https://www.facebook.com/nlhaikhoi/posts/10227781621741416
Lời sau cùng của Phạm Đoan Trang tại phiên toà là
"Một áng văn đã và sẽ đi vào Lịch sử. Trong 10 năm tới, nó sẽ được trích lại
trong các sách Lịch sử Việt Nam viết bằng tiếng Anh. Có thể khoảng vài chục năm
nữa, áng văn này sẽ đi vào sách giáo khoa Việt Nam." (Nguyễn Đức Thành).
Chỉ trong vòng 1 hoặc 2 năm nữa, một cuốn sách
như vậy sẽ ra đời, bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Đọc lời sau cùng của Đoan Trang, tôi mới biết
vở kịch "Bí mật vườn Lệ Chi" (Hà Nội, năm 1981) của Hoàng Hữu Đản có
câu này:
“Con thú có thể cắn chết con người
nhưng vẫn là con thú. Con người mang lẽ phải có thể bị ám hại vì lẽ phải đó,
nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi là thiên chức của con người”
Năm 1925, văn hào Nga Mikhail Bulgakov đã viết
tiểu thuyết "Trái tim chó" để nói về chủ nghĩa cộng sản mới hình
thành được gần chục năm trên đất nước mình.
Một nhà khoa học với những ý định tốt đẹp đã
thử nghiệm cấy não người vào chó, làm cho con chó này chuyển hoá thành một sinh
vật mới, có hình người và có thể nói tiếng người.
Ông đã sai lầm khi chọn não của một kẻ vô sản
lưu manh trong lúc làm thí nghiệm. Kết quả là ông đã tạo ra một sinh vật đê tiện
và tàn ác, mang diện mạo người nhưng sống bằng trái tim cầm thú.
Tên của kẻ vô sản lưu manh này là Chugunkin
("Chugun" tiếng Nga là "gang", giễu nhại từ
"stal" có nghĩa là "thép" trong cái tên của Stalin). Trong
giai đoạn đầu tiên chuyển hoá thành người, nó mang hình thức của người nguyên
thuỷ.
Câu chuyện ngụ ngôn hiện đại của M. Bulgakov
đã thể hiện chính xác lịch sử của chủ nghĩa cộng sản, bắt đầu từ những "ước
mơ đẹp" "trong phòng thí nghiệm" của Karl Marx thế kỷ 19 đến lúc
thực hành trong thực tế ở Nga từ 1917.
Loại sinh vật người - chó, chó - người này sau
khi tìm được chỗ đứng trong xã hội người đã sử dụng ngôn ngữ - thành tựu vĩ đại
nhất trong lịch sử tiến hoá của loài người - vào một việc duy nhất là chửi rủa,
xúc xiểm, vu cáo, bịa đặt, nói láo.
Nó vẫn dùng những khái niệm mà con người bình
thường hay dùng, như "luật pháp", "nghiêm minh", "quốc
gia", "an ninh", 'đạo đức" nhưng với ý nghĩa và tinh thần của
trái tim chó.
Nó có khả năng sinh sôi nảy nở với tốc độ kinh
hoàng. Nó lấn át hết phần người của xã hội người.
Cuốn tiểu thuyết của Bulgakov bị Lev
Borisovich Kamenev, một trong 7 Uỷ viên Bộ Chính trị tối cao của Liên Xô, ra lệnh
cấm xuất bản. Thế cuộc xoay vần, 10 năm sau, Kamenev bị Stalin hành quyết.
"Trái tim chó" được xuất bản lần đầu ở Liên Xô năm 1987, sau Cải tổ.
Mấy năm trước, trong một hội thảo về Việt Nam ở
Mỹ, một giáo sư Mỹ gốc Nga chất vất một diễn giả: tại sao vẫn gọi Việt Nam là một
nước cộng sản? Việt Nam và Trung Quốc đã có kinh tế thị trường, không còn như
thời Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông nữa.
Đến giờ giải lao, một thính giả sinh ra ở Bắc
vĩ tuyến 17 của Việt Nam bắt chuyện với với giáo sư: Giáo sư sinh ra thời Liên
Xô, chắc hẳn biết tiểu thuyết "Trái tim chó" của Bulgakov.
Cuối câu chuyện "Trái tim chó", nhân
vật nhà khoa học đã tìm cách sửa sai, sau khi đã gây ra biết bao đau khổ cho
nhân sinh.
Ông đã cố gắng lấy não của kẻ vô sản lưu manh
ra khỏi con chó - người. Con chó - người được trở lại với hình thù chó ban đầu.
Nhưng dù tiên đoán người ta sẽ sửa chữa chủ
nghĩa cộng sản, như nhà khoa học tìm cách sửa chữa thí nghiệm "trái tim
chó" của mình, Mikhail Bulgakov năm 1925 cũng không lạc quan với tương lai
một trăm năm sau của những xứ sở từng chìm đắm vào chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi được giải thoát khỏi bộ não vô sản lưu
manh, con chó vẫn còn nhớ những ký ức rác rưởi của nó khi còn mang hình dạng của
người. Và nhà khoa học kia vẫn lưu trữ bộ não thí nghiệm trước đây, ngụ ý rằng
những thí nghiệm tương tự cũng như tinh thần của "trái tim chó" sẽ
còn tiếp tục tái diễn trong tương lai dù với hình thức khác.
Vị giáo sư gốc Nga gật đầu: Nước Nga ngày nay
đúng là như thế.
No comments:
Post a Comment