Monday, December 16, 2024

CÁCH MẠNG TINH GỌN Ở TP.HCM : CUỘC ĐẠI PHẪU 'KHÔNG CÓ GÌ PHẢI TRĂN TRỞ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Cách mạng tinh gọn ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?

BBC News Tiếng Việt

16 tháng 12 2024, 14:36 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c623xd61kg7o

 

 Cơ chế đặc thù cho phép TP HCM được triển khai những mô hình mới nhằm thúc đẩy sự phát triển. Nhưng cuộc cách mạng tinh gọn đã đưa siêu đô thị này trở lại chiếc áo đồng phục như các địa phương khác.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/d449/live/0b883280-b87e-11ef-a2ca-e99d0c9a24e3.jpg.webp

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn dắt cuộc cách mạng tinh gọn

 

Ngày 1/1/2024, Sở An toàn Thực phẩm ra đời rầm rộ tại TP HCM. Lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền có một cơ quan cấp sở phụ trách ngành này. Và đó cũng là lần duy nhất.

Người đứng đầu sở là bà Phạm Khánh Phong Lan, một chính trị gia nổi bật trên diễn đàn Quốc hội trong những năm qua với các phát ngôn thẳng thắn, mạnh mẽ ở nghị trường. Bà được cho là đã dành rất nhiều tâm huyết vào việc quản lý vấn đề an toàn thực phẩm, tâm tư với bữa ăn an toàn của người dân trong bối cảnh thành phố lo lắng về nạn ngộ độc thực phẩm.

"Chúng tôi sẽ nỗ lực để người dân thành phố được an tâm mỗi khi chọn lựa đồ ăn", bà Lan phát biểu trong buổi ra mắt sở.

Sau 6 năm giữ chức trưởng ban, cũng là 6 năm triển khai mô hình thí điểm về Ban An toàn thực phẩm, bà Lan đã trở thành nữ giám đốc đầu tiên, rồi nhanh chóng được bầu làm ủy viên ủy ban Nhân dân TP HCM - một trong những nhóm tinh hoa hoạch định chính sách ở TP HCM.

'Khắc nhập', 'khắc xuất' rồi lại 'khắc nhập'

Lập Sở An toàn thực phẩm là một nỗ lực vượt ra khỏi khuôn khổ của các quy định hiện tại, một cơ chế đặc thù mà thành phố này có được, nhằm thoát ra khỏi chiếc áo khá chật chội của một chính quyền siêu độ thị đang phát triển mạnh mẽ.

Trước đó, bữa ăn của người dân do ba cơ quan chịu trách nhiệm, gồm nông nghiệp, công thương và y tế. Sở An toàn thực phẩm này được kỳ vọng sẽ giúp tập trung đầu mối thanh tra, kiểm tra, tạo thuận lợi cho người dân.

Báo cáo của TP HCM chỉ ra điều này là nhằm "tránh được sự chồng chéo, tránh tình trạng mỗi năm một cơ sở, doanh nghiệp phải chịu quá nhiều sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm".

Các đánh giá của TP HCM về mô hình thí điểm Ban quản lý An toàn thực phẩm trước đó, cũng như Sở An toàn Thực phẩm sau này đều dành những lời đánh giá cao về "tính cấp thiết" và hoạt động hiệu quả.

Mọi sự đang tiến triển tốt đẹp.

Nhưng "kỷ nguyên vươn mình" với cuộc "cách mạng tinh gọn" như một cơn lốc ập tới.

Cùng với cả nước, TP HCM hối hả hưởng ứng công cuộc "sắp xếp lại giang san" của Tổng bí thư Tô Lâm và Sở An toàn Thực phẩm nhanh chóng nằm trong danh sách các cơ quan bị chấm dứt hoạt động.

Chức năng quản lý an toàn thực phẩm lại được trả về chốn cũ cho ba nhà: y tế, công thương và nông nghiệp, như bao nhiêu tỉnh thành khác.

Một số chuyên gia nhận định TP HCM đang dần mất đi vai trò đầu tàu kinh tế của mình. Do đó, thành phố mong muốn được có cơ chế đặc thù để phục vụ cho nhu cầu của một đô thị lớn nhất trên cả nước - điều này đòi hỏi TP HCM có những cơ quan ban ngành khác các địa phương khác.

Không giống với nhiều địa phương khác, TP HCM còn có thêm Sở Du lịch và Sở Quy hoạch Kiến trúc.

Nhưng cũng chịu chung số phận với Sở An toàn thực phẩm, hai sở này cũng chấm dứt hoạt động khi mảng du lịch quay về với cơ quan cũ là Sở Văn hóa Thể thao để trở thành Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, còn "quy hoạch kiến trúc" nhập vào Sở Xây dựng và Giao thông Vận tải.

TP HCM được cho là đã đổ khá nhiều vốn liếng chính trị cho cơ chế đặc thù trong đó có việc thành lập Sở An toàn Thực phẩm. Một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng cũng đã "rục rịch" nhân rộng mô hình mô hình này. Kể cả Sở Du lịch, bên cạnh TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, có 5 tỉnh gồm Đà Nẵng, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Ninh, Nghệ An cũng chuẩn bị có thêm cơ quan này, tách khỏi ngành văn hóa - thể thao.

Tất cả đều dừng lại. Tất cả đều quay trở lại chốn xưa.

 

XEM TIẾP >>>>>  







No comments: