20/12/2021
http://www.danchimviet.info/tau-co-danh-uc/12/2021/24768/
Victor Gao
Victor Gao là ai?
Cái tên Victor Gao không xa lạ cho giới
truyền thông quốc tế. Với cái tên cha sinh mẹ đẻ là Cao Chí Khải (高志凯), ông có bằng Tiến sĩ Luật của Yale, đã
từng làm phiên dịch viên cho Đặng Tiểu Bình trong nhiều năm và hiện giờ là phó
giám đốc của “Centre for China and Globalisation”, một loại “think tank” tại Bắc
Kinh.
Nói một cách nôm na, nếu Hồ Tích Tiên – tổng
biên tập Hoàn Cầu Thời báo mới “nghỉ hưu” một cách bình thường hay không bình
thường vẫn chưa rõ – là cái loa trung cấp của Đảng CSTQ trước dư luận quốc tế; thì
Victor Gao là cái loa cao cấp, có đầy đủ học hàm học vị loại
xịn, bằng thật chứ không phải mua.
Đảng CSTQ có những vai như vậy để đứng ra nói
thay cho những ủy viên Bộ Chính Trị không tiện nói những vấn đề nhạy cảm mà vị
trí chính thức của họ không cho phép.
Thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi cho Úc ngày
càng lộ rõ hơn. Trung Quốc không muốn các quốc gia khác, nhất là Úc, tham gia
và can thiệp vào công việc của mình.
Hiện nay, Bắc Kinh đang cố
hết sức để trừng phạt Úc về mặt kinh tế, và trong vài ngày gần đây, Tập Cận
Bình cũng đã đưa ra cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nói
nôm na là nếu Úc không ngừng chọc phá con gấu trúc, đất nước của những con chuột
túi sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng. Cảnh báo này không phải chuyện giỡn
chơi vì ông Tập đang nắm lực lượng quân sự lớn nhất thế giới và theo như Victor
Gao, cái giá phải trả cho cuộc xung đột với Trung Quốc có thể là Tận Thế.
Vào tháng 9 năm nay, Gao gọi hiệp ước AUKUS mà
Úc đã ký với Anh và Mỹ là “một vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”, và nói
rằng “Khi trang bị tàu ngầm hạt nhân, bản thân Australia sẽ là mục tiêu cho các
cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra trong tương lai”. Ông còn gọi lãnh đạo Úc
hiện nay là “không có não”, nặng hơn người Việt chê nhau “não ngắn”. Gao
cũng cảnh báo rằng việc Úc mua các tàu ngầm hạt nhân sẽ dẫn đến việc nước này
“trở thành mục tiêu của vũ khí hạt nhân”, khi có chiến tranh hạt nhân trong
tương lai.
Vào tháng 11 năm nay, Gao nhắc lại lời cảnh
báo của mình với Australia trong cuộc phỏng vấn trên chương trình truyền hình 60
Minutes Australia do Tom Steinfert làm MC. Gao nói: “Cá
nhân tôi cho rằng thực chất hiệp ước AUKUS giúp Úc đóng tàu ngầm hạt nhân sẽ có
một hậu quả lớn đối với Úc, đó là Úc sẽ không còn được hưởng lợi ích và đặc quyền
rất hiếm có là trong tương lai không bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.”
Khi bị MC Steinfert thách thức rằng tàu ngầm
Úc chạy bằng năng lượng hạt nhân chứ không phải tàu ngầm vũ
trang hạt nhân, thế thì “tại sao Úc lại trở thành mục tiêu của vũ khí
hạt nhân?”
Bác bỏ sự phân biệt của MC, Gao nhấn mạnh:
“Hãy nghe tôi nói đây: các ống phóng phi đạn trong tàu ngầm có thể mang cả đầu
đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thông thường. Trong lúc nóng bỏng của một trận đánh nhỏ
hoặc một cuộc chiến tranh lớn, ông có nghĩ rằng Úc sẽ cho phép người ta đến kiểm
tra xem loại đầu đạn nào đã được lắp vào cái ống to đùng đó không? Tôi có thể
cá với ông rằng, giữa lúc dầu sôi lửa bỏng, không ai chịu ngừng tay cả – và
cách giải quyết an toàn là xem Úc như một quốc gia có vũ khí hạt nhân.”
Jim Molen là ai?
Nghị sĩ Jim Molen của tiểu bang New South Wales, đã từng phục vụ trong quân đội Úc
trong 40 năm, giải ngũ với cấp bậc thiếu tướng.
Ông không nghi ngờ tham vọng bá chủ thế giới của
Trung Quốc và trong bối cảnh đó Úc đứng ở vị trí rất dễ bị tổn thương bởi vì
“chúng ta tin tưởng một cách ngây thơ rằng sức mạnh của quân sự của Mỹ là vô tận
nhưng thực tế thì không phải như vậy.”
Ông cho rằng phải mất từ 10 đến 20 năm Úc mới
xây dựng được một lực lượng quân sự tương đối coi được, kể cả tàu ngầm hạt
nhân, nhưng với sức mạnh hiện nay, Trung Quốc có thể mở một cuộc chiến tranh bất
cứ lúc nào, mà ông dự báo trong vòng từ giờ đến 10 năm. Dĩ nhiên là khi Úc xây
dựng xong quân đội thì chẳng hiểu Trung Quốc đã tiến đến đâu.
Sẵn dịp người MC Tom Steinfert của chương
trình 60 Minutes Australia hỏi Trung Quốc sẽ giải quyết Đài Loan như thế nào,
Nghị sĩ Jim Molen dự báo có 3 kịch bản.
Thứ nhất, ông gọi là kịch bản tiệm tiến, trong
đó Trung Quốc sẽ phong tỏa đường không và đường biển của Đài Loan, chẳng cho một
tàu hoặc máy bay nào ra vào hòn đảo này, chẳng sớm thì muộn, Đài Loan sẽ “phá sản”.
Kịch bản thứ hai là tấn công bất ngờ theo kiểu
Trân Châu Cảng Tân vào tất cả căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật, Hàn và Guam; cầm
chân quân đội Mỹ ở những nơi này, buộc Mỹ phải bó tay với Đài Loan.
Kịch bản thứ ba là thực hiện cả hai kịch bản
trên cùng một lúc.
No comments:
Post a Comment