Tuesday, August 31, 2010

TRUNG QUốC VÀ ẤN Độ: CUộC TRANH TÀI CủA THế Kỷ

Trung Quốc và n Đ: Cuc tranh tài ca thế k

Nguồn: The Economist

neofob, X-Cafe chuyển ngữ

19.08.2010

http://www.x-cafevn.org/node/883

Vì Trung Quốc và Ấn Độ đi lên có đôi, mối quan hệ giữa họ sẽ định hướng chính trị thế giới. Thật tiếc là họ chẳng cơm lành canh ngọt.

Cách đây một trăm năm người ta đã có thể nhận ra rằng những cường quốc đang lên với sự va chạm và tranh đua sẽ định hình thế kỷ 20. Mặt trời chiếu sáng trên đế chế Anh đã qua chính ngọ. Những lực lượng mới đầy khí lực đã biểu dương sức mạnh trên vũ đài toàn cầu, đáng chú ý là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức. Sự nổi lên của họ đem lại thịnh vượng chưa từng có; cũng như tàn phá ở mức độ không tưởng tượng được từ trước đến nay.

Suy gẫm về sự kiện quan trọng của tuần này: Trung Quốc chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, qua mặt Nhật Bản. Ở phương Tây điều này gây chú ý về việc Trung Quốc quan mặt Hoa Kỳ sớm hơn là từng nghĩ. Thế nhưng nhìn rộng ra một tý, áp dụng một tý quan điểm Á Đông, và cuộc tranh tài về lâu dài của Trung Quốc là một gã khổng lồ về kinh tế: Ấn Độ. Hai gã khổng lồ Á Đông này, mà cho đến tận 1800 vẫn chiếm nửa nền kinh tế thế giới, không như Nhật Bản hay Đức, chỉ đơn thuần là quốc gia. Xét về kích thước và dân số, mỗi nước là một lục địa -- và cho dù với những chỉ số tăng trưởng tráng lệ là một nước nghèo.

Dù chẳng phải duyên phận nhưng vẫn quan trọng

Đây là lãnh địa mới chưa từng thấy trong hàng thập niên nếu không muốn nói là hàng năm. Dân số không quyết định tất cả. Cũng như dự báo viễn ảnh kinh tế của những ngân hàng đầu tư. Cách đây hai thập niên Nhật Bản được xem là đối thủ chính của Hoa Kỳ. Những nước lớn và phức tạp như Trung Quốc có thể thất bại hay sụp đổ bởi những vấn nạn của chính nó. Về trước mắt những quan hệ đối ngoại của nó có thể quan trọng hơn, kể cả ở Châu Á: lấy ví dụ, có thể có nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc trỗi dậy và một Nhật Bản già cỗi nhưng vẫn cường tráng. Các cường quốc phương Tây vẫn có một ảnh hưởng nhất định.

Do đó vẫn có những bất trắc đầy rẫy. Vì thế năm tháng trôi đi, rủi ro sẽ tăng cao là hai gã Á Châu khổng lồ sẽ đối mặt với nhau vì tranh chấp biên giới (1). Làm thế nào Trung Quốc và Ấn Độ giải quyết mối quan hệ sẽ quyết định phải chăng những sai lầm đã gây tổn thương thế kỷ 20 lại lập lại lần này.

Chẳng ai lấy làm dễ chịu với vai trò của mình. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn phác họa rằng sự cường điệu của phương Tây về sự trỗi dậy của đất nước của họ là một âm mưu -- một cớ để trút bỏ những gánh nặng toàn cầu lên Trung Hoa hay để bao vây nó. Chứng kiến những liên minh của Hoa Kỳ với Nhật Bản và Nam Hàn, nghĩa vụ pháp lý giúp đỡ Đài Loan tự bảo vệ và những tình hữu nghị chớm nở với những kình địch của Trung Quốc, đáng chú ý là Ấn Độ nhưng nay cả với Việt Nam.

Sự hoang tưởng này trông như cường điệu. Tại sao không ai thắc mắc về một nơi mà, không những đông dân nhất thế giới, mà còn là nhà xuất khẩu lớn nhất, thị trường xe hơi lớn nhất, sản xuất khí thải carbon lớn nhất và là nơi tiêu thụ năng lượng lớn nhất (thứ hạng mà tự thân Trung Quốc hay phản đối)? Về việc thay đổi cân bằng quyền lực, việc nâng cấp đều đặn khả năng kỹ thuật của Quân Đội Giải Phóng Quân (PLA), xây dựng một hải quân đại dương và những kỹ năng phát triển nhanh chóng về không gian và mạng ảo vẫn chưa đe dọa ưu thế của Hoa Kỳ cho dù cảnh báo trong tuần này về sự uẩn khúc của những kế hoạch của PLA trong bản tường trình của Ngũ Giác Đài. Thế nhưng những tiến bộ quân sự của Trung Quốc hẳn làm mất bình tĩnh láng giềng và những đối thủ. Trong những tuần qua cho thấy Trung Quốc lỡ bước theo sau với Nam Hàn (cũng như phương Tây) về việc phải xử trí ra sao với việc đánh đắm tàu của hải quân Nam Hàn vào tháng Ba, hiển nhiên bởi một ngư lôi của Bắc Hàn. Và chính quyền Bắc Kinh đương sự bất hòa với những nước Đông Nam Á về yêu sách tham lam hầu như tất cả vùng biển Nam Trung Hoa.

Ấn Độ cũng cảm thấy mất bình tĩnh. Sự thất bại bẽ bàng dưới tay Trung Quốc trong một cuộc chiến ngắn ngủi cách đây gần 50 năm vẫn còn giày vò. Một truyền thống về hoài nghi chiến lược về Trung Quốc hằn sâu trong trí nhớ. Ấn Độ xem Trung Quốc như đang hành động để phá hoại họ ở các cấp độ: ngăn chặn họ có được những nguồn cung cấp năng lượng mà cả hai phải nhập khẩu; qua những thủ đoạn để ngăn một ghế thường trực cho Ấn Độ ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc; và, quan trọng hơn cả, qua những mối quan hệ với những quốc gia láng giềng của họ, đáng kể là Pakistan. Ấn Độ cũng nhận thấy Trung Quốc, sau hàng thập niên chuyển những tranh chấp lãnh thổ qua một bên vì những lợi ích phổ quát hơn trong bang giao, đã trở nên cứng rắn hơn về lập trường trong những tranh chấp ở Tây Tạng và Kashmir mà vào năm 1962 dẫn đến chiến tranh. Sự khó chịu này đã đẩy Ấn Độ gần hơn Hoa Kỳ về mặt chiến lược -- đáng chú ý hơn cả là sự hợp tác hạt nhân gây tranh cãi.

Những nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh coi thường Ấn Độ vì sự bừa bãi và dân chủ lờ mờ của nó. Thế nhưng họ phải hiểu rằng nó quả là một đối thủ về lâu dài -- đặc biệt là nếu tiếp tục ngả về Hoa Kỳ. Gần đây hơn cả là đầu thập niên 1990, Ấn Độ giàu có tương đương [với Trung Quốc] về thu nhập bình quân. Trung Quốc sau đó nhảy vọt quá xa mà tưởng chừng như Ấn Độ khó mà bắt kịp. Thế nhưng bây giờ những viễn cảnh lâu dài của Ấn Độ xem chừng ngon lành hơn. Trong khi Trung Quốc sắp đối mặt với dân số trong độ tuổi lao động giảm đi(2), Ấn Độ đang có ưu thế về nhân lực mà đã đem lại tăng trưởng các nơi khác ở Châu Á. Thật là không còn gì là kỳ lạ nếu tăng trưởng của Ấn Độ có thể qua mặt Trung Quốc trong một thời gian đáng kể. Ấn Độ có ưu thế của dân chủ -- ít ra là một van xả sú bắp cho sự bất mãn. Và quân đội của Ấn Độ về quân số chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ: Ấn Độ có 100 000 binh sĩ ở vùng tranh chấp Arunachal Pradesh (gấp hai lần quân số Hoa Kỳ sắp có ở Iraq). Và bởi vì Ấn Độ không đe dọa phương Tây, họ sẽ có những người bạn quyền lực vừa xứng
đáng vừa là đối trọng với Trung Quốc.

Một sự dàn xếp theo thời gian

Viễn cảnh của tái chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc chỉ là, ít ra trong hiện tại, thứ làm quấy rầy giấc ngủ của những nhà chủ nghĩa dân tộc trên báo chí Trung Quốc và những đại tá về hưu của những cố vấn Ấn Độ. Những người lạc quan thích hoan nghênh khoản 60 tỷ về thương mại mà hai bên kỳ vọng trong năm nay (gấp 230 lần so với tổng số năm 1990). Thế nhưng thế kỷ 20 cho thế giới thấy rằng những xung đột quyền lợi hiển nhiên thấy trước được có thể càng ngày trở thành những cuộc chiến dự báo trước được với những hậu quả không thể dự đóan được. Vì thế dựa vào thịnh vượng và dân chủ hơn ở Trung Quốc để giải quyết vấn đề dường như không phải là khôn ngoan. Có hai điều cần phải được thực hiện.

Thứ nhất, sự xúc tiến chậm chạp về dàn xếp biên giới cần phải phải phục hồi. Trách nhiệm chính ở đây đặt ở phía Trung Quốc. Họ có lãnh thổ mà họ muốn và luôn giữ yêu sách về Arunachal Pradesh như một con bài mặc cả. Họ đã, rốt cuộc, giải quyết những tranh chấp biên giới khó xử với Nga, Mông Cổ, Miến Điện, và Việt Nam. Chắc hẳn là nó chẳng khó mấy để giải quyết với Ấn Độ?

Điều đó dẫn đến điểm thứ hai, tình cảnh sâu xa hơn, điều mà Châu Âu phải trải qua hai đại thế chiến để đến gần hơn giải quyết: sự thiếu vắng của những nền tảng quan trọng của Châu Á trỗi dậy để thúc đẩy những thỏa hiệp đó. Một diễn đàn khu vực điều hành bởi Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) bị xem là vô dụng bởi sự ác cảm của Trung Quốc với ngoại giao đa phương. Cũng như bất kỳ một tên du côn nào khác, họ thích vặt kẻ phản kháng từng người một. Thật ra là tốt hơn nếu Trung Quốc và Ấn Độ -- và Nhật Bản -- có thể khởi động lập nên những diễn đàn khu vực để chuyển hướng những đối đầu thường thấy thành hợp tác cạnh tranh lành mạnh.

Một cách toàn cầu, hệ thống dựa trên luật lệ mà phương Tây thiết lập vào nửa bán thế kỷ 20 đem lại những lợi ích khổng lồ cho các cường quốc đang lên. Thế nhưng nó phản ảnh một trật tự thế giới lỗi thời, không phải sự cân bằng quyền lực toàn cầu, đó là chưa kể đến tương lai. Trung Quốc và Ấn Độ nên tham gia với vai trò lớn hơn trong việc định hình những quy tắc mà sẽ chi phối thế kỷ 21. Điều đó đòi hỏi những nhượng bộ từ phương Tây. Thế nhưng nó cũng đòi hỏi sự tham gia vào trật tự thế giới dựa trên luật lệ của Trung Quốc và Ấn Độ. Một cố gắng nghiêm túc để giải quyết những bất đồng của họ là một điểm tốt để bắt đầu.

---------------------------
(1):
http://economist.com/node/16843717
(2): http://economist.com/node/16846390

.

.

.

No comments: