tại các nhà máy của chúng ta đóng dấu bốn chữ tuyệt vời, “Made in the
USA” (Làm tại nước Mỹ).
Để đạt được mục tiêu này Trump sẽ phải áp đặt “mức
phạt vạ rất đáng kể” vào những công ty đuổi công nhân Mỹ và chuyển việc làm
sang nước khác để sản xuất, và sau đó đem hàng hoá về Mỹ bán lại.
Cà rốt [cho những công ty] “đã đưa việc làm của
chúng ta sang những nước khác” sẽ là mức thuế thấp hơn và ít quy định hơn.
Trump dường như hoàn toàn không biết gì về sự cạnh
tranh toàn cầu – và về những gì đang thực sự trói tay công nhân Mỹ.
Donald Trump tại buổi ra mắt máy bay Dreamliner 787-10 tại cơ sở South
Carolina của Boeing ngày 17 tháng 2, năm 2017 ở Bắc Charleston, Nam Carolina.
Dreamliner của Boeing không phải là “sản xuất ở Mỹ”. Nó được lắp ráp tại Hoa Kỳ.
Nhưng hầu hết các bộ phận đến từ nước ngoài. Những bộ phận sản xuất ở nước
ngoài tổng cộng gần một phần ba giá thành của chiếc máy bay. Nguồn: Sean
Rayford / Getty
Bắt đầu với chính chiếc máy bay Dreamliner của
Boeing. Nó không phải là sản phẩm “làm tại nước Mỹ”. Nó được lắp ráp tại Hoa Kỳ.
Nhưng hầu hết các bộ phận đến từ nước ngoài. Những bộ phận làm ở nước ngoài tổng
cộng gần một phần ba giá thành của toàn bộ chiếc máy bay Dreamliner 787.
Sơ đồ của máy bay Boeing 787 với chi tiết của các bộ phận và nơi sản xuất.
Ảnh: REUTERS / www.businessinsider.com
Ví dụ:
·
Công ty Ý Alenia Aeronautica làm thân tàu và bộ phận
giữ thăng bằng ngang (cánh đuôi).
·
Công ty Pháp Messier-Dowty làm hệ thống hạ cánh và cửa
ra vào của máy bay.
·
Công ty Đức Diehl Luftfahrt Elektronik cung cấp hệ
thống đèn trong cabin chính.
·
Công ty Thụy Điển Saab Aerostructures làm hệ thống cửa
đưa hàng hoá vào máy bay.
·
Công ty Nhật Bản Jamco làm cho các bộ phận cho nhà vệ
sinh, nội thất phòng lái và phòng bếp.
·
Công ty Pháp Thales làm hệ thống chuyển đổi năng lượng
điện.
·
Thales chọn GS Yuasa, một công ty Nhật Bản, vào năm
2005 để cung cấp pin lithium-ion của hệ thống.
·
Công ty Anh Rolls Royce làm rất nhiều động cơ phản lực.
·
Một công ty Canada làm bộ phận lái trên cánh (hậu
duyên).
Đáng chú ý là những công ty này không trả lương thấp
cho công nhân. Trong thực tế, khi cộng thêm phần phúc lợi sức khỏe và quỹ hưu
trí – hoặc trực tiếp từ những công ty đó cho công nhân của họ, hoặc trong các
hình thức của lợi ích công cộng mà những công ty đó đóng góp – hầu hết công
nhân nước ngoài có được việc làm với phúc lợi tốt hơn so với công nhân của
Boeing tại Mỹ. (Mức lương trung bình cho công nhân sản xuất và bảo trì của
Boeing ở Nam Carolina là 20,59 $ mỗi giờ, hoặc 42,827 USD một năm). Họ, công
nhân nước ngoài, cũng có nhiều ngày nghỉ được trả lương hơn công nhân ở Mỹ.
Các quốc gia này cũng cung cấp đa số những người trẻ
tuổi với mức độ giáo dục và đào tạo kỹ thuật tuyệt vời. Họ liên tục nâng cấp kỹ
năng của người lao động. Và họ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế cho mọi
người.
Để trả tiền cho tất cả những phúc lợi này, những quốc
gia đó cũng đã đặt mức thuế cao hơn đối với các tập đoàn và cá nhân giàu có hơn
so với Hoa Kỳ. Và quy định của họ về sức khỏe, an toàn, các môi trường và lao động
nghiêm ngặt hơn.
Không phải là tình cờ, họ có công đoàn mạnh hơn.
Vậy tại sao rất nhiều bộ phận của chiếc Dreamliner của
Boeing lại được làm ở những nơi có mức lương cao, thuế cao, chi phí cao?
Bởi vì các bộ phận do công nhân ở các nước đó chế tạo
tốt hơn, bền hơn và đáng tin cậy hơn những bộ phận làm ở bất cứ nơi nào khác.
Có một bài học ở đây.
Cách để làm cho lực lượng lao động Mỹ trở nên cạnh
tranh hơn không phải là xây một bức tường kinh tế vây quanh Mỹ. Mà đó là đầu
tư nhiều hơn và đầu tư tốt hơn trong việc giáo dục và kỹ năng của người Mỹ, vào
huấn-luyện-khi-tập-sự, có một hệ thống chăm sóc sức khỏe cho nhiều người hơn
trong chúng ta và gìn giữ cho người dân luôn khỏe mạnh. Và để cho công nhân có
tiếng nói trong công ty của họ qua những công đoàn vững mạnh.
Nói cách khác, chúng ta sẽ có được một lực lượng lao
động hạng nhất bằng cách đầu tư vào năng lực sản xuất của Mỹ – và trả cho họ với
mức lương cao xứng đáng.
Tất cả đều trái ngược với những gì Trump đang đưa
ra.
Chiếc Dreamliner đầu tiên dự định sẽ được giao cho
khách hàng vào năm tới – đó là Singapore Airlines. Những khách đặt mua
Dreamliner 787 hiện tại gồm Air France, British Airways, và hãng hàng không
chính của Mexico, Aeromexico.
Boeing cũng đang đợi Trung Quốc mua gần 1 nghìn tỷ
USD giá trị của những máy bay thương mại trong hai mươi năm sắp tới, gồm cả máy
bay phản lực thân rộng như chiếc 787 Dreamliner. Trung Quốc đã chiếm một phần
năm doanh thu của công thi Boeing.
Nhưng nếu Trump thành công trong việc tạo một bức tường
kinh tế vây quanh nước Mỹ, các hãng hàng không của những quốc gia khác có thể sẽ
suy nghĩ lại về việc mua máy bay của Boeing. Họ có thể chọn một chiếc máy bay từ
một đất nước cởi mở hơn với hàng xuất cảng của họ – ví dụ như chiếc Airbus [một
công ty đa quốc gia gốc ở châu Âu].
Kinh tế “Mỹ trên hết” của Trump là chính sách mị dân
thuần túy. Cường điệu hô hào bài ngoại không làm tăng khả năng cạnh tranh của
công nhân Mỹ. Nó cũng không làm tăng khả năng của công ty Mỹ.
Giỏi lắm thì nó chỉ đánh bóng cho Trump thôi.
*
Về
tác giả | Robert Reich là giáo sư danh dự về
chính sách công tại Đại học California, Berkeley, và một thành viên cao cấp tại
Trung tâm Blum về Phát triển Kinh tế. Ông từng là Bộ trửởng Lao động trong
chính quyền Clinton, và tạp chí Time gọi ông là một trong 10 Bộ trưởng có hiệu
quả nhất của thế kỷ 20. Ông đã viết 14 cuốn sách, trong đó có những cuốn bán chạy
nhất như “Aftershock, The Work of Nations”, “Beyond Outrage” và và gần đây nhất,
“Saving Capitalism”. Ông cũng là một biên tập viên sáng lập của tạp chí The
American Prospect, chủ tịch của Common Cause, một thành viên của Viện Hàn lâm Mỹ
thuật và Khoa học và đồng tác giả của phim tài liệu đoạt giải thưởng
“Inequality for All”.
© DCVOnline
*
No comments:
Post a Comment