Đăng
bởi Lê Quốc Tuấn vào Tue, 09/16/2014 - 10:33.
Báo Người Việt Trẻ - XHDS và các tổ
chức XHDS được nói đến rất nhiều trong những năm gần đây, Thật sự ở VN đã có
các tổ chức XHDS đúng nghĩa chưa? Liệu những cơ chế của nhà nước có làm khó dễ
hoạt động của các tổ chức XHDS độc lập hay không? liệu người trẻ có thể làm gì
để đóng góp cho XHDS phát triển tại Việt Nam. Để làm sáng tỏ vấn đề này Báo
Người Việt trẻ có bài trao đổi với anh Lê Quốc Tuấn - Người phát ngôn của PT
Con Đường Việt Nam về hoạt động của XHDS tại Việt Nam. Hy vọng đây sẽ là chủ đề
bổ ích để quý độc giả thấy một XHDS là đòi hỏi cấp bách cho VN hiện nay.
-
Trước tiên xin hỏi anh Lê Quốc Tuấn một cách đơn giản thì XHDS là gì? liệu tình
hình Việt Nam hiện nay có cần thiết để ra đời hoạt động những tổ chức Xã Hội
dân sự (XHDS) hay không?
Nếu
hiểu rằng, tổ chức XHDS (xã hội dân sự) là tập hợp của những công dân cùng thể
hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội (và quả đúng là như thế) thì xã
hội nào cũng cần đến các tổ chức XHDS và chính quyền nào, nếu thực sự vì người
dân, cũng nên trân trọng với đóng góp của các tổ chức XHDS.
Vậy
tại sao lại có câu hỏi này ? Có thể thấy tự bản thân câu hỏi đã hàm chứa một sự
nghi ngại. Cũng dễ hiểu nếu đấy là nghi ngại từ phía một chính quyền phi dân
chủ, không muốn chia sẻ trách nhiệm quản lý xã hội với người dân; còn nếu xuất
phát từ người dân thì chắc chắn là từ những người dân chưa có thói quen suy
nghĩ độc lập và chưa có cơ hội được thể hiện trách nhiệm của mình với cộng
đồng, xã hội một cách độc lập. Và điều này là hậu quả của lối suy nghĩ ỷ lại,
thụ động đổ hết trách nhiệm xã hội cho chính quyền.
Để
tồn tại, phát triển, Việt Nam có nhu cầu mở cửa hội nhập với thế giới văn minh.
Hội nhập để đóng góp và chia sẻ với đại khối nhân loại về một tương lai chung.
Sự hội nhập này chỉ có ý nghĩa và hiệu quả khi nó mang tính vô tư và tự nguyện.
Nói rõ ràng hơn, sự hội nhập như thế không thể thiếu đóng góp của các tổ chức
XHDS. Bởi vì nếu chỉ có đóng góp của các tổ chức chính quyền, hoặc các tổ chức
dân sự trá hình (nghĩa là các tổ chức XHDS có kết nối, ràng buộc với chính quyền),
bỏ lơ các tổ chức XHDS đúng nghĩa, sự đóng góp ấy chỉ mang tính phiến diện, chủ
quan phi nhân bản. Và nhân loại không thể phát triển đến những ý nghĩa, mục
tiêu cao đẹp từ những đóng góp giới hạn như thế.
Và
khi nói đến tình hình cụ thể, có thể nói Việt Nam hiện nay không bị một đe doạ
an ninh nào lớn hơn là mối đe doạ từ TQ. Để đáp trả lại mối đe doạ ấy, thiết
tưởng không có sức mạnh nào hơn ý chí của toàn dân. Và rõ ràng, ý chí của toàn
dân không thể được hình thành khi một bộ phận dân chúng nào đó, hay cụ thể hơn
là một tổ chức XHDS nào đó, bị buộc phải hy sinh mong ước và bị ngăn cấm không
cho chia sẻ trách nhiệm giữ nước, dựng nước với chính quyền.
Chưa kể, để có thể nhanh chóng hội nhập với thế giới văn minh (như vừa nói trên), Việt Nam cần nhanh chóng hình thành nhiều tổ chức XHDS để người dân có cơ hội hành động tự nguyện, hành xử độc lập và qua đó dần phát triển trình độ dân chủ của mình.
Chưa kể, để có thể nhanh chóng hội nhập với thế giới văn minh (như vừa nói trên), Việt Nam cần nhanh chóng hình thành nhiều tổ chức XHDS để người dân có cơ hội hành động tự nguyện, hành xử độc lập và qua đó dần phát triển trình độ dân chủ của mình.
Tóm
lại, tình hình Việt Nam hiện nay không những hết sức cần thiết để ra đời
những tổ chức xã hội dân sự mà sẽ còn là quá trễ, quá nghịch chiều với trào lưu
tiến bộ của nhân loại nếu các tổ chức XHDS chưa được chính phủ nuôi dưỡng, phát
huy và bảo vệ đúng mức.
-
Anh có thể khái quát tình hình hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt
Nam hiện nay được không? Theo anh hiện nay những hoạt động của các tổ chức,
diễn đàn XHDS có ảnh hưởng gì tới xã hội và tới phong trào tranh đấu cho tự do
- dân chủ - nhân quyền cho VN?
Theo
lý giải của chính phủ, các tổ chức XHDS ở VN bao gồm nhiều loại hình khác nhau
như: tổ chức quần chúng, hay còn gọi là các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn
Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Hội
Nông dân,…); tổ chức xã hội nghề nghiệp (các hội và liên hiệp hội thuộc các
lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, văn hoá- nghệ thuật, các hội nghề nghiệp…). Các
tổ chức XHDS ấy hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
đó tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân
trí, bảo vệ hội viên, tham gia xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục, y
tế, thể dục thể thao, các hoạt động từ thiện nhân đạo, tư vấn, phản biện và
giám định xã hội…
Và theo thống kê chưa đầy đủ, các loại hình tổ chức trên có đến 380 hội đoàn hoạt động trên toàn quốc, liên tỉnh, thành phố; 18 tổ chức công đoàn ngành, 6.020 tổ chức ở cấp địa phương và hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội.
Và theo thống kê chưa đầy đủ, các loại hình tổ chức trên có đến 380 hội đoàn hoạt động trên toàn quốc, liên tỉnh, thành phố; 18 tổ chức công đoàn ngành, 6.020 tổ chức ở cấp địa phương và hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội.
Vấn
đề ở chỗ này: chính quyền là chi phối cao nhất, sâu xa nhất đến các hoạt động
của công dân. Do đó, bất cứ đóng góp vô tư của người dân vào xã hội đều ít
nhiều mang tính kiểm tra, phê phán thậm chí đi ngược lại với quan điểm quản lý
điều hành của chính phủ. Và chỉ những đóng góp của những tổ chức XHDS độc lập
đúng nghĩa mới có giá trị vô tư, khách quan để bổ sung các khiếm khuyết cho nhà
nước trong việc điều phối xã hội. Trong ý nghĩa đó, tôi hoàn toàn nghi ngờ giá
trị đóng góp của các tổ chức XHDS do các tổ chức quần chúng mở rộng của nhà
nước lập thành như kể trên. Bởi vì các tổ chức XHDS ấy, dù có mục đích xã hội,
giáo dục hay tôn giáo, tư tưởng cũng đều không thể đi đến tận cùng như các đóng
góp độc lập. Và, khi không độc lập, chỉ là phiên bản song sinh của chính quyền,
các tổ chức XHDS trên không thể được kể là các tổ chức XHDS mà chúng ta muốn
bàn đến ở đây.
Nếu
coi tính độc lập, tự nguyện và vô tư với chính quyền là nguyên tắc và giá trị
của một tổ chức XHDS ở Việt Nam, không thể không kể đến một khuynh hướng đang
hình thành phát triển của các loại tổ chức như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Đoàn
kết Công nông Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, Hội
Anh em Dân chủ, Hội Bầu Bí Tương Thân, No-U FC Hà Nội, No-U FC Sài Gòn, Phong
trào Con đường Việt Nam, Hội nhà báo độc lập…cùng nhiều tổ chức độc lập, thiện
nguyện, phi chính trị khác mà chúng ta chưa có điều kiện thống kê…Và rõ ràng là
vì hiến pháp, luật định về quyền lập hội của công dân mà chính phủ VN trong
thực tế đã không có cách nào khác hơn là phải để các tổ chức này được tồn tại
sinh hoạt, dù rằng các hoạt động của họ có va chạm đến những khu vực “nhạy cảm”
của nhà nước.
Chính từ các tổ chức XHDS độc lập này, các công dân có cơ hội hành xử, tư duy độc lập, tính dân chủ được nuôi dưỡng, phát triển, làm nền tảng cho một xã hội văn minh mà người dân Việt Nam nào cũng hằng mong muốn.
Chính từ các tổ chức XHDS độc lập này, các công dân có cơ hội hành xử, tư duy độc lập, tính dân chủ được nuôi dưỡng, phát triển, làm nền tảng cho một xã hội văn minh mà người dân Việt Nam nào cũng hằng mong muốn.
-
Được biết anh là phát ngôn nhân của Phong trào CĐVN, Phong trào CĐVN có phải
một mô hình hoạt động của XHDS hay không? trong thời gian này, các hoạt động
của Phong trào CĐVN có thúc đẩy, hỗ trợ cho sự phát triển của XHDS hay không?
Mô
hình hoạt động của CĐVN là một hình thái XHDS vì tính tự nguyện và phi kinh
doanh của tập hợp các thành viên vốn là hai nguyên tắc cơ bản của một tổ chức
XHDS. Bên cạnh đó, là một tổ chức chuyên chú vào việc đấu tranh cho quyền con
người, bao gồm các quyền căn bản để có thể phát triển một tổ chức XHDS như
quyền lập hội, quyền tự do biểu đạt...hoạt động của CĐVN trong hoàn cảnh quyền
con người vẫn thường xuyên bị chính quyền toàn trị vi phạm hoàn toàn có hiệu
quả thúc đẩy, hỗ trợ cho việc phát triển XHDS tại Việt Nam.
Nói
đến quyền con người mà tất cả chúng ta đều đang có nghĩa vụ bảo vệ, hãy hiểu
rằng quyền con người không chỉ gồm các quyền về chính trị mà còn cả những quyền
khác, có liên quan thiết thực đến các lãnh vực khác của cuộc sống như sức khoẻ,
giáo dục, phúc lợi xã hội…nhưng tiếc rằng ở VN người dân vẫn không được thông
tin đầy đủ về các quyền của mình. Đó cũng là một trách nhiệm quảng bá mà CĐVN
đang nỗ lực thực hiện.
-
Trở lại với tình hình của VN hiện nay, nhiều nhà phân tích đã chỉ ra khá nhiều
bộc lộ yếu kém của các tổ chức xã hội dân sự đang hoạt động tại Việt Nam như
thiếu cơ chế quản lý, thiếu định hướng, thiếu nhân tố lãnh đạo v.v.v điển hình,
một trong những ví dụ đó là những bộc lộ yếu kém trong hoạt động của Hội nhà
báo độc lập sau 2 tháng, theo anh, chúng ta (những người đang đấu tranh cho dân
chủ cho VN) nên rút ra được gì từ những bộc lộ yếu kém này (bộc lộ yêu kém -
theo quan điểm của BBT Báo NVT).?
Dân
chủ là nguyên tắc quan trọng cho việc kết hợp các cá nhân cùng ý tưởng để hình
thành các tổ chức XHDS. Nói đến nguyên tắc dân chủ ở đây, tôi muốn nhấn mạnh
đến một điều quan trọng hơn cả chuyện “thiếu cơ chế quản lý, thiếu định hướng,
thiếu nhân tố lãnh đạo…” là khả năng hành xử dân chủ. Hành xử dân chủ không
phải là một khả năng bẩm sinh mà là một khả năng được đào luyện, khả năng của
con người văn minh. Nói như thế để thấy rằng những va vấp trong hành xử dân chủ
là điều không thể tránh khỏi khi mỗi chúng ta đang vượt lên trên bản năng chủ
quan của mình để phối hợp công việc với người khác. Những gì xảy ra ở Hội Nhà
Báo Độc Lập là không ngoài nguyên nhân này. Theo tôi, điều đó không nên là một
sự thất vọng, thoái chí mà nên là một nhắc nhở về nỗ lực trau dồi năng lực hành
xử dân chủ của mỗi người Việt chúng ta.
Đừng
quên rằng rất nhiều tổ chức XHDS thành công, làm thay đổi cuộc sống chung quanh
đã bắt đầu từ những nhóm nhỏ đơn giản, không chặt chẽ, nhưng dần dần mở rộng,
phát triển được nhờ những thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thực tế nhân
sự trong tinh thần dân chủ.
Và
nói như thế không phải để đi đến suy nghĩ cho rằng người VN chưa đủ ý thức,
trình độ hành xử dân chủ cho nên không thể và không nên có những tổ chức dân
chủ (chẳng hạn như các tổ chức XHDS). Đã có nhiều tranh cãi phải quấy về điều
này nên tôi không muốn nhắc lại ở đây để chỉ xin nói rằng chính vì những khuyết
điểm về ý thức, năng lực hành xử của người Việt mà ta nên có nhiều tổ chức XHDS
để qua đó từng người dân sẽ có nhiều cơ hội hành xử dân chủ.
-
Cuối cùng, theo anh những người trẻ VN hiện nay có thể làm gì để thúc đẩy sinh
xã hội dân sự tại Việt Nam phát triển?
Giới
trẻ VN hãy không ngừng học hỏi, suy nghĩ độc lập, và trau dồi khả năng hành xử
dân chủ. Vì chỉ có kiến thức, suy nghĩ độc lập và hành xử dân chủ mới giúp thúc
đẩy các tổ chức XHDS (mà mình là thành viên) mang lại giá trị cho chính mình,
cộng đồng và tổ quốc chung.
Hãy
nhìn ra chung quanh mình giữa vô vàn những điều bất toàn của đời sống. Hãy bắt
tay vào những gì trong khả năng của mình để thay đổi chúng. Và hãy hành động
như thế bằng sự tự nguyện, vô vị lợi, suy nghĩ độc lập và phối hợp với những
người đồng hành cùng ý hướng bằng năng lực dân chủ.
Nếu làm được như thế, các bạn trẻ sẽ giúp XHDS phát triển và giúp các tổ chức XHDS giữ được giá trị cao đẹp của nó để xứng đáng với đóng góp tự nguyện, vô vị lợi của mỗi chúng ta.
Nếu làm được như thế, các bạn trẻ sẽ giúp XHDS phát triển và giúp các tổ chức XHDS giữ được giá trị cao đẹp của nó để xứng đáng với đóng góp tự nguyện, vô vị lợi của mỗi chúng ta.
-
Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi thú vị này, những người làm Báo trẻ như chúng
em trong BBT Báo NVT, cùng toàn thể đồng bào Việt Nam luôn mong ước có một môi
trường sinh hoạt dân sự đúng nghĩa tại Việt Nam. Chúc cho anh mạnh khỏe và có
nhiều đóng góp hơn nữa tới cộng đồng và sự phát triển của XHDS tại Việt Nam.
Thực
hiện Bình Minh
Báo Người Việt Trẻ
Báo Người Việt Trẻ
No comments:
Post a Comment