Chiều
ngày 2/6/2016, trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tại Hà Nội, Bộ trưởng Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo: "Đã tìm ra nguyên
nhân cá chết nhưng chưa công bố vì đang phản biện" (1)
Để
giải thích rõ hơn lý do vì sao chưa công bố nguyên nhân khiến cá biển tại 4 tỉnh
miền Trung chết hàng loạt, Bộ trưởng Thông tin - truyền thông – ông Trương Minh
Tuấn nói rõ thêm:
“Các
nhà khoa học nỗ lực tìm ra nguyên nhân và đã sớm tìm ra nguyên nhân. Nhưng việc
điều tra cá chết là nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên còn nhiều ý kiến khác nhau
vì thế cần phải rốt ráo xác định nguyên nhân. Các cơ quan phải điều tra đầy đủ
các bằng chứng pháp lý về môi trường xem các tổ chức, cá nhân có vi phạm không.
Quan điểm của Chính phủ là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý
nghiêm minh. Cho nên, cần phải có thời gian kỹ lưỡng để có kết luận xác thực.”
Với
tuyên bố này của ông Trương Minh Tuấn xem như khả năng cá chết do nguyên nhân tảo
độc (thủy triều đỏ) gần như đã bị loại trừ?
Trước
đó, Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng có nhắc đến chỉ đảo
của Thủ tướng chính phủ về việc kiểm tra tất cả các dự án liên quan đến xả thải
trên cả nước để phòng ngừa, kiên quyết xử lý vi phạm nếu họ xả thải không đúng
qui định.
Hôm
qua trong bài viết của blogger Mẹ Nấm có đề cập đến việc xả thải của công ty
Formosa nếu tuân thủ theo quy định pháp luật và các tiêu chuẩn của Việt Nam thì
cá vẫn sẽ chết.
Trích
nguyên văn như sau:
“Theo
giấy phép xả thải 3215/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho Formosa
do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai ký ngày 11-12-2015 dựa trên Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc
gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành năm
2013, công suất xả thải tối đa Formosa được phép là: 45,000m3/ngày đêm.
Vấn
đề ở đây là nếu áp dụng theo QCVN 52: 2013/BTNMT để tính toán nước thải thì cá
vẫn có thể chết.
Theo
báo Tuổi trẻ, sau khi có giấy phép xả thải, trong Quý 1/2016, Fomorsa đã xả thải
931.830 m3 nước (đã qua xử lý) ra biển, bình quân 10.000m3/ngày đêm, nghĩa là
Formosa mới chỉ xả thải chưa đến 1/4 công suất tối đa được phép (45.000m3/ngày
đêm) và đó mới chỉ là giai đoạn khởi động, xúc rửa đường ống.
Nếu
Formosa đi vào sản xuất thực sự và xả thải tới công suất được phép với hàm lượng
theo như giấy phép, có thể dự báo thảm họa môi trường sẽ kéo dài đến Nha Trang,
Phan Thiết, Vũng Tàu thậm chí đến Cà Mau. Dù họ hoàn toàn theo đúng các Quy định,
Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam."
Liệu
đây có phải là lý do mà các cơ quan chức năng im lặng?
…Việc
cấp phép xả thải quá dễ dàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiện trạng môi trường
không còn là trách nhiệm của công ty Formosa và nằm ở cấp cao hơn và liên quan
đến hệ thống cầm quyền?"(2)
Hai
tháng hơn đã trôi qua, trải qua rất nhiều cuộc họp báo, các lãnh đạo chủ chốt của
đảng Cộng sản vẫn loay hoay chưa thể đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam.
Trong
buổi họp báo thường kỳ chiều nay ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin -
truyền thông khẳng định: “Vụ cá chết là một sự cố môi trường nghiêm trọng.
Dư luận quan tâm là hoàn toàn chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và
có trách nhiệm minh bạch thông tin”
Đây
tiếp tục là một tuyên bố mị dân như thường lệ bởi thực tế hàng trăm người bị
đánh đập, bị bắt bớ trong các ngày Chủ Nhật đầu tháng Năm là minh chứng cho việc
trấn áp nhu cầu của nhân dân.
Chú
thích:
-------------------------------------
CÁC TIN KHÁC :
No comments:
Post a Comment