Thursday,
June 2, 2016
Bài đọc
liên quan:
Mấy
hôm nay xôn xao về việc phía Việt Nam dấy lên phong trào đề nghị ông Thượng nghị sĩ Bob Kerry từ chức chủ tịch
hội đồng quản trị Fulbright University Vietnam - FUV - vì ông là cựu lính SEAL
đã tham gia thảm sát làng Thạnh Phong tháng 02 năm 1969.
Có
nhiều ý kiến đề nghị một vị nào đó là người Việt Nam trong nước lên ngồi vào ghế
chủ tịch này, ví dụ bà Tôn Nữ Thị Ninh như một ý kiến đề nghị, nhưng cũng có
nhiều người phản đối. Theo tôi thì có 2 vấn đề về lớn đối với
Fulbright University Vietnam.
VẤN ĐỀ
HỌC THUẬT
FVU
là đại học tự chủ đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, chứ không có
nghĩa là đầu tiên của quốc gia Việt Nam. Vì trước 30/4/1975 ở nền
chính trị Việt Nam Cộng Hòa đã có hệ thống giáo dục với triết lý: Dân tộc,
Khai phóng, và Nhân bản.
Một
triết lý giáo dục tự chủ là phải đạt 3 mục tiêu: tự do học thuật, tự
chủ tài chính và tạo ra những thế hệ có tư duy độc lập. FUV đang thực
hiện 3 tiêu chí này, nhưng FUV không có giáo dục bậc phổ thông. Giai đoạn đầu
FUV chỉ đào tạo sau đại học về khoa học xã hội. Trong khi đó, muốn
một thế hệ có tư duy độc lập thì thế hệ đó phải được đào tạo
theo tự chủ giáo dục từ trẻ mầm non.
Không
thể tạo ra những thế hệ có tư duy độc lập, mà họ đã được trồng
và nhồi sọ hơn 20 năm từ mầm non đến đại học! Đây là một khiếm
khuyết chết người của FUV cần phải suy nghĩ. Trồng cây muốn cây vương thẳng phải
uốn nó từ lúc nẫy mầm, óó là quy luật!
VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LÂU DÀI
Ông
Bob Kerry chủ tịch hội đồng quản trị FUV và bà àím Bích Thủy hiệu trưởng
FUV trong ngày 25/5/2016 nhận giấy phép thành lập FUV
Thứ
nhất,
FUV là công lao của ông Bob Kerry đã cố gắng kêu gọi thành lập từ năm
1991 đến nay như là một lời và hành động tạ lỗi của riêng ông với
những gì bản thân ông đã gây ra trong cuộc nội chiến ở Việt
Nam. Ông Bob Kerry đã từng là người có tội trong cuộc thảm sát ở
Thạnh Phong ở vai trò của một người lính, chứ không là một nhà chiến lược tạo
ra cuộc nội chiến Việt Nam. Ngày nay, ai cũng rõ cuộc nội chiến này là do Bắc Việt gây ra. Sao cứ mãi soi ra những hận thù
không cần thiết khi hai quốc gia đã và đang xích lại gần nhau. Liệu
tư duy có sai lầm như bà Tôn Nữ Thị Ninh đã bày tỏ: Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerry?
Thứ
hai, FUV có lộ trình 3 giai đoạn, Trường được xây
dựng trên cơ sở phát huy nguồn vốn và con người của Trường Fulbright. Vốn đầu
tư thực hiện dự án Trường Đại học Fulbright Việt Nam là 70 triệu đô la Mỹ.
Trong đó, mức đầu tư giai đoạn đầu (đến năm 2016) là 5,3 triệu đô la Mỹ, giai
đoạn hai (2017 – 2020) là 20 triệu đô la Mỹ, và giai đoạn ba (2020 – 2030) là
44,7 triệu đô la Mỹ. Thực ra, xây dựng một đại học nghiên cứu ở thời
buổi này với số vốn chỉ 70 triệu đô la thì chả bỏ bèn gì, nhất là 2 phân
khoa kỹ sư và y khoa thì không đủ để xỉa răng chỉ cho phân ngành khoa
học tự nhiên, chứ đừng nói đến phân ngành kỹ sư hay y khoa! Vì chúng tôi làm dự án
xây dựng trường phổ thông đúng chẩn quốc tế cho triết lý giáo dục Việt Nam đã hơn 100
triệu đô la rồi.
Thứ
ba,
Ông Bob Kerry từ chức thì được, nhưng ông ấy phải hoàn thành trách nhiệm của
ông sau khi đã hoàn tất giai đoạn II của FUV, tức là xây dựng cả nhân lực và vật
lực xong social science department - phân khoa khoa học xã hội - của FUV rồi
hãy từ chức.
Thứ
tư,
Khi ông Bob Kerry từ chức thì phải tìm một nghị sĩ hoặc một nhà quản lý điều
hành có uy tín xã hội và giới chuyên môn có quốc tịch Hoa Kỳ lên thay thì FUV mới
có thể trường tồn theo hiến chương của nó. Nếu không thì với cái văn hóa làng
xã cộng thêm tôn giáo cộng sản thì FUV sẽ giống như Đại học Hoa Sen, Đại học
Tân Tạo hoặc Đại học Việt Đức đang ngoi ngóp chết chìm và bị tôn giáo sản thôn
tính bằng tư tưởng Mác Lê và Hồ. Điều này tự bản thân tôi đã có kinh
nghiệm khi gầy dựng và muốn sự trường tồn của Go West Foundation sau gần 2 năm thành lập và hoạt động. Điều
này không có nghĩa là người Việt trong nước không có nhân tài, nhưng cộng đồng
người Việt mãi sa đà vào đả kích cá nhân hơn là đi tìm nguyên nhân làm cá
nhân sai lầm. Nên người Việt kém khả năng đồng thuận và đưa ra giải pháp tối ưu
cho một vấn nạn xã hội và con người, đây là cốt lõi của triết học!
KẾT
Như
tôi đã viết, Việt Nam đang cần một triết lý giáo dục trước
khi đưa triết lý ấy vào nền giáo dục nước nhà cụ thể ở các bậc
giáo dục từ mầm non đến sau đại học. Đó là cốt lõi của vấn đề để
xây dựng lại một Việt Nam đã phá sản cả phần xác lẫn phần hồn trong 71 năm qua.
Bốn
mươi mốt năm sau nội chiến chính quyền cộng sản ở Việt Nam chưa làm được việc
khó nhất sau chiến tranh là hòa giải và hòa hợp dân tộc, nên người Việt mãi ngồi
nhìn vấn đề lớn của dân tộc ở tư duy nông dân làng xã. Bao giờ dân và nước Việt
mới chịu lớn?
Asia Clinic, 9h29' ngày
thứ Năm, 02/6/2016
-----------------------------
Tin
liên quan
1
tháng 6 2016
No comments:
Post a Comment