Nguy
cơ mất việc vì tinh giản: công chức, viên chức lo lắng gì?
Trung Khang | RFA
2024.12.13
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tinh-gian-cong-chuc-lo-lang-12132024161443.html
Kế
hoạch sắp xếp lại và tinh gọn bộ máy của toàn hệ thống chính trị của Việt Nam
đang khiến hàng chục ngàn công chức, viên chức đứng trước nguy cơ mất việc, mà
vẫn chưa rõ mình sẽ được hỗ trợ gì.
Hàng
trăm ngàn công chức sẽ mất việc
Theo
thông tin được công bố công khai những ngày qua, việc tinh gọn và cắt giảm biên
chế sẽ diễn ra từ các bộ, ban ngành ở trung ương cho tới địa phương. Tuy nhiên,
cho tới giờ phút này Bộ Nội vụ Việt Nam vẫn chưa có công bố cụ thể số người sẽ
bị ảnh hưởng cũng như những chế độ hỗ trợ.
Tại
buổi họp báo Chính phủ hôm 7/12/2024, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng
Minh cho hay, hiện cũng chưa thống kê được số lượng cán bộ, công
chức, viên chức có thể bị tác động bởi việc sắp xếp. Nhưng ông Minh cho biết,
yêu cầu tinh giản là giảm 15-20% bộ máy bên trong.
Tính
đến năm 2022 theo Bộ Nội vụ, tổng biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước của Việt
Nam là 1.998.083 biên chế. Trong đó, biên chế công chức 254.757, biên chế sự
nghiệp là 1.743.326 người.
Như
vậy nếu tính theo mức giảm 15-20% mà Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh
công bố, sẽ có khoảng từ 300 ngàn đến 400 ngàn người hưởng lương nhà nước sẽ bị
cho nghỉ việc.
Công
chức, viên chức nói gì?
Một
công chức ở Bình Dương không muốn nêu tên vì lý do an toàn nói với RFA:
“Theo
tinh thần tinh giản chắc sẽ dôi dư nhiều, thường mấy ổng phải bố trí làm sao
cho phù hợp, ví dụ như những người lớn tuổi còn vài năm nữa hưu, thì mấy ổng sẽ
cho nghỉ hưu trước tuổi. Thật ra mấy người lo lắng chỉ có mấy người viên chức
hay công chức cấp quản lý, mấy người có chức vụ người ta sợ. Chứ còn viên chức
công chức bình thường kiểu như sao cũng làm được.
Bên
Việt Nam nhiều khi nó sáp nhập như vậy thường giảm thì chỉ giảm cấp quản lý. Ví
dụ như hai ông trưởng thì chỉ còn một ông. Thường những người làm bên bộ máy
thì cũng khó mà sa thải nếu không vi phạm gì.”
Ông
này cho biết thêm cho tới giờ vẫn chưa có thông báo gì về việc những ai sẽ bị ảnh
hưởng, “cái này cũng mới, chủ trương làm từ trung ương trước. Mấy người
làm bên công quyền, cơ quan nhà nước chắc chắn là cũng phải nghe, còn người dân
thì không để ý”, ông nói.
Tuy
nhiên, không phải ai cũng tỏ ra bình thản. Một viên chức ở TPHCM không muốn nêu
tên nói với RFA rằng hiện có không ít công chức đang tỏ ra lo lắng:
“Công
chức nếu mọi ngành nghề khác thì người ta sẽ rất lo lắng khi tinh giản biên chế,
vì nó dư thừa. Chị làm bên giáo dục nên các cơ quan khác tinh giản
biên chế thì cũng khác. Nhưng chị được biết nơi tinh giản biên chế nhiều là nằm
trong bộ máy nhà nước, sẽ tinh giản nhiều nhân lực hơn.”
Còn
một công chức xã ở Đồng Nai không muốn nêu tên vì lý do an ninh, bày tỏ lo ngại
với RFA về nguy cơ xảy ra tiêu cực khi chọn cán bộ tinh giản:
“Điều
tôi lo lắng nhất chính là việc làm sao để việc tinh gọn bộ máy bảo đảm thực chất,
khách quan, công bằng. Thực hiện chủ trương này, tôi cũng lo lắng sẽ nảy sinh vấn
đề tiêu cực, như hối lộ để thoát tinh giản…”
Theo
người này, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để những người thuộc diện tinh
giản có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế, bảo đảm đời
sống.
--------------------
Thừa nhận bộ máy hành chính cồng kềnh, sao mãi không sửa được?
Muốn tinh giản bộ máy cần phải làm gì trước mắt?
Bộ Công an xây dựng sân bay đầu tiên trị giá 900 tỷ đồng, hoàn
thành trước Đại hội Đảng
Hồi kèn xung trận “rất đời” của Bí thư Thành Hồ
--------------------
Trụ
sở Bộ Nội vụ. Courtesy chinhphu.vn
Chính
phủ chỉ đạo gì?
Thủ
tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp Ban Chỉ đạo về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của
Chính phủ hôm 12/12/2024 cho biết, trong quá trình hoàn thiện, sắp xếp, tinh gọn
bộ máy cần chống ‘chạy chọt’, chống lợi ích cá nhân, xóa bỏ cơ chế xin - cho…
Những
chỉ đạo ‘mạnh mẽ’ như vừa nêu lâu nay thường được các lãnh đạo Việt Nam lặp đi
lặp lại, nhưng trên thực tế hầu như khó có thể thực hiện như ý muốn.
Một
Luật sư từng công tác nhiều năm trong bộ máy nhà nước, không muốn nêu tên vì lý
do an toàn nói với RFA:
“Mong
muốn của những người lãnh đạo bên trên quyết tâm như thế, nhưng tôi cho rằng
khó tránh khỏi việc hối lộ. Không thể tất cả mọi việc đều suôn sẻ, bởi vì cái
tư tưởng chạy chọt trong xã hội Việt Nam đã ăn sâu và ngấm vào máu vài chục năm
rồi, đặc biệt sau 1975 đến nay, nặng nề lắm, điều đó ai cũng thấy, cho nên
không thể tránh khỏi việc chạy chọt. Theo tôi cấp trên phải có hướng dẫn, thứ
hai là phải công khai cho thảo luận một cách thấu đáo.”
Theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP, khi thực hiện tinh giản biên chế
phải tuân thủ bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công
khai, minh bạch. Ngoài ra Nghị định cũng quy định “người đứng đầu phải chịu
trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị được giao quản lý theo thẩm quyền.”
Quy
định này gây lo ngại việc người người đứng đầu cơ quan có thể lạm quyền vì lợi
ích cá nhân.
Cho
đến ngày 7/12/2024, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho hay, hiện Bộ này cũng chưa có chính sách lựa chọn công
chức, viên chức tinh giản như thế nào.
Chính
phủ sẽ hỗ trợ công chức ra sao?
Nghị định 29/2023/NĐ-CP về chính sách thôi việc có quy
định “người tinh giản biên chế sẽ được hưởng trợ cấp bằng ba tháng tiền lương
theo mức lương hiện hưởng để tìm việc làm mới và 1,5 tháng tiền lương cho mỗi
năm công tác.”
Trong
những ngày qua, xuất hiện nhiều thông tin liên quan cách hỗ trợ công chức như vừa
nêu, với nhiều ví dụ số tiền hỗ trợ đối với công chức làm việc lâu năm có thể
nhận được lên đến vài trăm triệu đồng.
Tuy
nhiên đến ngày 12/12/2024, Bộ Nội vụ lại bác những thông này. Theo Bộ Nội vụ, những
thông tin trên mạng xã hội liên quan đến nội dung đề xuất chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức viên chức trong sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị là “thông tin không chính xác”, do cá nhân công chức dự thảo; đây không phải
là văn bản của Bộ nghiên cứu, tham mưu đề xuất…
“Quan
điểm của tôi là phải nâng bậc lương hoặc hoặc cho hưởng một số tiền tương đối
thỏa đáng, căn cứ vào sự đóng góp cống hiến của từng người, từng vị trí công việc,
có một số tiền phù hợp gọi là hỗ trợ.” - Luật sư từng công tác nhiều năm
trong bộ máy nhà nước nêu ý kiến.
Theo
Luật sư này, đây là một chủ trương rất lớn, vì nó đụng chạm đến cuộc sống, công
tác của hàng vạn người trên khắp cả nước, chứ không phải chỉ riêng cấp trung
ương. Cần “phải có lộ trình, thứ hai là phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng
cho những người nằm trong diện phải giảm biên chế trong đợt này. Chẳng hạn như
hỗ trợ cho người về hưu sớm vài tháng lương hoặc một số tiền nào đó. Tôi nghĩ
ban tổ chức trung ương không thể làm một cách ồ ạt được.” – Luật sư
này nói thêm.
Tại
kỳ họp thứ 20 của HĐND TP.HCM hôm 9/12/2024, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên khi
phát biểu về việc tinh giản công chức cho rằng “Có đồng chí phải rời vị trí để
đất nước phát triển cũng là việc ý nghĩa”.
Nếu
chỉ hỗ trợ theo cách của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên thì liệu cuộc sống của
hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn công chức mất việc và gia đình họ sẽ ra
sao?
Một
nhà quan sát ở Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn khi trả lời RFA thì
cho rằng, muốn tinh giản cán bộ công chức một cách minh bạch thì trước hết phải
xác định lại một cách cụ thể công việc của từng tổ chức, trên cơ sở đó mà bố
trí cán bộ công chức có năng lực chuyên môn, bảo đảm thực hiện tốt công việc
vào từng vị trí đó.
“Quá
trình thực hiện việc này tất nhiên sẽ sàng lọc được những cán bộ công chức
không đủ các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức và số này sẽ bị loại!
Theo tôi, số cán bộ công chức này cần được ngân sách chi ra ít nhất sáu tháng
lương để họ tự tìm việc làm mới ngoài xã hội.
Việc
xảy ra tiêu cực trong quá trình tinh giản tất yếu sẽ có, cụ thể là hối lộ, gửi
gắm để người bất tài ‘qua cửa’.” – Ông này nói thêm.
Theo
vị này, để đánh giá số người này có bất tài hay không thì thông qua hiệu quả
công việc (do người dân đánh giá) chứ không phải người đứng đầu đánh giá. Nói
cách khác, nếu làm vậy thì phải mất một thời gian thì việc tinh giản mới đi vào
quỹ đạo như mong muốn của chính phủ!
---------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
·
Tuyển
công chức đạt chất lượng: Lại “vẽ đường cho hươu chạy”!
·
Buộc
từ chức hay xin từ chức?
·
Khó
hay dễ trong việc xác minh tài sản cán bộ VN?
·
Bất
nhất về thời hiệu hồi tố kỷ luật cán bộ, đảng viên vi phạm
·
TPHCM
thu hút người tài bằng thu nhập hay chính sách?
No comments:
Post a Comment