Người
dân và chính quyền Việt Nam, mối quan hệ ‘một chiều’
17/12/2021
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-dan-chinh-quyen-viet-nam-quan-he-mot-chieu/6358899.html
Trong những
tuần lễ qua, truyền thông tại Việt Nam và ngoài nước đã có nhiều bài viết về
Tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế (Miss Grand International) Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Được trở
thành hoa hậu quốc tế đầu tiên của Việt Nam, hiển nhiên ai nấy đều vui mừng và
hãnh diện về Thùy Tiên. Do đó cô được chú ý đặc biệt. Nhưng cô còn được chú ý
và quan tâm hơn nữa vì đã dùng ba ngón tay để chào (three-finger salute) trong
cuộc thi này, sau khi cô phát biểu hùng biện về chủ đề Chấm dứt Chiến tranh và
Bạo lực. Cô nói bằng tiếng Thái “Hãy làm cho thế giới này thành một nơi tốt hơn
cho mọi người”, rồi đưa ba
ngón tay lên chào. Sau khi cuộc thi hoàn tất, cô giải thích rằng cô hiểu
tình hình chính trị tại Thái Lan, chẳng hạn những cuộc biểu tình và đấu tranh
trong thời gian qua, nên cô chỉ mong muốn mọi người giúp nhau để xây dựng một
thế giới tốt hơn.
Câu trả lời
trên chắc không thỏa mãn nhiều người, tại Việt Nam lẫn Thái Lan. Nhưng cũng nên
hiểu cho Thùy Tiên. Cách trả lời nào cũng không làm vừa lòng mọi người. Có lẽ
cô nhận ra được tính nhạy cảm của vấn đề.
Cũng vì
hành động chào ba ngón tay trên mà một số kênh truyền thông tại Việt Nam hùn
nhau chỉ trích và hăm dọa Thùy Tiên. Một số bài viết về cô đã biến
mất không lâu sau đó. Dường như chỉ có bài trên tờ Tuổi
Trẻ, nơi để link đến Video mà Thùy Tiên chào ba ngón tay sau khi phát biểu
bằng tiếng Thái, là vẫn còn đó.
Ngoài cách
chào bằng ba ngón tay, khi được hỏi thêm về trải nghiệm của mình tại Thái Lan
trong phần chung kết, Thùy Tiên đã trả lời
rằng khi cô đến
Thái, cô không nhận được sự trợ giúp nào từ nước mình; tuy thế, bây giờ
cô đang đứng đây, chỉ còn hai người trong vòng chung kết, điều này cho thấy sự
chăm chỉ của mình mang tính quyết định. Thùy Tiên nhấn mạnh và nhắn gửi đến
khán thính giả rằng, nếu bất cứ ai miệt mài và tập trung, ước mơ của họ có thể
trở thành hiện thực.
Trước,
trong và sau khi cô Thùy Tiên trả lời câu hỏi này, âm thanh từ hậu trường vang
lên hai chữ Việt Nam.
Khi cô
Thùy Tiên được Ban Giám khảo bầu chọn làm Hoa Hậu, không chỉ những người trong
hội trường vui mừng hô to hai chữ Việt Nam, mà chắc là hàng triệu người Việt tại
Việt Nam và trên khắp thế giới cũng vui mừng và hãnh diện về cô. Thùy Tiên vừa
xinh đẹp, vừa biết nói tiếng Thái và Anh lưu loát, và biết trả lời các câu hỏi
khá khôn khéo. Và nhất là biết lấy lòng người Thái trong cung cách giao tiếp của
mình.
Trước khi
tham dự giải hoa hậu này, Thùy Tiên cũng đã nổi tiếng tại Việt Nam trong các cuộc
thi người đẹp, đã làm các việc từ thiện, kể cả
kêu gọi mọi người ý thức về đại dịch Covid-19 và hỗ trợ cho các nhân viên y tế
đứng đầu chiến tuyến. Rõ ràng một người như Thùy Tiên chắc phải được sự ủng hộ
khá tích cực và sâu rộng để được tham dự giải hoa hậu này.
Cho nên
khi Thùy Tiên phát biểu rằng cô không nhận được sự ủng hộ nào từ nước nhà
(country), chỉ có một cách duy nhất để hiểu rằng không phải cô thiếu sự ủng hộ
từ người dân, hay người thân, mà là từ nhà nước (state). Người dân Việt ủng hộ
cô trong tiến trình này, nhưng nhà nước Việt Nam thì… không.
Trường hợp
cô Thùy Tiên không được sự hỗ trợ nâng đỡ đáng kể nào từ nhà nước Việt Nam cũng
là một điều hết sức bình thường.
Tôi còn nhớ
Nguyễn Tiến Minh, người đứng đầu bộ môn vũ cầu tại Việt Nam trong hơn một thập
niên qua, đã chia sẻ những suy nghĩ tương tự khi Minh đến Úc thi đấu. Khi được
chính tôi hỏi chính quyền Việt Nam có hỗ trợ gì cho các cuộc thi đấu của mình
không thì Minh cho biết anh phải tự lo liệu mọi thứ và không có sự hỗ trợ đáng
kể nào cả.
Những công
dân Việt Nam ra hải ngoại bằng những con đường hợp pháp như du lịch, hay bất hợp
pháp như vượt biên vượt biển (các làn sóng người tị nạn sau này, đến Úc hay Âu
châu, không phải các làn sóng đi tìm tị nạn từ sau năm 1975 đến 1996), khi gặp
phải khó khăn thì họ cũng không được chính quyền Việt Nam giúp đỡ gì. Không những
không được trợ giúp mà có thể nói họ còn gặp khá nhiều khó khăn từ nhân viên
làm việc tại các tòa đại sứ, hay các cơ quan công quyền tại Việt Nam, trên mặt
hành chánh. Những câu chuyện này được tường thuật lại khắp nơi. Các đại sứ tại Bỉ, Úc v.v…
đã lạm dụng quyền uy để thu phí cao hơn mức quy định, đối với công dân Việt Nam
hay Việt kiều. Đó là chưa kể các hành vi tắc trách của họ. Lẽ ra họ phải có
trách nhiệm giúp đỡ cho công dân của mình khi gặp khó khăn, dù những người đó
có vi phạm luật hành sự hay luật di trú của quốc gia sở tại, nhưng tòa đại sứ lại
hoàn toàn phủi tay.
Gần đây nhất
là vào cuối tháng 11 vừa qua, 500
công nhân Việt Nam bị lâm vào hoàn cảnh bi đát vì ký hợp đồng với Công
ty sản xuất vỏ xe Shandong Linglong Tire Co. của Trung Quốc nên sang Serbia làm
việc từ tháng 5 năm nay. Những công nhân này được mô tả là đang run rẩy trong
doanh trại không có sưởi, đói và không có tiền, trong khi hộ chiếu của họ đã bị
chủ nhân người Trung Quốc lấy đi. Như Cánh
Cò viết trên RFA ngày 21 tháng 11, “Đại sứ quán là cơ quan chỉ có nhiệm
vụ duy nhất đối với kiều bào là cấp và đóng dấu hộ chiếu, mọi việc khác, xin lỗi,
không phải nhiệm vụ của chúng tôi…”
Tuy không
được chính quyền của mình bảo vệ và nâng đỡ, nhiều người vẫn giữ im lặng và
không dám lên tiếng. Những người nào lên tiếng than phiền, hay nói điều gì bất
lợi cho chính quyền Việt Nam hay đại diện của họ tại các đại sứ quán khắp nơi,
khi về nước chắc sẽ gặp phiền toái rắc rối.
Trong khi
đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các đại sứ quán của các chính thể dân chủ,
như Mỹ, Úc, Anh v.v… là bảo vệ công dân của họ. Cho dù công dân của họ có vi phạm
pháp luật, kể cả tội giết người hay các tội phạm nghiêm trọng khác, các tòa đại
sứ khắp nơi phải làm tất cả những gì có thể để công dân của mình được đối xử
công bằng và hợp pháp, và nhất là được trở về lại nước mình sớm nhất có thể.
Mọi người
dân có quyền yêu cầu chính quyền của mình có trách nhiệm giúp đỡ khi gặp khó
khăn. Nếu đó không phải là trách nhiệm của chính quyền thì là của ai? Chính quyền
được bầu lên để làm gì? Quyền lực phải luôn đi đôi với trách nhiệm: quyền lực
càng cao thì trách nhiệm phải càng lớn. Tuy vậy, đây chỉ là đặc tính hay bản chất
của các nền dân chủ. Trong khi đó, vẫn có những chế độ nắm quyền lực gần như
tuyệt đối trong tay mà lại không phải chịu trách nhiệm gì cả. Vì thế mà nạn
tham nhũng, lạm quyền và hư hỏng một cách tuyệt đối trong các chế độ này là điều
không có gì ngạc nhiên.
Các cơ
quan công quyền tại Việt Nam cũng như đại sứ quán khắp nơi, nói cho cùng, là cỗ
máy “hành (dân là) chánh”. Họ chỉ tuân hành mệnh lệnh từ cấp cao nhất. Cách
hành xử của họ như thế là vì họ không thấy phải chịu trách nhiệm, hay mang ơn
người dân. Họ chỉ chịu trách nhiệm với Đảng và mang ơn Đảng. Đảng là cơ quan
quyết định gần như toàn bộ và tuyệt đối mọi chính sách đối nội và đối ngoại,
trong khi các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp, cũng như truyền thông,
cũng chỉ để thi hành mệnh lệnh của Đảng. Vấn đề nằm ở độc đảng mà ra.
Chỉ khi
nào các cơ quan công quyền là guồng máy hoạt động phi chính trị (apolitical) với
chính quyền, và thi hành mọi trách nhiệm của mình, dựa trên hiến pháp và pháp
luật là chính, chính sách chỉ là phụ, thì lúc đó các vấn đề chính trị hóa sẽ giảm
thiểu hay không còn. Lúc đó trách nhiệm giải trình là thuộc cả chính quyền lẫn
cơ quan công quyền, thuộc tất cả những ai có uy quyền (authority) hoặc quyền lực
(power) trong tay. Còn khi nào các cơ quan công quyền vẫn còn bị chính trị hóa
và bị các đảng chính trị thao túng, thì lúc đó thay vì phục vụ người dân, họ lại
đi hành hạ người dân.
No comments:
Post a Comment