Swagata Saha - East
Asia Forum
Biên dịch: Nguyễn
Huy Hoàng
Posted
on 23/10/2014 by The Observer
Trung
Quốc gần đây đã tái khẳng định ủng hộ Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên
của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tại cuộc họp lần thứ 14 của Hội đồng
Nguyên thủ các nước SCO vào ngày 12 tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình đã kêu gọi các nước quan sát viên SCO, trong đó có Ấn Độ và Pakistan,
trở thành thành viên chính thức.
SCO
là một tổ chức an ninh và kinh tế khu vực bao gồm Nga, Trung Quốc, Uzbekistan,
Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan, hoạt động từ năm 2004. Năm 2005, Ấn Độ
trở thành quan sát viên, cùng với Iran, Pakistan và Afghanistan. Sri Lanka,
Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ là các đối tác đối thoại.
Trước
đó tại SCO, Ấn Độ đã thể hiện sự sẵn sàng cho một vai trò quan trọng hơn trong
tổ chức này. Tháng 6 năm 2011, SCO phê duyệt một “bản ghi nhớ nghĩa vụ,” theo
đó cho phép các nước không phải thành viên được xin gia nhập SCO.
Trung
Quốc đã cố gắng hình thành một nhóm an ninh phi phương Tây nhằm đối trọng với
NATO và cho phép nó có nhiều cơ hội hành động quân sự hơn ở châu Á. SCO, thường
được mệnh danh là NATO của châu Á, bị Nga và Trung Quốc chi phối. Kể từ khi Tập
Cận Bình nhậm chức Chủ tịch nước, Nga và Trung Quốc đã tăng cường quan hệ bằng
các cuộc tập trận hải quân chung, các hội nghị bàn tròn kinh tế và một thỏa
thuận về khí đốt trị giá 400 tỷ USD, tất cả đều diễn ra trong quý đầu tiên của
năm 2014. Việc mở rộng SCO là bắt buộc để đảm bảo an ninh cho các đường ống dẫn
khí Trung Á mà rất nhiều trong số đó đi qua lãnh thổ Trung Quốc và đang bị đe
dọa bởi các cuộc nổi dậy ảnh hưởng đến việc xây dựng chúng.
Việc
NATO và Mỹ chuyển giao trách nhiệm an ninh cho Quân đội Quốc gia Afghanistan
vào năm 2014 đã mang lại các khả năng và trách nhiệm rất lớn cho SCO. Sự ổn
định ở Afghanistan là điều cốt yếu đối với động cơ chủ chốt của Trung Quốc là
gặt hái lợi nhuận từ các khoản đầu tư của họ tại nước này. Ngoài ra, các phần
tử nổi dậy ở khu vực Afghanistan-Pakistan đã tràn vào vào sân sau của Trung Quốc.
Nhiệt tình cách mạng của các nhóm tại khu vực này đã thúc đẩy Phong trào Hồi
giáo Đông Turkestan ở Tân Cương, Trung Quốc. Tân Cương đã bị ảnh hưởng bởi
nhiều cuộc tấn công nổi dậy trong năm nay. Vụ nổ ở sân bay Karachi vào tháng 6
đã mở đầu cho việc chủ nghĩa cực đoan mở rộng mạng lưới của nó ở Trung Á.
Sự
bất mãn của dân chúng với các chính quyền không đáp ứng được đòi hỏi của người
dân đã trải khắp Trung Đông và Tây Á. Các thành viên của SCO thường được gọi là
“câu lạc bộ của những nhà chuyên chế.” Kế
hoạch mở rộng thành viên của SCO sang Ấn Độ, một trong những nền dân chủ ổn
định nhất và lớn nhất trong khu vực, nhằm mục đích hạ thấp những luận điệu này
trong khi kiềm chế những nỗ lực của phương Tây trong việc thúc đẩy dân chủ.
Về
phần mình, Ấn Độ đã có những động thái tỉnh táo trong việc trở thành thành viên
chính thức của SCO. Năm 2012, Ấn Độ khởi xướng Đối thoại Ấn Độ-Trung Á. Năm 2014,
Ấn Độ tham dự cuộc họp của các điều phối viên quốc gia các nước thành viên SCO,
nơi các quan sát viên lần đầu tiên được mời tham dự, ít lâu sau chuyến thăm của
Tổng thư ký SCO Dmitry Fedorovich đến Ấn Độ.
Việc
trở thành thành viên chính thức của SCO có ý nghĩa then chốt đối với các mục
tiêu ngoại giao năng lượng và Chính sách kết nối Trung Á của Ấn Độ. Dấu chân mờ
nhạt của Ấn Độ trong một Trung Á giàu năng lượng có thể gây bất lợi cho kế
hoạch “Make
in India” (chiến dịch thu hút đầu tư và sản xuất nước ngoài tại Ấn Độ – ND)
của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Việc mở rộng thành viên SCO cũng sẽ có lợi
cho các nỗ lực ngăn chặn khủng bố, buôn bán ma túy và chủ nghĩa cực đoan.
Kế
hoạch nâng cấp các quan sát viên thành thành viên chính thức của SCO song song
với “Sáng kiến một vành đai, một con đường” mà Trung Quốc đưa ra năm 2013. Vành
đai kinh tế Con
đường Tơ lụa mới và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 được thiết kế nhằm
nâng cao sức hấp dẫn thương mại đối với Trung Quốc và tăng cường sự hiện diện
của nó ở châu Á.
Việc
kết nạp Pakistan làm thành viên SCO sẽ tạo thuận lợi cho kế hoạch làm sống lại
vai trò trung tâm thương mại khu vực của Trung Quốc. Điều này cũng sẽ hỗ trợ
cho Chiến lược phát triển miền Tây được Trung Quốc đưa ra từ năm 2000. Bằng
cách phát triển một mạng lưới về dầu khí, đường sắt, đường bộ, kinh tế và văn
hóa phức tạp với các quốc gia châu Á khác, Trung Quốc giành được vị thế mạnh mẽ
hơn để vươn lên dẫn đầu trong thế kỷ châu Á.
Vấn
đề mở rộng thành viên SCO được đưa ra tại thời điểm mà sự cạnh tranh Đông-Tây
đang ở mức cao mới kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Quan hệ Mỹ-Nga đã xấu
đi đáng kể do cuộc khủng hoảng Ukraine. Sau khi ký kết các thỏa thuận khí đốt
Trung Quốc – Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng trật tự thế giới
đơn cực đã chấm dứt. Các thành viên của Hạ viện Mỹ cũng đã chỉ trích Ấn Độ vì
đã “ngầm
chấp thuận sự xâm lược của Nga tại Crimea.” Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Chuck Hagel tới Ấn Độ vào tháng 8 và chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng
Ấn Độ Modi sau lệnh cấm thị thực (của Mỹ đối với Modi) kéo dài gần một thập kỷ
có thể báo hiệu cho một sự cải tiến trong quan hệ Đông-Tây. Nhưng hoạt động
tình báo mạng, trinh sát quân sự và các cuộc không kích của Mỹ tại Syria vẫn
còn là nguyên nhân chính cho những căng thẳng giữa Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ.
Các
thành viên SCO cần phải có cách tiếp cận hai chiều để trở thành một nhóm thành
công trong khu vực. Ở tầm vĩ mô, nó phải hình thành được một tầm nhìn chung và
sự tin cậy lẫn nhau với các tổ chức tương tự, ví dụ như Tổ chức Hiệp ước An
ninh Tập thể. Ở cấp độ vi mô, các vấn đề song phương và khu vực giữa các nước
thành viên cần phải được giải quyết. Ví dụ như những căng thẳng giữa Ấn Độ và
Pakistan (cả hai đều đã là thành viên chính thức của SCO) về vấn đề Kashmir.
Tương
tự như vậy, Trung
Quốc và Ấn Độ nên giải quyết những tranh chấp biên giới của họ. Ngoài ra
còn có những căng thẳng giữa Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, một đối tác đối thoại
của SCO, về Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan. Nếu SCO muốn góp phần vào một
châu Á ổn định và thịnh vượng, nó buộc phải giải quyết những tranh chấp song
phương này.
Swagata
Saha là Trợ lý nghiên cứu tại Observer Research Foundation (Quỹ Nghiên cứu Quan
sát viên), Ấn Độ.
Bản
gốc tiếng Anh: East
Asia Forum
No comments:
Post a Comment