24/06/2016
Người dân Anh đã chọn rời khỏi khối Liên Minh Châu
Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua. Thị trường tài chính và các nhà
phân tích chính trị và kinh tế đa số đều cho rằng đây là một sai lầm và sẽ dẫn
đến khủng hoảng cho cả Anh Quốc và EU. Nhưng sự thật thì không phải vậy. Vấn đề
ở đây không phải là Anh Quốc, EU hay kinh tế, mà là những bất cập và vấn mà những
cán bộ EU đã tạo ra.
VẤN
ĐỀ VỚI LIÊN MINH EURO
Liên Minh Châu Âu (EU) được thành lập với mục đích
đoàn kết tất cả các quốc gia Châu Âu lại, xóa bỏ hận thù sau Thế Chiến Thứ 2 và
tạo nên một siêu quốc gia tương tự như Mỹ. Các quốc gia độc lập sẽ là những tiểu
bang, mỗi quốc gia đều có luật và chính phủ riêng. Còn chính phủ và quốc hội EU
sẽ là chính phủ Liên Bang (tương tự như Mỹ). Nhưng vấn đề là khối Châu Âu không
phải là Mỹ. 28 quốc gia có 28 văn hóa (ngôn ngữ), chính sách tài chính và chính
sách nhập cư khác nhau. Ai cũng muốn lợi ích riêng cho mình, một điều dễ hiểu.
Vấn đề với quốc hội và chính phủ EU là họ muốn thay
thế những chính phủ độc lập với chính bản thân họ. Những bộ luật quốc hội EU
thông qua, các quốc gia khác phải tuân theo. Đây là một nghịch lý, vì làm vậy
thì còn đâu là độc lập, còn đâu là tự chủ cho mỗi quốc gia? Dự án EU là một dự
án ngạo mạn của giới tri thức và chính trị. Người dân Châu Âu chưa hề muốn và
chưa hề có quyền được chọn. Đây là một điều ít ai biết đến.
VẤN
ĐỀ VỚI TIỀN EURO
Vấn đề với đồng tiền Euro và khủng hoảng kinh tế
Châu Âu hiện tại không phải là một vấn đề kinh tế hay tiền tệ, mà là một vấn đề
chính trị. Nếu đọc các tờ báo cánh tả, thì bạn sẽ nghĩ rằng đây là một vấn đề
vô cùng phức tạp. Nhưng thực tế thì nó quá đơn giản, tới độ chỉ giới tri thức mới
không nhìn thấy và không chịu chấp nhận.
Vấn đề với đồng Euro, đồng tiền chung của 19 quốc
gia – 19 nền kinh tế – trong khối Euro là:
- 19 quốc gia đó là 19 quốc gia độc lập, có quốc hội riêng, có chính phủ riêng, có chính sách kinh tế và ngân sách riêng. Nhưng chỉ dùng 1 loại tiền.
- Để hoạt động hiệu quả, 19 quốc gia đó phải là 19 nền kinh tế tương đồng, nghĩa là 19 phải cùng nghèo hay cùng giàu. Nhưng thực tế thì chỉ có Đức, Pháp và Ý là đủ tầm và đủ mạnh. Các quốc gia còn lại quá nhỏ bé.
- Vì có sự chênh lệch giữa sức mạnh kinh tế, nên uy tín trái phiếu của mỗi quốc gia khác nhau. Đức và Pháp thì xếp hạng tốt, nên thường trả lãi suất thấp. Còn những nước như Hy Lạp thì xếp hạng…..chưa tốt, nên thường phải trả lãi suất cao hơn. Vấn đề là họ phải dùng chung Euro và phụ thuộc lãi suất Euro của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu.
- Có sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Âu và Nam Âu. Người Bắc Âu chăm chỉ, siêng năng, tích lũy và tiết kiệm, tầm nhìn dài hạn và chịu cực. Người Nam Âu thì…….lười hơn, thích hưởng thụ, tầm nhìn ngắn hạn, thích ăn bám – điển hình là Hy Lạp.
- 19 quốc gia – thì ai cũng muốn lợi riêng, nên khó bắt tay thống nhất một chính sách. Đức là nền kinh tế lớn, tại sao họ phải tiết kiệm để cứu vớt người Hy Lạp đang ăn bám tiền của họ?
Brexit là cơ hội để Anh Quốc tách biệt khỏi vấn đề
này, dù họ không dùng đồng Euro.
VẤN
ĐỀ VỚI DI DÂN HỒI GIÁO
Đây là vấn đề chính mà gần như không một tờ báo hay
truyền hình chính thống nào lại muốn đề cập đến. Châu Âu đang bị tràn ngập bởi
di dân Hồi Giáo. Bài này sẽ không nói sâu về Hồi Giáo vì tác giả đã nói nhiều
quá rồi. Người Anh Quốc không thể nào tiếp tục chứng kiến đất nước họ bị tràn
ngập bởi di dân Hồi Giáo, làn sóng đó là mối đe dọa lớn nhất đến sự sống còn của
họ. Brexit là cơ hội để Anh Quốc bảo vệ biên giới quốc gia của mình và bảo tồn
bản sắc dân tộc, một thứ đang bị di dân Hồi Giáo đe dọa.
Việc người dân Anh chọn rút khỏi EU chỉ là bước đầu
tiên trong một quá trình dự kiến sẽ kéo dài ít nhất 2 năm, nhưng nó là bước đầu
tiên. EU là một con tàu đang trôi vào khủng hoảng kinh tế, tài chính, nợ công
và trên hết – di dân Hồi Giáo. Tuy Anh Quốc sẽ gặp vài vấn đề lớn trong giai đoạn
đầu nhưng nó chẳng là gì so với những vấn đề lớn hơn sẽ xảy ra trong dài hạn.
Và xin mượn lời bài hát để kết thúc “thà đau một lần rồi thôi, còn hơn phải đau
một đời.”
Brexit là một chiến thắng cho Anh Quốc. Ngày
23/6/2016 là ngày họ lấy lại độc lập và quyền tự chủ.
Ku
Búa
No comments:
Post a Comment