Nhà
văn Võ Thị Hảo
Tue, 06/02/2015 - 19:29 — autum
"Có một đội
ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản
ngày xưa". Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng,
thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng"…
(Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ - đại biểu QH Bến Tre)
*
Trên đời này có nhiều loại cướp bóc nhưng không loại
cướp bóc nào có thể hủy hoại cả một đất nước như loại dùng thể chế chính trị và
bộ máy chính quyền làm công cụ cướp đoạt của người dân. Bao đau thương khổ nạn
của loài người cũng chủ yếu từ đó mà ra.
Cướp bóc theo kiểu nói trên là những cuộc cướp bóc tầm
quốc gia, qua những Hiến pháp, luật, thông tư chỉ thị, bảo hộ độc quyền, các loại
thuế và phí… nhằm cướp bóc của dân. Những tội ác này được cả hệ thống truyền
thông nô lệ và bộ máy đàn áp che giấu, mỵ dân. Ai dám nói sự thật hoặc phản đối
sẽ phải hứng chịu bạo lực dưới nhiều hình thức. Bạo lực của bộ máy cướp bóc này
được tung ra từ tất cả các khâu từ Đảng cộng sản, nhà nước, cơ quan, hội đoàn tới
lập pháp, tư pháp, hành pháp. Bạo lực cũng thể hiện rõ nhất ở hệ thống công an
và bộ máy hành chính các cấp.
Việc "rút xương tủy" của dân dưới nhiều
hình thức để tham nhũng dưới danh nghĩa công dân phải đóng góp xây dựng tổ quốc
là chiêu bài cướp bóc mà bộ máy độc tài luôn tận dụng.
Tăng
thuế, phí và lạm thu
Chỉ tính riêng giá xăng dầu, kể từ đầu năm 2015 đến
nay, giá đã tăng 3 lần liên tiếp. Theo các chuyên gia thì nguyên do tăng không
phải do giá xăng dầu thế giới mà bởi nhà nước vô cớ tăng thuế môi trường lên 300%.
Dù là nước xuất khẩu dầu, nhưng giá xăng tại VN đắt hơn Mỹ. Trong khi đó Mỹ có
mức thu nhập cao hơn Việt Nam (2011) lên tới 31,7 lần. Mỗi lần tăng giá xăng,
điện, tăng thuế và phí, giá thị trường tăng theo và dân càng khốn cùng.
Theo báo Tuổi trẻ, nhiều khoản thuế và phí lạm thu
đã khiến cho nhiều gia đình ở Hà Tĩnh ngập chìm trong nợ vì họ đã đói ăn mà vẫn
phải vay để nộp. Trưởng phòng tài chính huyện Can Lộc thừa nhận, có rất nhiều
khoản thuế và phí vô lý. Sự lạm thu đang khiến người dân bị bần cùng hóa, nhiều
người phải tha phương cầu thực.
Tình trạng này đã xẩy ra từ nhiều năm trước nhưng
không khắc phục mà ngày càng lạm thu vô tội vạ. Báo cáo tại Quốc hội cho biết,
ngay từ năm 2002, qua khảo sát thấy rằng các cơ quan cấp TƯ và địa phương
có quyền đặt định thu của dân ít nhất 432 khoản phí và lệ phí ngoài thuế.
Việc đặt mức thu hết sức tùy tiện, lộn xộn, không thể quản lý nổi.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, mức thu từ thuế
và phí tại VN ngày càng tăng vọt. Trong 5 năm vừa qua, nguồn thu từ thuế và phí
của VN dẫn đầu khu vực, là 20% GDP. Báo cáo “Tổng quan môi trường thuế VN 2014”
cho biết, tình trạng phí chồng lên phí và lạm thu đang khiến mỗi người dân phải
gánh tỉ lệ chịu thuế, phí/GDP cao gấp 1,4-3 lần so với các nước trong khu vực,
trong khi thu nhập bình quân đầu người VN vào hàng thấp nhất.
Thống kê của Bộ NNPTNT cũng cho biết nông dân phải
gánh đến 131 khoản đóng góp, trong đó có 93 loại phí, lệ phí theo quy định và
38 khoản “đóng góp xã hội” khác.
Theo T.S Lê Đăng Doanh – nguyên Phó Viện trưởng Viện
Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM), thì chính “thói quen” chi tiêu
ngân sách như hiện nay là căn nguyên khiến gia tăng các loại phí và lệ phí đối
của người dân, DN. Theo lý giải của TS Doanh, năm 2015 xuất hiện nhiều hình thức
thu phí, lệ phí là nhằm bù đắp thiếu hụt của thu ngân sách Nhà nước.
Chẳng hạn đoạn đường cao tốc Pháp Vân – Ninh
Bình (chỉ dài 20km) cũng đã được Bộ này ban hành mức thu phí xe container 400
feet cao nhất lên đến 5 triệu/tháng. Hay ngày 8/4 tại cầu Đồng Nai đã áp dụng mức
thu phí 15.000 – 120.000/vé/phương tiện… Đây chỉ là một trong số các ví dụ của
việc Nhà nước đang dùng nhiều cách để tăng thu, bù đắp cho thâm hụt ngân sách.
Cái chết hàng loạt trong nhiều năm của các doanh
nghiệp VN và sự nghèo khó khốn cùng của người dân VN chính là hệ quả của những
hành vi cướp bóc qua thuế, phí, qua các chính sách bảo hộ doanh nghiệp độc quyền
như xăng dầu, điện…
Thắng
lợi của Đảng: đổi bằng xương máu dân
Nhân dịp Đảng CS VN kể công rầm rộ nhân dịp kỷ niệm
85 năm thành lập, người VN không thể không nhìn lại lịch sử 70 năm của thể
chế độc tài cộng sản VN.
Căn cứ các sự kiện lịch sử, thì thấy đúng là Đảng
„đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác“, nhưng Đảng thắng là dân thua. Đảng
chỉ có nghĩa là một nhóm người có quyền lực chiếm được quyền lãnh đạo. Mỗi thắng
lợi của Đảng đều đổi bằng hoặc xương máu và nước mắt của dân VN.
„Có một đội ngũ
giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày
xưa“. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả
ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng“. Tội tham ô, tham nhũng mà
không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người
nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân
dân”.
(Phát biểu của thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, phó giám
đốc Học viện Quốc phòng (đại biểu Bến Tre) Tuổi trẻ - 277572015)
Có thể thấy, hầu hết những thắng lợi của Đảng cộng sản
và chính quyền VN ngay từ khi mới thành lập cho đến nay đã lấy phương châm „cướp“
làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Chúng ta có thể thấy vô số từ „cướp“, „giết“… trong
các văn bản trang trọng của nhà cầm quyền độc tài cộng sản VN: “cướp của người
giàu chia cho người nghèo“, „cướp chính quyền“, cướp kho thóc của Nhật“, „Trí
phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ“…
Chính quyền cộng sản VN cũng do cướp mà có được và từ
đó nhiều hành xử của nó đối với những người dân cũng theo „tôn chỉ cướp bóc“.
Chẳng hạn việc quyền lực trong bộ máy đều trao cho các đảng viên. Chỉ một nhóm
người trong đảng nhưng lại tự đoạt lấy quyền đại diện cho quyền lợi của công
dân cả nước là bất công và phản lại quyền con người.
Ông Hoàng Văn Ngài
bị tra tấn đến chết trong đồn công an Đak nông nhưng họ đã dựng hiện trường giả,
đổ cho ông tự tử. Ảnh do thính giả gửi cho RFA
Cải cách Ruộng đất là cuộc đại cướp bóc làm đảo lộn
toàn bộ tổ chức xã hội bằng cách phế bỏ quyền tư hữu đối với tất cả ruộng, đất,
vườn, ao, hoa màu, trâu bò và công cụ sản xuất. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì
nó không khác gì một cuộc diệt chủng áp dụng lên chính đồng bào của mình.
Người VN sẽ không bao giờ quên những cuộc giết người
rùng rợn, do chính người VN, mà trước đây có thể là bạn bè, hàng xóm sống yên
vui đầm ấm. Để không bị chính quyền đoạt mạng, con tố oan cha, chồng vợ tố oan
nhau. Nguyên tắc hành động căn bản của các Ủy ban Cải cách ruộng đất là „Thà chết
mười người oan còn hơn là để sót một địch“( Hồ sơ của Hội đồng CCRĐ - Thư
viện Pháp luật VN).
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, sách Lịch sử kinh
tế Việt Nam 1945 – 2000, tập 2 xuất bản tại Hà Nội năm 2004, chỉ riêng cuộc
CCRĐ đợt 5(1955- 1956) được thực hiện ở 3.563 xã, có khoảng 10 triệu dân và tổng
số người bị sát hạt trong đợt này lên đến 172.008 người, trong đó có tới
123.266 người(71,66%) là giết oan!
Cải cách ruộng đất với hàng trăm ngàn cuộc đấu tố,
giết lương dân vô tội đã khiến dân VN táng đởm kinh hồn, đành khuất thân làm nô
lệ. Nông dân được chia đất từ chỗ cướp lại của địa chủ nhưng sau đó thì
việc tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp đã cướp tất cả đất đai của họ vào tay
chính quyền và nông dân lại trở thành vô sản đến tận bây giờ vì Luật, Hiến pháp
vẫn quy định „đất đai là sở hữu toàn dân“.
Một trong những hành động cướp bóc quyền của dân lớn
nhất gần đây là vào năm 2013, khi sửa đổi Hiến pháp, điều 4 Hiến pháp này quy định
Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo Việt Nam, trong khi ngay cả những Hiến pháp
trước đó, mặc dù đã rất mất dân chủ, cũng không đủ can đảm để quy định một điều
phi dân chủ và và vi phạm nhân quyền như vậy.
Xóa
độc tài để giữ mạng Dân và mạng Nước
Chính vì sự lãnh đạo độc tài và theo phương châm cướp
bóc đã khiến cho dân VN không những nghèo khó mà còn bị mất quyền làm người, có
thể bị đoạt mạng sống bất kỳ lúc nào bởi nhân viên công quyền.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng công an
là đối tượng chính phải chịu trách nhiệm về việc có tới hơn 260 người chết
trong lúc bị tạm giam chỉ trong vòng 3 năm gần đây.
Làm chết người nhưng kẻ giết người lại được bao che
bởi chính các đảng viên cộng sản cấp trên và đồng nghiệp cùng hệ thống tư pháp,
hành pháp.
Sự bao che ấy thực sự là hành vi bật đèn xanh cho
nhân viên công quyền tha hồ cướp bóc, đánh giết dân. Điều đó tung ra một thông
điệp ngầm: cơ quan công quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là vua, là trời, để
dân sống thì dân được sống, bắt dân chết là dân phải chết, bất cần pháp luật.
Sự bao che ấy thể hiện quyền sinh sát của nhà
cầm quyền trong việc đánh đập, giết dân hoặc giả dạng côn đồ để hãm hại, mạt
sát, bỏ tù những người đi kêu oan, người dám lên tiếng đòi nhân quyền và
dân chủ…Sau khi đã làm cho dân khiếp sợ, biết rắng mình có kêu oan cũng vô vọng,
nhà cầm quyền càng tha hồ cướp bóc. Và chính sự cướp bóc này đã khiến cho vận mạng
VN, trước sự xâm lấn của TQ, trước sự tiếp tay của những kẻ bán nước, đang hết
sức nguy ngập.
Ông là một người làm thơ được chính quyền vinh danh
vì công lao trong việc tụng ca thể chế độc tài này và cho Đảng. Vì thế,
ông lên đến tận chức Phó Thủ tướng thường trực. Có lẽ con đường thành đạt
của ông đã được xây bằng những bậc thang tụng ca mục đích tôn chỉ của nhà cầm
quyền cướp bóc:
„Giết! Giết nữa,
bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa
tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu,
cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch,
thờ Stalin bất diệt“
(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 37- Nguồn:
Truclamyentu.infor).
Bài thơ của ông mặc dù được nhiều người có uy tín
đánh giá là „khát máu“, nhưng chỉ trong bốn câu văn vần này mà ông đã thâu tóm,
khắc họa được phương thức hành xử của chính quyền độc tài này với nhân dân.và
cũng cắt nghĩa được người VN khốn khổ vì đâu.
Rõ ràng là thể chế này cần phải xóa bỏ
vì nó đã lỗi thời, mục ruỗng và càng vận hành càng gây nhiều hành vi cướp bóc. Thay đổi VN bằng một thể chế chính trị đa nguyên, dân chủ, xóa bỏ
sự độc quyền của Đảng cộng sản, liên kết với các nước dân chủ và văn minh là
con đường để giữ mạng nước Việt và người Việt.
VTH
No comments:
Post a Comment