Thursday, December 2, 2021

VỆ TINH 100% CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM : CHƯA BẮT ĐƯỢC TÍN HIỆU SAU 22 NGÀY LÊN VŨ TRỤ (SOHA)

 


Vệ tinh 100% chế tạo tại Việt Nam: Chưa bắt được tín hiệu sau 22 ngày lên vũ trụ   

Tất Đạt  -  SOHA

01/12/2021 21:44

https://soha.vn/nong-ve-tinh-100-che-tao-tai-viet-nam-chua-bat-duoc-tin-hieu-sau-22-ngay-len-vu-tru-20211201214410071.htm

 

https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/12/1/photo1638369170871-1638369170966438286939.jpg

Tên lửa Epsilon-5 mang theo chín vệ tinh - bao gồm cả NanoDragon của Việt Nam - cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura ở tỉnh Kagoshima của Nhật Bản vào thứ Ba. Ảnh: KYODO / TTXVN

 

NanoDragon, vệ tinh đầu tiên hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam chế tạo, đã cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản hôm 9/11.

 

·         Vệ tinh của SpaceX phải né các mảnh vỡ từ vụ Nga thử tên lửa  

·         Các mảnh vỡ từ tên lửa Nga đe dọa vệ tinh Starlink của tỉ phú Elon Musk  

·         Mỹ tố Nga liều lĩnh thử tên lửa diệt vệ tinh, tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ  

 

Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam Lê Xuân Huy cho biết: tính đến ngày 1/12, sau 22 ngày các vệ tinh lên quỹ đạo, hiện còn 2 trên tổng số 9 vệ tinh cùng phóng ở lần phóng thử nghiệm công nghệ này chưa nhận được tín hiệu từ trạm mặt đất. Đó là các vệ tinh ARICA (của Trường Đại học Aoyama Gakuin, Nhật Bản) và vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.

 

NanoDragon là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam. Vệ tinh được phóng thành công lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao 560km vào ngày 9/11/2021 tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.

 

Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam Lê Xuân Huy khẳng định: "Hiện nay, các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm tín hiệu của NanoDragon. Chúng tôi tin rằng quá trình chế tạo NanoDragon đã mang lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho các kỹ sư cũng như cán bộ của Trung tâm trong tất cả các giai đoạn".

 

NanoDragon, vệ tinh đầu tiên hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam chế tạo, đã cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản hôm 9/11.

 

Sau 3 lần phóng không thành công trước đó do thời tiết xấu kết hợp với các vấn đề kỹ thuật, lúc 7h55 sáng theo giờ địa phương, tên lửa Epsilon 5 đã phóng vào vũ trụ từ thị trấn Kimotsuki, tỉnh Kagoshima của Nhật Bản. Sau khi tên lửa phóng, NanoDragon tách ra và đi vào quỹ đạo lúc 9:07 sáng (giờ địa phương).

 

https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/12/1/photo-1-16383695304011765238453.jpeg

Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam chính thức bàn giao cho Nhật Bản ngày 17/8/2021. Ảnh: Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản/JAXA/TTXVN phát

 

NanoDragon có kích thước 100x100x340,5mm, nặng 3,8kg, là vệ tinh đầu tiên được nghiên cứu, thiết kế và sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam.

 

Việc phóng vệ tinh này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện một bước tiến dài mà các kỹ sư Việt Nam đã đạt được trong việc thiết kế và chế tạo vệ tinh.

 

Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Quốc gia Việt Nam cho biết:

 

"NanoDragon là một vệ tinh nghiên cứu có thể được sử dụng để nhận tín hiệu nhận dạng tàu thuyền, thông qua AIS (Hệ thống nhận dạng tự động) để tránh va chạm hoặc để giám sát tàu thuyền và phương tiện trên biển. Từ đó, chúng ta có thể cân nhắc sử dụng các vệ tinh siêu nhỏ có các tính năng tương tự như NanoDragon cho các dịch vụ và hoạt động liên quan".

 

Theo ông Tuấn, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ từ những năm 1980. Nhưng đến năm 2006 mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ vệ tinh để thực hiện chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020.

 

Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong ngành vũ trụ, bao gồm phóng 2 vệ tinh viễn thông, 1 vệ tinh quan sát trái đất, hệ thống máy thu và trạm điều khiển vệ tinh, đồng thời phát triển 3 vệ tinh nhỏ là PicoDragon, MicroDragon và NanoDragon.

 

Trung tâm Vũ trụ Quốc gia Việt Nam được thành lập với các nhiệm vụ chính - thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo cán bộ có trình độ cao và tiếp nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh hướng tới mục tiêu làm chủ công nghệ phát triển vệ tinh

 

Hiện tại, chưa có tiêu chuẩn để đánh giá trình độ phát triển vũ trụ của các quốc gia, tuy nhiên có thể tạm chia thành 3 loại: quốc gia có khả năng phóng vệ tinh lên quỹ đạo độc lập, quốc gia sở hữu vệ tinh trên quỹ đạo, quốc gia chưa sở hữu vệ tinh.

.

=====================================

.

.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm kiếm tín hiệu từ vệ tinh NanoDragon 

Một Thế Giới

02/12/2021, 06:11

https://1thegioi.vn/trung-tam-vu-tru-viet-nam-van-dang-no-luc-tim-kiem-tin-hieu-tu-ve-tinh-nanodragon-175160.html

 

Hiện trạm mặt đất chưa thu được thông tin ở đường truyền dữ liệu đo xa ở dải UHF do đó các thông số trạng thái chi tiết của vệ tinh NanoDragon là chưa xác định được.

 

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết: Tính đến ngày 1.12, sau 22 ngày các vệ tinh lên quỹ đạo, hiện còn 2 trên tổng số 9 vệ tinh cùng phóng ở lần phóng thử nghiệm công nghệ này chưa nhận được tín hiệu từ trạm mặt đất. Đó là các vệ tinh ARICA (của Trường Đại học Aoyama Gakuin, Nhật Bản) và vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.

 

Vệ tinh NanoDragon có 3 đường truyền thông: Đường truyền dữ liệu đo xa (thông tin về trạng thái của vệ tinh) từ vệ tinh phát xuống mặt đất ở dải tần UHF; đường phát lệnh điều khiển từ mặt đất lên ở dải tần VHF; và đường truyền dữ liệu nhiệm vụ từ vệ tinh xuống mặt đất ở băng tần S. Hiện trạm mặt đất chưa thu được thông tin ở đường truyền dữ liệu đo xa ở dải UHF do đó các thông số trạng thái chi tiết của vệ tinh là chưa xác định được.

 

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam khẳng định: "Hiện nay, các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm tín hiệu của NanoDragon. Chúng tôi tin rằng quá trình chế tạo NanoDragon đã mang lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho các kỹ sư cũng như cán bộ của Trung tâm trong tất cả các giai đoạn".

 

Các công việc liên quan đến theo dõi, vận hành vệ tinh NanoDragon mà Trung tâm đã thực hiện gồm:

 

Một là, bám sát thông tin về quỹ đạo của vệ tinh NanoDragon để theo dõi, vận hành điều khiển vệ tinh. Ở lần phóng này, có tất cả 9 vệ tinh cùng tham gia phóng và có 11 vật thể bay đã được xác định sau khi phóng (gồm 9 vệ tinh và 2 bộ phận của tên lửa). Do đó, việc xác định vật thể nào chính xác là vệ tinh NanoDragon cần khá nhiều thời gian.

 

Hai là, theo dõi, vận hành trạm mặt đất 2 lần 1 ngày vào khoảng 9h30 sáng và 9h30 tối tại Trạm mặt đất tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc;

Gửi các lệnh điều khiển vệ tinh ở băng tần VHF để dò tìm tín hiệu ở băng S;

 

Ba là, phối hợp với cộng đồng (Satnogs) để thu tín hiệu vệ tinh, trong đó có 2 trạm có khả năng gửi lệnh lên vệ tinh NanoDragon và thu tín hiệu ở băng S;

 

Bốn là, tìm kiếm, sàng lọc mọi dữ liệu liên quan đến tín hiệu vệ tinh NanoDragon trên cộng đồng Satnogs;

 

Năm là, trao đổi, phân tích các khả năng tình huống có thể xảy ra trên vệ tinh và các tìm kiếm giải pháp với MEISEI và JAXA.

 

Toàn bộ quá trình thử nghiệm tại Nhật bản được thực hiện và giám sát chặt chẽ với các đại diện đến từ 5 đơn vị liên quan: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - nơi chế tạo vệ tinh, Viện công nghệ Kyushu - nơi thử nghiệm, JAXA - Cơ quan phóng, HIREC - công ty đầu mối của JAXA thực hiện các hoạt động liên quan đến an toàn phóng và MEISEI - công ty đối tác của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Nhật Bản, đơn vị cung cấp thiết bị thử nghiệm tiên tiến là máy tính trung tâm cho vệ tinh NanoDragon. Kết quả là tất cả các chỉ số của vệ tinh đều đạt tiêu chuẩn và được phép tham gia phóng.

 

Trong quá trình chuẩn bị phóng, vệ tinh NanoDragon đã vượt qua 4 vòng kiểm tra an toàn phóng của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) với nhiều tiêu chuẩn khắt khe và các thử nghiệm quan trọng về môi trường như: các thử nghiệm môi trường nhiệt chân không trong 82 giờ, các thử nghiệm về rung động (thử nghiệm tìm tần số dao động riêng, rung động hình sin, rung động ngẫu nhiên, rung động sine burst), thử nghiệm về sốc và các thử nghiệm chức năng khác. Vệ tinh cũng đã vượt qua các vòng kiểm tra tại Việt Nam và được phép gửi sang Nhật Bản tham gia phóng theo kế hoạch của JAXA từ ngày 6.8.2021.

 

Ngày 09.11.2021, tên lửa Epsilon-5 của Nhật Bản mang theo vệ tinh NanoDragon ‘’Made in Vietnam’’ cùng 8 vệ tinh khác đã phóng thành công vào quỹ đạo. Trước đó, trong vòng hơn 1 tháng tên lửa Epsilon-5 dự kiến phóng và bị hoãn phóng 3 lần vào các ngày 1.10.2021, 7.10.2021 và 7.11.2021. Như vậy sau khi được chuyển giao cho JAXA vào ngày 17.8.2021, 84 ngày sau đó, vệ tinh NanoDragon đã được đưa vào quỹ đạo.

 

Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020" do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4.2.2021. 

 

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm). Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy sử dụng cho mục đích tránh bị va chạm hoặc kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ.

 

 



No comments: