ÔNG CHỦ VIỆT
Á “THỔI GIÁ”, THÌ SAO?
https://www.facebook.com/manhdang001/posts/5341845309165290
Vắt tay lên trán, bạn hãy tự hỏi: Nếu sở hữu
món hàng giá một đồng, có cơ hội bán lại với giá một trăm đồng, một nghìn đồng,
một triệu đồng, thậm chí, một tỷ hay nhiều tỷ đồng… thì bạn có từ chối cơ hội ấy
không?
Nếu câu trả lời là có, bạn là một vị thánh. Bạn
nên về cõi trời, về niết bàn, về thiên đàng, về nơi để có thể sống đúng với phẩm
chất thánh tính của mình.
Nhưng nếu câu trả lời là không, có nghĩa là
chúng ta đều là người trần, mắt thịt tại cõi đời ô trọc này. Chúng ta sẽ cùng
nhau nói tiếp câu chuyện về ông chủ công ty Việt Á.
Lúc này, cho dù lãnh đạo các CDC của 62/63 tỉnh
thành trên cả nước đang ra sức thanh minh như “đỉa phải vôi” rằng mình không có
quan hệ gì đến với ông chủ Việt Á khi mua sản phẩm của ông ấy. Thì giới thương
nhân xứ này vẫn chưa thôi hết thòm thèm vị thế vàng của ông chủ Việt Á vào lúc
đắc thời nhất: Lợi nhuận tuôn như suối khi sở hữu sản phẩm được bảo kê bao tiêu
sử dụng trên toàn lãnh thổ. Vì lẽ, thương nhân sinh ra và tồn tại vì lợi nhuận
mà. Lợi nhuận là mục đích đầu tiên, là mục đích sau cùng, là mục đích cốt lõi
bao trùm tất cả mọi nhẽ của thương nhân.
Cho nên, đừng vội phán xét ông chủ Việt Á khi
đã ra tay thổi giá cắt cổ dân lành bằng giá bán sản phẩm trên trời như thế, vì
đơn giản, tìm kiếm lợi nhuận cao không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Chúng
ta chỉ có thể chê trách về phương diện đạo đức xã hội mà thôi, mà đạo đức xã hội
lại vốn là khái niệm khá co giãn, tùy nơi, tùy lúc và tùy người.
Thế nhưng, khi ông chủ Việt Á “lại quả”, “huê
hồng” cho lãnh đạo CDC duyệt mua sản phẩm thì mới bắt đầu nảy sinh vấn đề pháp
luật. Cái gọi là “lại quả”, “huê hồng” cho cán bộ nhà nước, thực chất, nó là hối
lộ, là hành vi vi phạm pháp luật theo một tội danh của bộ luật hình sự. Bởi lẽ,
cán bộ nhà nước rất khác với thường dân. Thường dân thì “có quyền làm những điều
mà pháp luật không cấm”, nhưng cán bộ nhà nước thì “chỉ làm những điều mà pháp
luật quy định” mà thôi.
Và khi này, việc thổi giá của ông chủ Việt Á mới
thành chuyện nhớn. Vì rủi cho ông chủ, không phải tư nhân bị mua đắt mà là ngân
sách quốc gia đang phải thanh toán cho món hàng bị thổi giá. Khoản chênh lệch
giá thật và giá bị thổi trở thành số tiền ngân sách bị thất thoát. Bao nhiêu tiền
bị thất thoát là bấy nhiêu tội trạng được ghi nhận.
Bên cạnh các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ,
những vấn đề liên quan khác của ông chủ Việt Á và “đối tác” cũng có khả năng trở
thành vấn đề pháp luật, như lừa dối khách hàng, vi phạm quy chế đấu thầu, tham
ô… đều ở mức độ nghiêm trọng.
Với thông tin từ báo chí chính thống, xem ra
khá nhiều cơ quan trung ương khó nói mình vô can trong vụ án. Đây cũng là phép
thử cho những lời hứa về chỉnh đốn… Chắc chắn, công chúng sẽ trông chờ những động
thái pháp lý tiếp theo có bảo đảm xử lý vụ án một cách triệt để, không vùng cấm,
không bỏ sót tội phạm hay không?
Trở lại với ông chủ Việt Á, nếu có bị luật
pháp trừng phạt cũng hoàn toàn chính đáng, đương nhiên, ngoại trừ hành vi thổi
giá với tư nhân mà thôi. Nhưng phần thổi giá với CDC để rút tiền từ ngân sách
quốc gia thì không thể thoát.
Kể cũng đáng đời khi mà hàng chục triệu nạn
nhân xứ này từng bị “ngoáy mũi” đều căm giận hành vi thổi giá ấy. Đồng thời,
cũng vì hành vi thổi giá đầy cám dỗ mà họ bị tăng số lần “ngoáy mũi” đến n lần!?
Như thường lệ, tiên sư cúm Tàu
.
No comments:
Post a Comment