Phải
gọi đúng bản chất của vụ án test kit của Công ty Việt Á: Tội diệt chủng!
Vũ Đình Trọng
21 tháng 12, 2021
Ngày 18 tháng Mười Hai, Trung tướng Tô Ân Xô,
Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho hay Cơ quan Cảnh sát điều
tra Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tổ chức đấu
tranh chuyên án với đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh
Bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán in-vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (gọi tắt
là kit xét nghiệm Covid-19) xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công
ty Việt Á) và các đơn vị, địa phương có liên quan.
Được Bộ 4T “bật đèn xanh”, báo chí trong nước
thực hiện nhiều phóng sự điều tra chân tướng Công ty Việt Á, Tổng giám đốc Phan
Quốc Việt, và đường dây mua bán loại kit xét nghiệm này.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/01-Vu-an-Cong-ty-Viet-A-04.jpg
Bộ test kit của
Công ty Việt Á – Ảnh: Kênh 14
Đây không chỉ là một vụ án nâng khống giá bộ
kit xét nghiệm có tổng giá trị gần 4,000 tỷ đồng (hơn $174 triệu) liên quan đến
CDC và các cơ sở y tế của 62 tỉnh thành. Qua phân tích, dư luận ngày càng phẫn
nộ khi nhận ra ít nhất hai thế lực nhà nước đứng sau Công ty Việt Á đã tiếp tay
dựng lên một màn kịch lừa đảo hàng chục triệu người dân, khiến hàng ngàn người
đã có thể đã chết oan uổng vì Covid-19 sau khi sử dụng bộ kit xét nghiệm này.
Chúng ta sẽ cùng theo dõi vụ án qua những ghi
nhận của báo chí trong nước, cũng như nhận định của mạng xã hội về vấn đề này.
Những lãnh đạo
đang “ngồi trên lửa”
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/01-Vu-an-Cong-ty-Viet-A-03.jpg
Phan Quốc Việt, Tổng
giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á – Ảnh: Vietacorp
Qua điều tra, Bộ Công an đã xác định Công ty
Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương với tổng giá trị 151 tỷ đồng,
Tổng Giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho Phạm
Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương, gần 30 tỉ đồng.
Ngày 17 tháng Mười Hai, Cơ quan CSĐT Bộ Công
an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải
Dương và các đơn vị, địa phương liên quan. Bảy người của cả hai cơ quan này đã
bị tạm giam và khởi tố, bao gồm hai nhân vật chính Việt và Tuyến.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Công ty Việt
Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh,
thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4,000 tỷ đồng.
Phan Quốc Việt đã thông đồng với lãnh đạo các
bệnh viện và CDC nhiều địa phương, hợp thức hồ sơ chỉ định thầu theo giá do
Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Đổi lại, Việt
thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh,
thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Phải công nhận đây là một vụ án kinh tế lớn. Lớn
nhất từ trước tới nay, liên quan đến hầu hết 62 tỉnh thành.
Ngay khi vụ án được khởi động, có bảy nhân vật
cộm cán bị bắt, gồm: Phan Quốc Việt (SN 1980, Chủ tịch HĐQT
kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á); Vũ Đình Hiệp (SN 1986; Phó
Tổng Giám đốc Công ty Việt Á); Hồ Thị Thanh Thảo (SN 1984; thủ
quỹ Công ty Việt Á, cửa hàng trưởng cửa hàng Âu Lạc); Phan Tôn Noel Thảo (SN
1990; trợ lý tài chính Công ty Việt Á); Trần Thị Hồng (SN
1995; nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á); Phạm Duy Tuyến (SN
1965; Giám đốc CDC Hải Dương) và Nguyễn Mạnh Cường (SN 1985;
nguyên kế toán trưởng CDC Hải Dương).
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phong tỏa, ngăn
chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng
thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỷ đồng; 100,000 USD; 20 bất động sản tại
Sài Gòn, Hà Nội và các địa phương khác; tám bất động sản của Phạm Duy Tuyến,
Giám đốc CDC Hải Dương…
Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành khám xét khẩn
cấp 16 địa điểm tại tám địa phương (gồm Hà Nội, Sài Gòn, Hải Dương, Thừa Thiên
– Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập ghi lời khai trên 30
người có liên quan.
Tại tỉnh Hải Dương, Công ty Việt Á
bán kit xét nghiệm Covid cho CDC Hải Dương thông qua năm hợp đồng với tổng giá
trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho Phạm
Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương số tiền gần 30 tỷ đồng, tương đương gần 20%
giá trị của năm hợp đồng.
Tại Bình Dương, lãnh đạo Sở Y tế
cho biết có mua kit xét nghiệm của Việt Á, nhưng với số lượng rất ít ở giai đoạn
đầu đại dịch. Sở Y tế Bình Dương cũng cho biết, trong quá trình mua sắm luôn
làm đúng quy định, nên họ xác định không liên quan đến những sai phạm ở Viêt
công ty Việt Á.
Lãnh đạo CDC Nghệ An cho
biết, thời gian đầu đơn vị này nhập thiết bị test kit nhanh Covid-19 của Công ty
Việt Á vì chỉ công ty này có hàng. Giá trị nhập hàng từ công ty này vào khoảng
30 tỷ đồng. Lãnh đạo CDC Nghệ An cho biết, giá nhập hàng luôn thấp nhất so với
thị trường ở thời điểm hiện tại.
Lãnh đạo CDC Sài Gòn cho biết
không mua kit xét nghiệm của Việt Á, do giá chào cao hơn nơi khác. Còn riêng
các bệnh viện tại thành phố có mua hay không còn chờ cơ quan điều tra xác minh.
Ông Hồ Minh Nên, giám đốc CDC Quảng
Ngãi, cho biết đơn vị có ba đợt mua bộ test kit của Việt Á, với tổng giá trị
hơn năm tỷ đồng.
Trong khi đó, ông Tôn Thất Thạnh, Giám đốc CDC
Đà Nẵng, cho biết trong các đợt dịch vừa qua CDC Đà Nẵng có nhập số lượng lớn
test kit COVID-19 từ Công ty Việt
Á.
Theo ông Thạnh, CDC Đà Nẵng nhập
test kit của công ty này là chủ yếu để làm xét nghiệm RT-PCR. Tuy nhiên ông Thạnh
nói không nhớ khối lượng nhập cụ thể và chi phí nhập test kit từ công ty này
bao nhiêu tiền. Ông Thạnh nói không nhớ giá test kit tính trên từng đơn vị
bao nhiêu tiền.
Sở Y tế Đồng Nai có ba đơn vị
trực thuộc mua test kit của Việt Á gần ba tỷ đồng. Riêng việc nhờ Việt Á thực
hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, tỉnh đã trả hơn 30 tỉ đồng.
Tỉnh Bắc Ninh phê duyệt mua
10,000 bộ test PCR LightPower của Việt Á cho CDC tỉnh Bắc Ninh với giá 470,000
đồng/bộ.
Cùng thời điểm này, tỉnh Nam Định cũng
mua 13,536 bộ test tương tự của Việt Á, giá 509,250 đồng/bộ.
Theo Tuổi Trẻ, một địa phương ở miền
Trung cũng có quyết định mua 70,000 bộ LightPower của Việt Á với giá 509,250 đồng/bộ,
trị giá trên 35.6 tỉ đồng.
Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, hầu hết
tỉnh thành, bệnh viện mua bộ xét nghiệm PCR của Việt Á thời gian qua đều mua với
giá từ 470,000 đồng/bộ trở lên. Trong khi đây là mức giá CDC Hải Dương đã mua
và giám đốc CDC Hải Dương bị bắt cùng tổng giám đốc Việt Á do nhận “phần trăm”
gần 30 tỉ đồng.
Theo cơ quan điều tra, tại Hải Dương mỗi hợp đồng
cung ứng kit xét nghiệm, giám đốc CDC đã được “lại quả” 20-25% giá trị hợp đồng.
Việc bắt tạm giam các bị can trên chỉ là giai đoạn đầu của chuyên án làm rõ đường
dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh bộ trang thiết bị y tế
xét nghiệm COVID-19.
Lãnh đạo Bộ Công an cho biết đang tiếp tục điều
tra mở rộng tại nhiều nơi khác. Hiện lãnh đạo các tỉnh có phê duyệt mua test
kit của Việt Á như đang “ngồi trên lửa”, vì chắc chắn, sẽ còn nhiều người phải
vào tù ngồi theo lời khai của Phan Quốc Việt.
Có người đùa vui rằng, nếu cơ quan điều tra chấp
nhận giảm tội cho Phan Quốc Việt, đổi lại ông ta phải cung cấp bằng chứng hối lộ
của tất cả các tỉnh thành, thì chắc chắn nhà nước phải xây thêm nhà tù để chứa
các lãnh đạo Sở Y tế và CDC các tỉnh thành.
Vụ án test kit làm
bật gốc sự dối trá tận cùng của Bộ Y tế và Bộ Khoa Học – Công Nghệ
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/01-Vu-an-Cong-ty-Viet-A-07.jpg
Bộ KH-CN đăng tin
“Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ Chức Y tế Thế giới
chấp thuận”
Có thể nói, từ “mồi lửa” ở CDC Hải Dương, rất
nhiều lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh có liên hệ mua bán kit xét nghiệm với
Công ty Việt Á đang như ngồi trên “dàn hỏa thiêu”, khi cơ quan điều tra đang lật
từng trang hồ sơ Việt Á.
Tuy nhiên, vụ án này không chỉ dừng lại ở đó.
Qua những gì báo chí được
phép bạch hóa bốn ngày qua, thực chất kit xét nghiệm của Công ty Việt Á không
được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận đưa vào sử dụng nhưng vẫn được Bộ Y
tế và Bộ Khoa học Công Nghệ (KH-CN) chắp cho “đôi cánh thiên thần” bay đi khắp
62 tỉnh thành với một cái “giá trên trời”: 470,000 đồng/test.
Ngày 3 Tháng Ba 2020, ông Chu Ngọc Anh
– nguyên là Bộ trưởng Bộ KH-CN, ký quyết định công nhận kết quả nghiên cứu chế
tạo bộ KIT real-time RT-PCR của Việt Á.
Lập tức ngày hôm sau, Thứ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Trường Sơn ký quyết định cấp số đăng ký lưu hành cho bộ KIT nói
trên.
Nhiều quan chức cấp cao của Bộ Y tế và nhiều bộ
ngành khác cũng rất “tán thưởng” chất lượng bộ xét nghiệm của Việt Á về độ nhạy,
độ đặc hiệu. Ông Sơn khi đó cũng cho biết “đây là lần đầu tiên Việt Nam có một
sinh phẩm được đăng ký quốc tế, ngay khi bệnh dịch bùng phát ở quy mô toàn thế
giới”. Thông tin Việt Á đăng ký và được WHO phê duyệt đã được vị lãnh đạo Bộ Y
tế này thông báo tại nhiều phiên họp chính thức.
Chưa hết, Bộ KH-CN lúc đó còn cho biết bộ kit
này đã được Bộ Y tế Vương quốc Anh chứng nhận tiêu chuẩn Châu Âu, được hơn 20
quốc gia đặt hàng (!?)
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/01-Vu-an-Cong-ty-Viet-A-06.jpg
“Nhà báo lớn” Nguyễn
Công Khế khen Phan Quốc Việt hết lời – Chụp màn hình facebook
Nhiều “nhà báo có tiếng” cũng “tát nước theo
mưa” như Nguyễn Công Khế, Hoàng Hải Vân,… ra sức ca ngợi “người hùng” Phan Quốc
Việt làm “rạng danh non sông.”
Có thể nói lúc đó, Bộ Y tế và Bộ KH-CN biết chất
lượng thực bộ test kit của Việt Á như thế nào, nhưng họ vẫn cố tình ém nhẹm
thông tin thật, không những thế, để bộ test kit này đạt tột đỉnh vinh quang, Bộ
Y tế và Bộ KH-CN cùng làm tờ trình lên Hội đồng thi đua khen thưởng trung ương,
để rồi ngày 10 tháng Ba, ông Nguyễn Phú trọng, Chủ tịch nước lúc bấy giờ, đã ký
quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty cổ phần Công
nghệ Việt Á.
Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước
kiêm Tổng Bí thư Đảng CSVN hồi đó, mà họ còn dám đánh lừa thì có lẽ đằng sau
lưng họ, có một thế lực rất lớn. Chỉ có ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ
KH-CN, và ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, lúc bấy giờ mới có thể
trả lời được.
Thế là chỉ cần một tuần, kể từ ngày ông Chu Ngọc
Anh ký quyết định công nhận kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit, Công ty Việt Á
và ông Phan Quốc Việt bước lên “đỉnh vinh quang chói lóa ánh mặt trời”!
Chẳng ai thắc mắc tại sao Công ty Việt Á lại lớn
nhanh hơn Phù Đổng Thiên Vương trong truyện cổ tích? Người dân thì chỉ thắc mắc
là tại sao chính quyền cứ đè đầu họ xuống, bắt ngửa cổ lên rồi “chọc, chọc nữa,
chọc mãi.”
Chẳng ai thắc mắc làm thế nào Công ty Việt Á sản
xuất được 30,000 bộ kit xét nghiệm một ngày trong một cái xưởng nhỏ như hộp
diêm, cùng với dăm ba công nhân không có bằng trung cấp kỹ thuật.
Để bây giờ, khi Bộ Công an phá án kit xét nghiệm
thì người dân mới hiểu, họ cứ bị chọc mũi nhiều như thế là để làm giàu cho lãnh
đạo các cấp.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/01-Vu-an-Cong-ty-Viet-A-08.jpg
Thông báo của WHO về
việc “không chấp nhận” đưa vào sử dụng bộ test kit của Công ty Việt Á – Chụp
màn hình
Và cũng nhờ vụ án này, báo chí mới phanh phui
sự dối trá tận cùng của Bộ Y tế và Bộ KH-CN về bộ kit xét nghiệm này. Vào Tháng
Mười 2020, WHO đã có báo cáo công khai về sản phẩm này, với kết quả “Không chấp
nhận” (Not Accepted). Điều này có nghĩa là nó không được sử dụng trong việc xét
nghiệm Covid-19, vì chẳng ai biết kết quả xét nghiệm đó chính xác bao nhiêu phần
trăm.
Thế nhưng, Bộ Y tế và Bộ KH-CN vẫn cho nó được
lưu hành trên toàn quốc hơn một năm qua, giúp Công ty Việt Á bán được hơn
40,000 tỷ đồng.
Cho đến giờ này, khi dư luận đã biết sự dối
trá đó, Bộ KH-CN chỉ lên tiếng là chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của
WHO về bộ test kit của Công ty Việt Á. Đại ý họ “thanh minh thanh nga” rằng họ
hiểu “Not Accepted” là WHO “chưa chấp thuận sử dụng”, vì đang trong giai đoạn
đánh giá, đánh giá xong thì sẽ chấp thuận thôi.
Theo Bộ KH-CN thì việc này chỉ là “hiểu nhầm
ý”, không có gì to tát cả.
Riêng Bộ Y tế, sau khi sự dối trên gạt dưới bị
vỡ lở, họ vẫn chưa có hành động nào nhằm “gỡ gạt thể diện”, hoặc chí ít cũng
làm yên lòng dân là thu hồi tất cả bộ kít xét nghiệm của Việt Á còn lại trên thị
trường về.
Chắc họ nghĩ dù WHO không chấp nhận, nhưng những
que chọc mũi này vẫn đủ tiêu chuẩn dùng trong nước, nên đồng bào cứ yên tâm mà
mà ngoáy.
Cuối cùng, người dân vẫn là những con chuột
đen đủi, từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Không thể thống kê bao nhiêu người dân bị chết
oan khi xét nghiệm bộ kit này, khi cho ra kết quả trái ngược với thực tế: Những
người âm tính bị cho là dương tính, và đi đưa đi cách ly tập trung. Từ không bệnh
thành có bệnh, và tử vong. Những người dương tính lại được cho là bình thường,
để tiếp tục lây bệnh cho người khác, đến khi bệnh trở nặng không kịp cứu chữa,
cũng tử vong.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/12/01-Vu-an-Cong-ty-Viet-A-09.jpg
Biếm họa
Phải đặt tên cho đúng bản
chất của vụ án này.
Đó không phải “nhầm” như
lời giải thích nhẹ nhàng của lãnh đạo Bộ KH-CN.
Đó cũng không chỉ là sự lừa
đảo của Bộ Y tế.
Đó cũng không hẳn là hối
lộ, tham nhũng của các Sở Y tế hay CDC điạ phương.
Phải
gọi chính xác đó là TỘI DIỆT CHỦNG!
------------
ĐỌC THÊM:
Vụ
bê bối nâng giá bộ xét nghiệm COVID-19: Dư luận mạng xã hội nói gì?
Nâng
giá bộ kit test covid tại Việt Nam: Quan chức y tế chia nhau hàng trăm tỉ đồng
No comments:
Post a Comment