06:29 22/02/2017
Bộ An ninh Nội địa Mỹ ngày 21/2 hé mở một số nội
dung về tăng cường thực thi luật nhập cư của chính quyền Trump, bao gồm bắt giữ
và trục xuất ồ ạt những người nhập cư trái phép.
Tài liệu từ Bộ An ninh Nội địa (DHS) cung cấp cho thấy
tham vọng của Tổng thống Trump trong việc
siết chặt nhập cư rất lớn, bao gồm các kế hoạch như: công khai những tội trạng
mà người nhập cư gây ra; đưa lực lượng cảnh sát địa phương vào nhóm thi hành luật
nhập cư; tước bỏ những quyền riêng tư của người nhập cư trái phép; xây dựng
thêm các trung tâm giam giữ; thay đổi chính sách tiếp nhận tị nạn; và cuối cùng
là tăng cường trục xuất.
Tổng thống Trump quyết hành động cứng rắn với những người vào Mỹ bất hợp
pháp. Ảnh: CNN.
Các quan chức DHS cho biết chính sách mới sẽ trao
quyền nhiều hơn cho các quan chức địa phương và cấp tiểu bang trong việc thắt
chặt nhập cư. Lực lượng Vệ binh Quốc gia sẽ không được huy động trong những trường
hợp này.
Kế hoạch mới đặc biệt nhắm vào 11 triệu người nhập
cư không giấy tờ ở nước này. Hai văn bản mới của Bộ trưởng An ninh Nội địa John
Kelly yêu cầu các viên chức cửa khẩu và nhập cư trục xuất ngay lập tức những
người nhập cư trái phép mà họ bắt gặp.
Ưu tiên của chính sách mới vẫn nhắm vào những người
nhập cư trái phép phạm tội nhưng đồng thời nhắm những người đã bị truy tố hoặc
có khả năng bị truy tố.
Tuy nhiên, chính quyền Trump khẳng định những chính
sách mới không ảnh hưởng đến chương trình DACA của Tổng thống Barack Obama để bảo
vệ nhóm đối tượng “Dreamers”. Đây là những người được gia đình đưa tới Mỹ từ
khi họ còn nhỏ. Nhóm này sẽ không nằm trong tầm ngắm của Trump nếu không có
hành vi phạm tội.
Giới chức DHS cũng trấn an rằng sẽ chưa có những vụ
bắt bớ hoặc trục xuất quy mô lớn nào với những người nhập cư trái phép ngay lập
tức.
Những chính sách mới cho thấy Trump quyết tâm thực
hiện các diễn thuyết hùng hồn và gây lo ngại của ông từ lúc tranh cử. Khi đó,
Trump gọi những người nhập cư trái phép là “những kẻ tội phạm từ bên ngoài”,
cho rằng nhóm này khiến người Mỹ chịu ảnh hưởng, trở thành mối đe doạ với người
dân trong nước.
--------------------------
22/02/2017
Chính
quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục bảo vệ các di dân đến Mỹ khi còn
nhỏ một cách bất hợp pháp, nhưng vẫn sẽ xem xét việc trục xuất tất cả các di
dân bất hợp pháp khác, theo một hướng dẫn được công bố vào ngày thứ Ba 21 tháng
2.
Các lực lượng chức năng tiến hành bắt giữ người nhập cư trái phép.
Hướng dẫn của Bộ An ninh Nội địa là kế hoạch thi
hành lệnh hành pháp về an ninh biên giới và thực thi di trú mà ông Trump đã ký
ngày 25 tháng 1 năm nay, vài ngày sau khi ông nhậm chức.
Tổng thống Cộng hòa tranh cử trên lời hứa cứng rắn hơn
đối với khoảng 11 triệu di dân bất hợp pháp tại Mỹ, nêu lên những lo ngại về
các tội phạm bạo động trong khi hứa xây dựng một bức tường dọc biên giới Mexico
và chấm dứt các phần tử khủng bố xâm nhập nước Mỹ.
Các giới chức Bộ An ninh Nội địa không muốn nêu danh
tính cho báo giới biết dù bất cứ di dân bất hợp pháp nào tại Mỹ cũng có thể bị
trục xuất, nhưng Bộ sẽ ưu tiên trục xuất những người nào có thể là một mối đe dọa.
Những người này bao gồm những người mới đến gần đây, những người bị kết tội và
những người bị truy tố nhưng chưa có án.
Tuy nhiên các giới chức này nói thêm nhiều chỉ thị đối
với các nhân viên di trú phác họa trong bản hướng dẫn sẽ không được thi hành
ngay tức khắc vì còn tùy thuộc vào Quốc hội, ý kiến của công chúng, hay thương
thuyết với các nước khác.
Hướng dẫn mới có ảnh hưởng đối với những di dân
không chứng minh được đã có mặt tại nước Mỹ hơn 2 năm, họ sẽ bị “trục xuất
nhanh chóng.” Hiện nay chỉ những di dân bị bắt gần biên giới và không thể chứng
minh đã có mặt tại Mỹ hơn 14 ngày sẽ bị trục xuất nhanh.
Hướng dẫn cũng chỉ thị cho cơ quan thi hành luật di
trú và hải quan bắt giữ những di dân hiện đang chờ phán quyết của Tòa về việc họ
có bị trục xuất hay được cho tị nạn hay không.
Cơ quan cũng đang có kế hoạch gởi trả những di dân không
phải người Mexico vượt biên giới phía nam nước Mỹ về lại Mexico trong khi chờ đợi
quyết định về trường hợp của họ. Các giới chức Bộ An ninh Nội địa nói kế hoạch
này tùy thuộc vào các đối tác với chính phủ Mexico và sẽ không được thi hành
trong một sớm một chiều.
Những biện pháp của ông Trump chống lại di dân bất hợp
pháp đã làm dấy lên những cuộc biểu tình như sự kiện hồi tuần trước mà những
nhà hoạt động gọi là “Một ngày Không Di dân” để nhấn mạnh tầm quan trọng của
dân nhập cư, chiếm 13% dân số Mỹ, hay hơn 40 triệu người được nhập tịch Mỹ.
*
*
11/02/2017
Những người có thẻ xanh mà chưa phải công dân Mỹ vẫn có nguy cơ bị trục
xuất.
Vào cuối tháng 11 năm ngoái, bà Lim Morn đến
Washington. Đây là chuyến đi ra khỏi bang Minnesota đầu tiên của bà kể từ khi
tái định cư tại đây trong tư cách là một di dân Campuchia vào năm 1986.
Bà đến Washington để xin trả tự do cho con trai
Chheng Soeun bị các nhân viên Di trú bắt vào tháng 8. Chheng Soeun sẽ bị trục
xuất vì có hồ sơ tội phạm.
Bà Lim, người mẹ một mình nuôi 4 con, nói với ban
Khmer Đài VOA “Tôi xin họ giữ con trai tôi tại Mỹ vì chúng tôi không có thân
nhân ở Campuchia.’
Ông Chheng là một trong 8 người đàn ông Campuchia
đang đối mặt với việc bị trục xuất vào bất cứ lúc nào sau khi Kampuchia cấp giấy
tờ du hành cần thiết. Ông Shawn Neudauer, nhân viên giao tế công cộng thuộc Bộ
An ninh Nội địa và Cơ quan thi hành luật pháp về Di trú và Hải quan ở Minnesota
nói với Đài VOA là cơ quan ông không có giải pháp nào khác trong những trường hợp
này.
Luật sư của ông Chheng nghi là nhà cầm quyền Mỹ đang
ngày càng mạnh tay hơn kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức với chương
trình hoạt động kêu gọi ‘cứng rắn’ hơn với người tị nạn và di dân có thành tích
phạm tội.
Tuần trước, Tướng Khieu Sopheak, phát ngôn viên Bộ Nội
vụ Campuchia, loan báo chính phủ đã đồng ý nhận 36 người Campuchia từ Mỹ. Hiện
không rõ 8 người đàn ông Minnesota có nằm trong số 36 người này không.
Nhóm này được gọi chung là “Minnesota 8” đến Mỹ tị nạn
từ khi còn nhỏ. Các thành viên trong nhóm đều phạm tội và bị kết án trước khi bị
cơ quan thi hành luật pháp của Sở Di trú giam giữ.
Việc trục xuất này được qui định trong việc thành lập
Ủy ban Hỗn hợp Trục xuất Hoa Kỳ-Kampuchia JCR vào năm 2002. Ủy ban là sự mở rộng
của Luật Chống Khủng bố và Án Tử hình, một đạo luật liên bang nới rộng những
tiêu chuẩn trục xuất.
Dù luật được ban hành vào năm 1996, nhưng Washington
phải thương thuyết về những thỏa thuận trục xuất với từng nước một; Campuchia
ký vào năm 2002.
Trường hợp 8 người Minnesota đã gây nên làn sóng phản
đối kể từ khi họ bị giam giữ. Ba thành viên trong Quốc hội Mỹ đã cùng ký tên
trong một thơ ngỏ gởi Bộ trưởng An ninh Nội địa, lên án việc dùng luật 1996 để
biện minh cho việc bắt giữ 8 người Minnesota.
Tuy nhiên, theo luật 1996, những người có thẻ xanh
và chưa phải là công dân Mỹ phạm tội trên đất Mỹ, kể cả một số tội nhẹ, dù đã
thi hành hoàn toàn bản án, vẫn có thể bị cầm giữ không được kháng cáo. Trong buổi
lễ ký kết, Tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ gọi luật này là một “đòn giáng”
chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Phe chỉ trích cho rằng luật căn cứ vào những định
nghĩa mơ hồ về “sa đọa đạo đức” và mở rộng chỉ số tội phạm mà qua đó có thể làm
cho những người có thẻ xanh bị trục xuất.
----------------------
February 21, 2017
WASHINGTON,
DC (AP) – Hàng triệu người sống ở Mỹ bất hợp pháp có
thể bị bắt và bị trục xuất – bao gồm cả người bị bắt chỉ vì vi phạm luật giao
thông – dựa theo các chính sách vừa được chính quyền Tổng Thống Donald Trump điều
chỉnh và thông báo hôm Thứ Ba.
Bất cứ di dân nào sống bất hợp pháp và bị truy tố hoặc
kết tội bất cứ tội nào, hoặc ngay cả tình nghi phạm tội hình sự, sẽ nằm trong
nhóm ưu tiên bị trục xuất, theo thông báo do Bộ Trưởng Bộ Nội An John Kelly ký.
Nhóm ưu tiên này có thể bao gồm người bị bắt vì ăn cắp
vặt trong cửa hàng hoặc những tội hình nhẹ – hoặc đơn giản là vượt biên giới
vào Mỹ một cách bất hợp pháp.
Các thông báo của chính quyền Tổng Thống Trump mới
đưa ra, có hướng dẫn tập trung hơn vào việc bắt di dân từng bị kết tội nặng, bị
coi là đe dọa đối với an ninh quốc gia, hoặc mới vượt biên vào Mỹ thời gian gần
đây.
Theo hướng dẫn dưới thời Tổng Thống Barack Obama, di
dân sống bất hợp pháp tại Mỹ nói chung là được để yên. Những người này được
chia ra thành hai nhóm: Nhóm vượt biên giới vào Mỹ và nhóm ở lại quá hạn visa.
Vượt biên giới là một tội hình (criminal offense),
và thông cáo mới cho thấy rõ ràng những người trong nhóm này được bao gồm trong
các ưu tiên bị bắt và trục xuất.
Ở lại quá hạn visa chỉ là tội thuộc về dân sự (civil
offense), không phải tội hình.
Những người ở lại quá hạn visa không nằm trong ưu
tiên bị bắt và trục xuất, nhưng theo các thông cáo, họ vẫn có thể có nhiều khả
năng bị trục xuất hơn so với trước đây.
Các tài liệu mới này cho thấy, đây là những cố gắng
mới nhất của Tổng Thống Donald Trump để thực hiện các lời hứa của ông trong lúc
đi vận động, đó là, thực hiện luật di trú một cách chặt chẽ. Ông cũng hứa sẽ
xây bức tường giữa Mỹ và Mexico, và nhất định buộc phía Mexico phải trả chi phí
xây tường.
Và trong thông cáo đưa ra, ông Kelly nhắc lại yêu cầu
Bộ Nội An bắt đầu tính toán chi phí xây bức tường này.
Hồi tháng trước, Tổng Thống Trump có ký sắc lệnh di
dân, cấm người tị nạn tại bảy quốc gia có đa số dân Hồi Giáo nhập cảnh Hoa Kỳ
trong 90 ngày, cũng như cấm vô thời hạn chương trình tị nạn của Syria, và tạm
ngưng chương trình tị nạn của mọi quốc gia trên thế giới trong 120 ngày.
Tuy nhiên, sắc lệnh này bị tòa liên bang chặn lại,
cho rằng nó không hợp hiến, và Tòa Bạch Ốc chấp nhận.
Kế hoạch của ông Kelly kêu gọi áp dụng một số điều
khoản di trú có sẵn lâu nay nhưng đã lỗi thời, đó là, cho phép chính quyền trục
xuất người bị bắt vượt biên giới Mexico bất hợp pháp trở lại Mexico, cho dù họ
xuất thân từ quốc gia nào. Những người này thường được tạm giữ, chờ hoàn tất thủ
tục trục xuất tại Mỹ. Và điều này sẽ được áp dụng cho những người tái vượt
biên, cho dù họ không bị coi là đe dọa cho Hoa Kỳ, theo bản thông cáo.
Điều khoản này chắc chắn sẽ bị các nhà đấu tranh dân
quyền và chính phủ Mexico phản đối, và hiện không rõ Hoa Kỳ có quyền ép Mexico
nhận những người thuộc các nước thứ ba này hay không.
Tuy nhiên, thông báo nói rằng, Bộ Nội An Mỹ tìm một
cách nào đó giúp Mexico nhận những người này, một dấu hiệu cho thấy, có thể Tổng
Thống Trump sử dụng một khoản ngân sách nào đó giúp Mexico nhận những người
không phải công dân của họ.
Lâu nay, Hoa Kỳ thường mau chóng trục xuất công dân
Mexico bị bắt ở biên giới trở lại nước của họ, nhưng giữ những công dân quốc
gia khác để xử, và tiến trình xử này có khi kéo dài nhiều năm.
Ông Geronimo Gutierrez, tân đại sứ Mexico tại Mỹ, gọi
sự thay đổi chính sách này là “một điều gì đó vô cùng nghiêm trọng.”
Trong một cuộc điều trần với các thượng nghị sĩ
Mexico hôm Thứ Ba, ông Gutierrez nói: “Rõ ràng, họ muốn tạo một sự lôi thôi cho
các bộ ngoại giao, cho chính phủ Mexico, và cho tất cả người Mexico.”
Nội dung các thông cáo không thay đổi luật di trú của
Mỹ, nhưng tiến hành một bước cứng rắn hơn trong việc thực thi.
Một ví dụ là chương trình “trục xuất nhanh”
(fast-tracks deportation).
Chương trình này bây giờ được áp dụng với di dân
không thể chứng minh là họ cư ngụ tại Mỹ trên hai năm. Hiện chưa rõ có bao
nhiêu người nằm trong trường hợp này.
Kể từ năm 2002, chương trình này – không cần phán
quyết của tòa – chỉ áp dụng với những ai bị bắt trong vòng 100 dặm tính từ biên
giới, và mới vượt biên vào Mỹ trong vòng hai tuần.
Chính quyền cũng dự trù mở rộng trại tạm giam di
dân. Hiện nay, Bộ Nội An chỉ có tiền và chỗ ở để giam 34,000 cùng một lúc.
Không biết mức gia tăng này sẽ tốn bao nhiêu, nhưng phải được Quốc Hội chuẩn
thuận mới có tiền thực hiện.
Hiệp Hội Dân Quyền Mỹ (ACLU) nói rằng họ sẽ thách thức
các chỉ đạo chính sách này.
“Những thông cáo này xác nhận rằng chính quyền
Donald Trump sẵn sàng chà đạp lên tiếng trình phân xử công bằng, phép tắc nhân
bản, sự lành mạnh của các cộng đồng chúng ta, và ngay cả bảo vệ trẻ em bị thất
thế trong xã hội, để thực hiện một chính sách trục xuất rầm rộ,” ông Omar
Jadwat, giám đốc dự án nhân quyền của di dân, thuộc ACLU, nói.
Tuy nhiên, Dân Biểu Lamar Smith (Cộng Hòa-Texas),
thành viên Ủy Ban Nội An Hạ Viện, hoan hô cố gắng của Tổng Thống Trump, nói rằng
các thông báo này “lật ngược” các chính sách nguy hiểm dưới thời Tổng Thống Obama.
Cũng trong Thứ Ba, ông Sean Spicer, phát ngôn viên
Tòa Bạch Ốc, xác nhận, các quy định mới này không ảnh hưởng chương trình
“Deferred Action for Childhood Arrivals” (DACA) và chương trình “Deferred
Action for Parents of Americans” (DAPA) do Tổng Thống Obama ký sắc lệnh ban
hành.
“Tổng thống đã bày tỏ quan điểm rõ ràng, khi chúng
ta có từ 12 đến 14 triệu người ở bất hợp pháp tại quốc gia này. Những người thuộc
diện DACA và DAPA không phải là chủ đề trong chính sách hiện nay,” ông Spencer
nói.
Hiện có khoảng hơn 750,000 người thuộc diện DACA, là
những người được cha mẹ dẫn vượt biên vào Mỹ khi còn nhỏ.
DAPA bao gồm di dân bất hợp pháp sống tại Mỹ từ năm
2010 và có con là công dân Mỹ, hoặc là cư dân thường trú hợp pháp. Di dân thuộc
diện này không được hưởng quy chế hợp pháp hoàn toàn, nhưng có quyền xin giấy
đi làm trong mỗi ba năm, và không bị trục xuất.
Trong lúc vận động, ông Trump hứa sẽ ngay lập tức chấm
dứt hai chương trình này, mà ông gọi là “ân xá bất hợp pháp.”
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 16 Tháng
Hai, Tổng Thống Trump nói về DACA như sau: “Chúng ta sẽ giải quyết DACA với
trái tim. Tôi phải đối diện với nhiều chính trị gia – và đừng quên – tôi phải
thuyết phục họ rằng điều tôi nói là đúng. Và tôi trân trọng nếu quý vị hiểu điều
này.”
Ông cũng nói rằng DACA là “rất, rất khó,” nhưng khẳng
định rằng, là một người cha và ông nội, ông cũng yêu thích trẻ em.
“Tôi thấy rất, rất khó trong việc thực hiện những gì
theo luật. Và chúng ta biết, sự khó khăn của luật. Tôi không nói về luật mới.
Tôi nói về luật hiện hữu rất, rất khó,” ông Trump nói. “DACA là một chủ đề rất,
rất khó đối với tôi.”
Trong khi đó, Tổng Thống Donald Trump dự trù sẽ đưa
ra một sắc lệnh tạm thời cấm di dân, được cải sửa từ lệnh cấm trước đây, chú trọng
vào ít thành phần hơn để có thể đối chọi được với các thử thách pháp lý.
Hãng thông tấn AP cho hay họ có được bản dự thảo của
sắc lệnh mới này cũng sẽ chú trọng vào bảy quốc gia như trước đây là Iran,
Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, nhưng chỉ cấm vào Mỹ những người
không có chiếu khán và những người chưa từng vào Mỹ trước đây.
Không giống như sắc lệnh đầu, người dân từ bảy quốc
gia này nếu có thẻ xanh hay chiếu khán sẽ không bị ngăn cấm.
Sắc lệnh do ông Trump ban hành hồi tháng qua tạo ra
tình tạng hỗn loạn trên khắp thế giới vì người ngoại quốc với thẻ xanh và chiếu
khán hợp pháp bị cầm giữ ở các phi trường Mỹ hay bị cấm lên các phi cơ bay sang
Mỹ.
Lệnh này bị một số chánh án liên bang cấm thi hành,
nói rằng có thể vi phạm sự bảo vệ của Hiến Pháp Mỹ đối với người di dân hợp
pháp.
Ông Trump hồi tuần qua nói rằng tuy ông không đồng ý
với các phán quyết vừa qua, ông sẽ có sắc lệnh mới để không gặp sự cản ngăn của
các phán quyết này. (Đ.D., V.Giang)
No comments:
Post a Comment