UỶ BAN
NHÂN QUYỀN TỪNG PHÁN QUYẾT RA SAO TRONG VỤ VIỆC CẦM TÙ NHÀ BÁO?
https://www.facebook.com/lenguyenduyhau/posts/10159832698989532
Như đã biết
thì Việt Nam vừa có ba phiên toà xử các nhân vật vì tội tàng trữ, tuyên truyền
chống phá Nhà nước. Ở phiên toà nào thì lập luận cũng đơn giản là luật thì phải
theo, không nên nói nhiều, nhà nước pháp quyền thì phải thế.
Tuy nhiên,
thời kì quốc tế thì Việt Nam với tư cách là một quốc gia của Liên Hiệp Quốc
cũng phải tuân thủ luật pháp và nghĩa vụ quốc tế. Đây cũng là nhu cầu của Việt
Nam trong nhiều quan hệ với nước lớn, công lý dựa trên luật pháp như ta hay
nghe.
Vậy pháp
luật quốc tế nói gì về việc bắt một người vì người đó trả lời phỏng vấn báo chí
nước ngoài và viết lách có nội dung làm Nhà nước không hài lòng?
Ngắn gọn,
Uỷ Ban Nhân Quyền từ chối lập luận cho rằng một chính quyền có thể bỏ tù người
phát ngôn vì cho rằng cô ta không đưa ra chứng minh thuyết phục khi chỉ trích
chính quyền tham nhũng, và rằng ngôn luận đó có thể gây phương hại cho công cuộc
đấu tranh thống nhất dân tộc. Nói cách khác, chuyện bảo vệ uy tín của cho chính
quyền không liên quan gì đến chuyện một dân tộc có thống nhất hay không.
Năm 1991,
một nhà báo người Cameroon tên là Albert Womah Mukong gửi bị vong lục
(communication) lên Uỷ ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (được thành lập theo Công
Ước về Quyền Dân Sự, Chính Trị) khiếu nại chính quyền Cameroon vi phạm một số
quyền con người của ông.
Cụ thể,
Womah Mukong cho rằng chính quyền Cameroon đã bắt giam, kết án tù ông vì (1)
ông đã viết một vài tài liệu, cuốn sách phê phán tình hình chính trị, chỉ trích
chính quyền Cameroon làm trì trệ đất nước, mô tả lại trải nghiệm khắc nghiệt của
ông khi bị tạm giam, cũng như kêu gọi thiết lập nền dân chủ đa đảng tại quốc
gia này, và (2) ông đã trả lời phỏng vấn BBC trong thời gian ông lưu trú ở Anh,
và tiếp tục lên án giới chức Cameroon.
Tất nhiên
là sách và các tác phẩm của Womah Mukong, ví dụ như quyển Tù Nhân không Tội Ác
(Prisoner without a Crime), đều bị chính quyền Cameroon cấm lưu hành. Tại thời
điểm của khiếu nại, Womah Mukong đã được phóng thích.
Để phản hồi,
chính quyền Cameroon thì cho rằng họ bắt Womah Mukong là căn cứ theo Pháp lệnh
số 62/OF/18 năm 1962 về tội "đầu độc công luận trong nước và quốc tế"
thông qua buổi phỏng vấn với BBC. Chính quyền Cameroon nói rằng Womah Mukong
không thể chứng minh rằng các cáo buộc của ông về tệ tham nhũng tràn lan, và
Womah Mukong đã đổ lỗi cho người dân Cameroon vì sự chậm tiến của quốc gia
mình. Vì vậy, nhà cầm quyền nói rằng hành vi của Womah Mukong đã phá hoại công
cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc Cameroon nhằm tiến tới thống nhất dân tộc. Cần
lưu ý rằng Cameroon chịu sự phân chia, nội chiến nặng nề từ cộng đồng dân nói
tiếng Pháp và nói tiếng Anh. Xung đột kéo dài đến tận ngày hôm nay.
Trên cơ sở
đó, chính quyền Cameroon đề nghị Uỷ Ban Nhân Quyền hai vấn đề (1) tuyên bố rằng
Pháp lệnh 62 (vào thời điểm khiếu nại đã bị bãi bỏ) là nằm trong phạm vi giới hạn
quyền được phép của Công Ước (nhằm mục đích an ninh quốc phòng), và (2) khi xem
xét Pháp lệnh 62 có nằm trong phạm vi giới hạn không thì phải đánh giá thêm
tình hình chính trị, văn hoá, lịch sử của Cameroon.
Uỷ Ban
Nhân Quyền không giải thích nhiều cho kết luận của mình, nhưng Uỷ Ban từ chối lập
luận của chính quyền Cameroon và đồng ý với khiếu nại của Womah Mukong. Quan điểm
của Uỷ Ban đó là biện pháp hạn chế của chính quyền Cameroon trong vụ việc này
(bắt bỏ tù người phát ngôn vì lý do cho rằng phát ngôn của họ "không được
chứng minh đầy đủ", và "ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh thống nhất
dân tộc") là không thoả đáng, không cần thiết cho mục đích bảo vệ thống nhất
dân tộc, dù là nó mong manh. Uỷ Ban cũng cho rằng đàn áp các tiếng nói ủng hộ
dân chủ đa đảng và nhân quyền không thể giúp đạt được mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy
đoàn kết dân tộc. Quan điểm này về sau được đưa vào Bình Luận Chung của Liên Hiệp
Quốc về quyền tự do ngôn luận.
Sau đó,
vào năm 2005, Uỷ Ban một lần nữa kết luận Cameroon vi phạm quyền tự do ngôn luận
của một nhà báo khi chính quyền Cameroon tiến hành bắt bớ và tra tấn sau khi
nhà báo này đưa ra các báo cáo về bạo lực của cảnh sát.
Link hai vụ
việc để tham khảo:
http://hrlibrary.umn.edu/undocs/html/vws458.htm (Womah
Mukong v. Cameroon)
http://www.worldcourts.com/.../2007.03.19_Njaru_v...
Tất nhiên
đây là về mặt pháp lý thực định. Về mặt triết lý sau quyết định này còn dầy dặn
hơn nữa chứ không hời hợt như một số lý luận ủng hộ bản án của chính quyền.
Chúng ta có thể tranh cãi về mặt chính trị rằng Uỷ Ban làm vậy là áp đặt giá trị
phương Tây, hoặc làm hỏng công cuộc đấu tranh của người Cameroon. Nhưng pháp lý
thì vẫn là pháp lý, và nó phải được tuân theo, ít nhất là để đánh giá một quốc
gia có đang nói sai về mức độ tuân thủ cam kết quốc tế về quyền con người của
mình hay không.
.
No comments:
Post a Comment