Saturday, December 14, 2024

VÌ SAO BỘ CHÍNH TRỊ CẢNH CÁO ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC? (BBC News Tiếng Việt)

 



Vì sao Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?

BBC News Tiếng Việt

13 tháng 12 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj0rzle0j18o

 

 Sau ông Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Xuân Phúc là "Tứ Trụ" thứ hai bị kỷ luật cảnh cáo sau khi đã mất chức.

 

Diễn biến này xảy ra khi ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

 

Cụ thể, theo tường thuật của VOV, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy:

 

"Ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước".

 

Vì thế, Bộ Chính trị quyết định "Cảnh cáo" ông Nguyễn Xuân Phúc.

 

Thông thường, việc các lãnh đạo cấp cao bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật sẽ được thông báo trước, sau đó Bộ Chính trị sẽ có thời gian xem xét, quyết định.

 

Theo Quy định số 22-QĐ/TW của Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị có thẩm quyền quyết định các mức "Khiển trách" và "Cảnh cáo", còn vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật cách chức hoặc khai trừ thì thẩm quyền thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có nhiệm vụ báo cáo để Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.

 

Nhưng đối với trường hợp của ông Phúc, quy trình từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị đến Bộ Chính trị đã không được đưa tin cho đến khi Bộ Chính trị ra hình thức kỷ luật.

 

Với thông báo mới nhất này, ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhân vật thứ hai trong "lãnh đạo chủ chốt", một cách gọi khác của Tứ Trụ, sau ông Vương Đình Huệ, bị kỷ luật cảnh cáo sau khi đã mất chức.

 

Dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những nhân vật trong Tứ Trụ dù mắc khuyết điểm nhưng vẫn được mở "đường lui" bằng việc chủ động nhận trách nhiệm và xin thôi chức.

 

Quy trình này thường được gọi là "hạ cánh an toàn", "rút lui trong danh dự" và đã được chính ông Trọng diễn giải trong một cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội vào tháng 5/2023.

 

Tuy nhiên, dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm, mọi chuyện dường như đổi khác. Trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội ngày 5/12, ông Tô Lâm nói rằng lần đầu tiên, Bộ Chính trị xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với "lãnh đạo chủ chốt" của Đảng.

 

Lãnh đạo chủ chốt, theo ngôn ngữ của Đảng, chính là bốn nhân vật "Tứ Trụ"; ở đây ông Tô Lâm đang đề cập đến cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nhấn mạnh rằng "không có gì dừng lại mà phải tiếp tục".

 

Một lãnh đạo chủ chốt khác cùng đợt với ông Huệ là ông Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước, lẽ ra cũng chịu kỷ luật, tuy nhiên do ông này đang trong thời gian điều trị bệnh nên Bộ Chính trị vẫn chưa đưa ra quyết định.

 

Lần này, việc kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc đã minh chứng cho câu nói của Tô Lâm.

 

Rõ ràng, vị tân Tổng bí thư đã có cách xử lý mạnh tay hơn người tiền nhiệm của mình đối với những lãnh đạo, kể cả nhóm "Tứ Trụ".

 

 

XEM TIẾP >>>>>

 







No comments: