Ngày 24 tháng 5 năm 2015
Ngày 24 tháng 5 năm 2009, ông Trần Huỳnh Duy Thức -
một doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là một blogger -
đã bị bắt và khởi tố ban đầu với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam chỉ vì ông đã
thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa. Nhưng vào ngày 20
tháng 1 năm 2010, trong một phiên tòa diễn ra chỉ duy nhất một ngày, Trần Huỳnh
Duy Thức và ba người cùng bị truy tố với ông trong vụ án, gồm các ông Lê Công Định,
Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long, bị đưa ra xét xử với tội “hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự.
Ông Thức nhận án 16 năm tù kèm 5 năm quản chế, trong
khi các ông Định, Trung và Long theo thứ tự lần lượt nhận các mức án 5 năm, 7
năm và 5 năm tù kèm 3 năm quản chế.
Trái ngược với án tuyên tội hoạt động nhằm “lật đổ”
chính quyền, các hoạt động bị đưa ra truy tố của ông Thức và những người bị kết
án cùng ông thực chất chỉ là viết blog kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng
quyền con người (một bài viết ví dụ của ông Thức https://tranfami.wordpress.com/…/hewing_quest_for_democrac…/).
Các bị cáo đã không được đưa ra xét xử trong một phiên tòa công bằng, khi mà
thân nhân của họ cũng như các ký giả nước ngoài không được cho vào phòng xử án.
Hơn nữa, micro của các bị cáo thường xuyên ngưng hoạt động mỗi khi đến lượt
trình bày của luật sư bào chữa cho ông Thức hay khi ông Long có ý định công
khai trước tòa việc ông cùng các bị cáo khác đã bị bức cung để khai nhận tội.
Theo các nhân chứng có mặt tại phiên xét xử, các thẩm phán chỉ dành ra 15 phút
nghị án trong khi lại mất đến 45 phút đọc bản tuyên án, qua đó cho thấy khả
năng bản án đã được chuẩn bị trước thời điểm phiên tòa diễn ra.
Vào ngày 23
tháng 11 năm 2012, Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên hiệp Quốc (gọi
tắt là WGAD) đã kết luận việc cầm tù ông Thức cùng những người bị đồng tuyên án
với ông đã vi phạm quyền tự do tư tưởng và biểu đạt vốn được đảm bảo tại Điều
19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (gọi tắt là ICCPR). Theo đó, WGAD yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do đồng thời bồi thường
thiệt hại cho những người trên nhằm tuân thủ đúng các nghĩa vụ quốc tế của nước
này. Tuy Việt Nam đã chấp nhận 31 khuyến nghị kêu gọi tôn trọng và bảo vệ tự do
biểu đạt trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền của Liên
hiệp Quốc vào năm 2014, cho đến nay nhà nước Việt Nam vẫn chưa giải quyết thỏa
đáng trường hợp của ông Thức.
Hôm
nay, ngày 24 tháng 5 năm 2015, đánh dấu 6 năm ngày ông Thức bị đẩy vào vòng lao
lý. Hiện tại, ông Thức vẫn còn trong nhà tù cho dù ba
người bạn còn lại của ông đã được trả tự do trước đó. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi
nhà nước Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế lẫn trong nước của mình bằng
cách trả tự do ngay lập tức cho ông Thức. Chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành những bước đi cần thiết để hủy bỏ bản án của ông, lúc đó công lý mới được
trả lại cho ông. Cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền sẽ quan sát các diễn
biến tiếp theo.
ĐỒNG
KÝ TÊN:
1. Amnesty International – Anh
2. Civil Rights Defenders – Thụy Điển
3. Freedom House – Hoa Kỳ
4. International Commission of Jurists – Thụy Sỹ
5. Bà Janet Nguyễn, Thượng nghị sỹ bang California,
Quận 34 – Hoa Kỳ
6. Asian Forum for Human Rights and Development
(FORUM-ASIA) – Thái Lan
7. Asian Human Rights Commission – Hong Kong
8. Assistance Association for Political Prisoners –
Miến Điện
9. Burma Partnership – Miến Điện
10. Centre for Human Rights Education – Miến Điện
11. Citizens for Justice and Peace - Ấn Độ
12. Impersial – Indonesia
13. Justice and Peace Netherlands, The Hague – Hà
Lan
14. Network of Chinese Human Rights Defenders – Hong
Kong
15. OT Watch Mongolia – Mông Cổ
16. Taiwan Association for Human Rights – Đài Loan
17. Commission for the Disappeared and Victims of
Violence (KontraS) - Indonesia
18. Triangle Women’s Support Group – Miến Điện
19. Văn Lang – Cộng hòa Czech
20. Vietnamese Overseas Initiative for Conscience
Empowerment (VOICE) – Philippines
21. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo – Việt Nam
22. Hội Ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt
Nam – Việt Nam
23. Bạch Đằng Giang Foundation – Việt Nam
24. Hội Bầu Bí Tương Thân – Việt Nam
25. Thanh niên Canada Vì Nhân Quyền cho Việt Nam –
Việt Nam
26. Diễn đàn Xã hội Dân sự - Việt Nam
27. Hội thánh Tin lành Chuồng Bò – Việt Nam
28. Giáo Hội Liên Hữu LuTheran Việt Nam và Hoa Kỳ -
Việt Nam
29. Hội Cựu Tù nhân Lương tâm – Việt Nam
30. Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – Việt Nam
31. No – U Miền Trung – Việt Nam
32. REM Defenders – Việt Nam
33. Con Đường Việt Nam – Việt Nam
34. Mạng lưới Blogger Việt Nam – Việt Nam
35. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
– Việt Nam
36. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền – Việt Nam
Bản
sao nguyên bản :
No comments:
Post a Comment