Trung Quốc trong bài toán 'an ninh hàng hải' Biển Ðông
Nguyên tác: Carl Thayer
Chuyển ngữ: Hà Giang/Người Việt
Monday, August 30, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=118029&z=262
Hợp tác, hay bị gạt ra khỏi cuộc chơi
.
LTS - Là một giáo sư chính trị học tại Học Viện Quốc Phòng ở Canberra, Úc Ðại Lợi, GS Carl Thayer am tường và quan tâm đến những biến chuyển mới đây trong tam giác Việt-Mỹ-Trung, tại vùng Biển Ðông, cũng như Á Châu-Thái Bình Dương. Cho rằng việc Hoa Kỳ và Việt Nam mở đầu cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng giữa hai bên ngay tại Hà Nội vào Thứ Ba, ngày 17 Tháng Tám vừa qua là một biến động quan trọng, Giáo Sư Carl Thayer ghi lại nhận định của mình trong bài viết có tên “Vietnam's Defensive Diplomacy.” Người Việt dịch lại bài viết sang Việt ngữ, với sự cho phép của tác giả.
***
Bối cảnh quân sự tại Á Châu đang chuyển mình, và nếu xét riêng về mặt hàng hải, sự chuyển mình tại Ðông Nam Châu Á nổi bật hơn hẳn bất cứ địa điểm nào khác trên thế giới. Và vừa rồi, một biến động lớn đã xảy ra: Hoa Kỳ và Việt
Cuộc họp vào hôm Thứ Ba dựa trên những trao đổi cứ ba năm diễn ra một lần, giữa bộ trưởng Quốc Phòng của hai phía, bắt đầu từ năm 2000, và đánh dấu bước ngoặt rõ nét trong quan hệ song phương. Dưới sự đỡ đầu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Việt
.
Sự kiện này khiến người ta đặt nhiều câu hỏi:
Ý nghĩa thực sự của cuộc họp được thực hiện ở cấp Thứ Trưởng này là gì?
Có phải cuộc đàm thoại mới này báo hiệu sự thay đổi chính sách của Việt Nam, từ chỗ duy trì một khoảng cách đều giữa hai cường quốc, đến chỗ nghiêng hẳn về phía Hoa Kỳ?
Và phải chăng, cuộc đàm thoại này cũng báo hiệu rằng, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Trung Quốc đang chuyển từ “bắt tay” (“engagement”) đến “kìm hãm?” (“containment”).
Và rồi, trong thời gian tới, mối giao hảo giữa Hoa Kỳ và Việt
.
Không có câu trả lời nào là đơn giản!
Nhưng rõ ràng, gần đây, những động thái quả quyết về quân sự của Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương và Biển Ðông đã kích thích việc đẩy mạnh hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai nước cùng có chung quyền lợi trong việc ngăn ngừa Trung Quốc, hay bất cứ quốc gia nào khác muốn thống trị đường hàng hải, và giành lấy chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp cưỡng chế. Việt
Từ năm ngoái, Việt
Nói một cách cụ thể, năm ngoái, các viên chức quân đội của Việt Nam đã tới chiến hạm USS John C. Stennis để quan sát vận hành của các chuyến bay trong vùng biển Ðông. Rồi khoảng cuối năm đó, trên đường đến thăm Washington, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh, ghé ngang Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương tại Hawaii, và được chụp ảnh một tầu ngầm hạt nhân của Hoa Kỳ qua kính tiềm vọng.
Năm nay, sự hợp tác tăng thêm cường độ khi nhà máy đóng tàu Việt Nam sửa chữa hai chiến hạm quân sự của Hoa Kỳ. Vào dịp kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, báo chí rầm rộ đưa tin phó đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn đến thăm hàng không mẫu hạm USS George HW Bush neo tại Norfolk. Liền ngay sau đó, tại Việt Nam, chính quyền địa phương và các quan chức quân sự từ Ðà Nẵng bay ra hàng không mẫu hạm USS George Washington để quan sát các hoạt động trong vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Ðông.
Cùng lúc đó, Việt
Chương trình thăm viếng thường niên, khởi đầu từ 2003. Cho đến nay, hoạt động chung giữa hai nước mới chỉ gồm những huấn luyện phi tác chiến, như giảm thiểu thiệt hại, luyện tập tìm kiếm và cứu nguy, cũng như trao đổi kỹ thuật nấu nướng.
Thoạt nghe, những trao đổi này có vẻ tầm thường, nhưng thật ra rất cần thiết cho việc xây dựng niềm tin. Giờ đây, giai đoạn xây dựng niềm tin quan hệ quân sự đã xong, Hoa Kỳ và Việt Nam đang thảo luận để cùng vạch một chương trình hoạt động thiết thực, nhằm tăng cường sự chuyên nghiệp của quân đội Việt Nam.
Ðại cương, hai nước sẽ hợp tác trong việc xây dựng tiềm năng cho các lĩnh vực chuyên biệt như gìn giữ hòa bình, bảo vệ môi sinh, cũng như phối hợp công tác tìm kiếm, cứu nguy, và phản ứng trước thiên tai trong khu vực.
Nhưng, rồi sao nữa?
Ở thời điểm này, chương trình hợp tác chưa bao gồm việc mua bán vũ khí, thiết bị và kỹ nghệ quân sự. Nhưng rất có thể, Việt
Sự sẵn sàng của Việt
Về phía Hoa Kỳ, nhân viên quân sự Mỹ sẽ phát triển những quan hệ cá nhân với đối tác của mình, để hai bên có thể hiểu nhau hơn, nhờ vậy tạo sự dễ dàng cho những hợp tác tương lai.
Ngoài ra, quan hệ quân sự khắng khít giữa Việt
Việt Nam có những quan hệ quốc phòng lâu dài với Nga và Ấn Ðộ. Riêng với Úc Ðại Lợi, quan hệ này đã được phát triển mỹ mãn từ năm 1999, qua đó, Úc đào tạo hơn 150 sĩ quan Việt Nam. Việt
Sự phát triển của mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Việt
Việc Hoa Kỳ tái hợp tác với Việt Nam và các quốc gia khác ở Châu Á, như Indonesia, không nên bị đánh giá sai lầm, là chỉ nhằm mục đích bao vây Trung Quốc. Chính quyền Obama muốn chứng minh rằng Hoa Kỳ là quốc gia có trách nhiệm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và sẵn sàng hợp tác với các nước trong vùng, kể cả Trung Quốc, để duy trì an ninh khu vực. Quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tiếp tục mối quan hệ quân sự giữa đôi bên. Chính quyền Obama cũng tái hợp tác với các nước trong một cấu trúc an ninh đa phương cho khu vực.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates tuyên bố rằng ông sẽ tham dự cuộc họp khai mạc của các Bộ Trưởng Quốc Phòng và tám đối tác của họ tại Hà Nội vào Tháng Mười.
Cuộc họp thứ ba vừa qua là minh chứng hùng hồn về mối quan hệ quân sự ngày càng sâu đậm giữa Hoa Kỳ và Việt
Nếu Trung Quốc không làm được điều này, họ đối mặt với nguy cơ bị gạt ra khỏi mô hình hợp tác an ninh hàng hải mới, đang thành hình.
(Ghi chú: Tựa bài do Người Việt đặt)
.
.
.
No comments:
Post a Comment