Ngoại giao phương Tây
chỉ trích Việt Nam vì bản án Phạm Đoan Trang
BBC News Tiếng Việt
15/12/2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59670124
https://ichef.bbci.co.uk/news/549/cpsprodpb/90A9/production/_122233073_doantrang_8815.jpg
Nhà báo Phạm Đoan
Trang trong ảnh chụp trước khi bị công an VN bắt tháng 10/2020
Các cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ, Anh và Canada chỉ
trích Việt Nam vì bản án nặng với nhà báo Phạm Đoan Trang hôm 14/12.
Cơ quan ngoại giao một số quốc gia thuộc nhóm
G7 vừa lên tiếng sau khi tòa tại Việt Nam xử tù nặng với một nhà báo, nhà bất
phục chế độ Phạm Thị Đoan Trang.
Tòa tại Hà Nội chiều ngày 14/12 tuyên án 9 năm
tù với bà Đoan Trang về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam".
Tin cho hay một số nhà ngoại giao quốc tế đã
được vào quan sát phiên toà, gồm đại diện của các Đại sứ quán Hoa Kỳ, Canada, Đức
và Liên minh Châu Âu.
Anh lên tiếng
Vào ngày 15/12, sứ quán Anh Quốc tại Hà Nội
đưa lên Facebook bình luận của Quốc vụ khanh
Bộ Ngoại giao và Phát triển phụ trách khu vực châu Á, Amanda Milling với
nội dung như sau:
"Việc nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang phải nhận
mức án 9 năm tù là vô cùng đáng lo ngại. Bỏ tù các nhà báo chỉ vì họ bày tỏ
quan điểm một cách ôn hòa gửi thông điệp sai trái tới những người ủng hộ sự
phát triển của đất nước và con người Việt Nam."
Vương quốc Anh, dòng trạng thái này viết tiếp,
cùng các thành viên của cộng đồng quốc tế, đã bày tỏ quan ngại trước cách Phạm
Đoan Trang bị đối xử kể từ khi cô bị bắt vào tháng 10 năm 2020, và đưa ra quan
điểm của mình với Chính phủ Việt Nam.
"Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc về Giam giữ Tùy tiện đã kết luận việc bắt giam Phạm Đoan Trang được xếp
vào hành động giam giữ tùy tiện, vi phạm các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của Việt
Nam về quyền con người. Trong suốt hơn 1 năm bị tạm giam, Phạm Đoan Trang chỉ
được gặp luật sư đúng một lần và chưa được gặp mặt gia đình. Bản án này đã gửi
đi thông điệp chống lại quyền tự do ngôn luận".
Bà Phạm Đoan Trang
tại phiên tòa 14/12/2021 (ảnh chụp qua màn hình)
Tiếng nói của Hoa
Kỳ
Trong khi đó Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
cũng vào ngày 15/12 đăng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 14/12 lên
án việc kết án 9 năm tù đối với tác giả Việt Nam Phạm Đoan Trang "người
không làm gì khác hơn là bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price
ngày 14/12 nói, theo bản dịch của Sứ quán Mỹ.
"Hoa Kỳ lên án việc kết tội và tuyên án 9 năm
tù đối với tác giả, nhà báo Phạm Đoan Trang, người không làm gì hơn ngoài việc
bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hòa."
"Chúng tôi cũng ghi nhận ý kiến gần đây của
Nhóm công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện, cho thấy việc giam giữ bà
Trang là tùy tiện và vi phạm các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về
nhân quyền."
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
vào ngày 14/12 lên án việc kết án 9 năm tù đối với tác giả Việt Nam Phạm Đoan
Trang
Tuyên bố của Mỹ nói tiếp: "Hoa Kỳ kêu
gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Trang, người đã được quốc tế công nhận
về nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và quản trị tốt ở Việt Nam, đồng thời cho phép tất
cả cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của mình mà không lo sợ bị trả
thù. Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng luật pháp và các
hành động của họ thống nhất với các điều khoản về nhân quyền của Hiến pháp Việt
Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam."
Canada bày tỏ quan
điểm
Vào ngày 14/12 trang Facebook của Đại sứ quán
Canada bày tỏ "vô cùng quan ngại việc tuyên án này.
"Chúng tôi cũng quan ngại về những nỗ lực không
ngừng của các cơ quan chức năng Việt Nam nhằm hạn chế quyền tự do truyền thông,
một nhân tố thiết yếu của việc bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.
"Chúng tôi cũng kêu gọi nhà chức trách Việt Nam
cho phép các nhà báo hành nghề mà không sợ bị bắt giữ, sách nhiễu hoặc bị trả
thù, đồng thời chấm dứt kiểm duyệt và kiểm soát diện rộng đối với các phương tiện
truyền thông và nới rộng hơn tự do ngôn luận. Chúng tôi khuyến khích tất cả các
quốc gia tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền của họ theo luật pháp quốc tế, bao gồm
quyền tự do quan điểm và biểu đạt."
Trong khi trang Facebook của Văn phòng Liên
minh châu Âu tại Việt Nam cho tới 15/12 chưa ra thông cáo gì về vụ xử này, còn
Facebook tòa đại sứ Đức đăng thông điệp về "Quyền con người trong chính
sách đối ngoại của Đức".
Đại sứ quán
Canada:" Chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia tuân thủ các nghĩa vụ
nhân quyền của họ theo luật pháp quốc tế, bao gồm quyền tự do quan điểm và biểu
đạt".
"Số hóa và các công nghệ mới đang thay đổi cuộc
sống của chúng ta. Trong quá trình này, việc tuân thủ các quyền con người luôn
đóng vai trò trung tâm. Chính vì vậy, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong
phòng chống tội phạm không được phép dẫn tới nạn phân biệt đối xử.
"Nước Đức nỗ lực xây dựng một khung pháp lý quốc
tế về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên cơ sở quyền con người, dân chủ và nhà
nước pháp quyền. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ "Liên minh tự do trực tuyến",
chúng tôi nỗ lực thúc đẩy bảo vệ quyền riêng tư, tự do biểu đạt và tự do báo
chí trên internet. Các quyền con người là phổ quát - đối với tất cả mọi người
và mọi nơi", thông cáo viết.
---------------------
Nội dung không có
BBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang
ngoài.
-------------------------------------------------------------
Trang Facebook của Đại sứ quán Vương quốc Anh
tại Việt Nam hôm 14/12 có bài video về Tự do báo chí.
Bản tiếng Việt của bài viết:
"Xã hội dân chủ sẽ không thể tồn tại nếu thiếu
tự do báo chí.Các nhà báo có quyền tự do và độc lập khi đưa tin về những vấn đề
mà công chúng quan tâm mà không bị cản trở bởi những người có quyền lực.
Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều nhà báo đang bị
trả thù hoặc đối mặt với tình trạng bạo lực hay tù tội chỉ vì họ đang thực hiện
nhiệm vụ của mình."
Trước đó, hôm 10/12, nhân ngày Nhân quyền quốc
tế, Đại sứ Anh, Gareth Ward cùng nữ Đại sứ Canada Deborah Paul công bố video,
nói:
"Chúng tôi cảm ơn tất cả các nhà báo trên khắp
thế giới, những người đã phản ánh những bất công, cho chúng ta sự thật để chúng
ta được tự do suy nghĩ và phản biện về thế giới xung quanh, đồng thời, tưởng nhớ
tất cả những nhà báo đã thiệt mạng trong khi thực thi nhiệm vụ".
VIDEO
:
Đại sứ Anh tại Việt Nam, Gareth Ward và Đại sứ
Canada tại Việt Nam, Deborah Paul.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59670124
---------------------------------------------------
TIN LIÊN QUAN
Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc
tế: 'Kính phục Đoan Trang, lên án chính phủ VN'
15 tháng 12 năm 2021
.
Án tù 9 năm cho nhà báo
Phạm Đoan Trang
14 tháng 12 năm 2021
.
TRỰC TIẾPCác án nặng
trong 2 ngày, nhân quyền Việt Nam đi về đâu?
.
Đại sứ Anh và Canada nói về tự do báo chí
11 tháng 12 2021
.
================================================
.
Mỹ,
Anh, Canada và các nước khác đồng loạt phản đối bản án 9 năm tù đối với bà Phạm
Đoan Trang
15/12/2021
https://www.voatiengviet.com/a/my-anh-canada-ban-an-pham-doan-trang/6355585.html
https://gdb.voanews.com/5673D294-DE39-4843-AD9C-55DF7B918CC0_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.png
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang tại tòa ngày
14/12/2021. Photo screenshot từ ANTV via YouTube.
Ngay sau khi nhà báo tự do Phạm Đoan Trang bị
chính quyền Hà Nội tuyên án 9 năm tù vào ngày 14/12, Mỹ, Anh, Canada và hàng loạt
các quốc gia phương Tây lên tiếng phản đối bản án này và kêu gọi chính quyền trả
tự do ngay lập tức cho bà.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ lên án việc kết tội và tuyên phạt ký giả
Phạm Đoan Trang 9 năm tù, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết
ngày 14/12.
Thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ nói bà Trang
không làm gì ngoài bày tỏ ý kiến một cách ôn hoà và Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt
Nam phóng thích bà Trang và cho phép mọi người ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm
mà không phải sợ bị trả thù.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam dẫn thông báo
của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội đảm bảo luật lệ và hành động của họ nhất
quán với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam cũng như cam kết
và nghĩa vụ của Việt Nam với quốc tế.
Anh
Bà Amanda Milling, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao
và Phát triển phụ trách khu vực châu Á của Bộ Ngoại giao Anh, nói trong thông
cáo ngày 15/12: “Việc nhà báo Việt Nam Phạm Đoan Trang phải nhận mức án 9 năm
tù là vô cùng đáng lo ngại. Bỏ tù các nhà báo chỉ vì họ bày tỏ quan điểm một
cách ôn hòa gửi thông điệp sai trái tới những người ủng hộ sự phát triển của đất
nước và con người Việt Nam.”
Vương quốc Anh, cùng các thành viên của cộng đồng
quốc tế, đã bày tỏ quan ngại trước cách Phạm Đoan Trang bị đối xử kể từ khi bà
bị bắt vào tháng 10 năm 2020, và đưa ra quan điểm của mình với Chính phủ Việt
Nam, thông cáo cho biết.
“Bản án này đã gửi đi thông điệp chống lại quyền
tự do ngôn luận” thông cáo viết.
Canada
Đại sứ quán Canada tại Việt Nam hôm 15/12 ra
thông cáo bày tỏ sự quan ngại về bản án đối với bà Trang.
“Canada vô cùng quan ngại về việc tuyên án đối
với bà Phạm Thị Đoan Trang. Chúng tôi cũng lo ngại về những nỗ lực không ngừng
của các cơ quan chức năng Việt Nam nhằm hạn chế quyền tự do truyền thông, một yếu
tố thiết yếu của việc bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản”.
Chính phủ Canada kêu gọi nhà chức trách Việt
Nam cho phép các nhà báo hành nghề mà không sợ bị bắt giữ, sách nhiễu hoặc trả
thù, đồng thời chấm dứt kiểm duyệt và kiểm soát rộng rãi đối với các phương tiện
truyền thông và tự do ngôn luận.
“Chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia
tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền của họ theo luật pháp quốc tế, bao gồm quyền tự
do quan điểm và biểu đạt” thông cáo viết.
https://gdb.voanews.com/0B300BA1-0BCB-4F91-90D9-BAD6DD3DEF54_w650_r0_s.png
Phiên tòa sơ thẩm xử
nhà báo Phạm Đoan Trang. Photo screenshot từ ANTV via YouTube.
Đức
Đại sứ Petra Sigmund, Vụ trưởng Vụ châu Á –
Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Đức, viết trên Twitter hôm 14/12 bày tỏ sự
bàng hoàng với bản án 9 năm đối với cựu học giả của chương trình Villa Aurora
Los Angeles, nhà báo Phạm Đoan Trang.
“Bản án này phát đi tín hiệu đáng báo động về
quyền tự do ngôn luận. Việt Nam cần đề cao các quyền cơ bản của con người như
được bảo đảm trong hiến pháp và các cam kết quốc tế” bà viết.
Cộng hòa Czech
Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech hôm 15/12 viết
trên Twitter rằng đại diện ngoại giao của nước này không được tham dự phiên tòa
xét xử Phạm Đoan Trang.
“Nhiều quốc gia, trong đó có Cộng hòa Czech,
đã không được phép tham gia phiên tòa xét xử Phạm Đoan Trang với tư cách quan
sát viên”.
“Chúng tôi yêu cầu Việt Nam không gì khác
ngoài việc tôn trọng Hiến pháp của mình và các hiệp định quốc tế mà Việt Nam
tham gia, và việc trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang.
Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc về Giam giữ Tùy tiện (UNWGAD) đã kết luận việc bắt giam bà Phạm Đoan Trang
được xếp vào hành động giam giữ tùy tiện, vi phạm các cam kết và nghĩa vụ quốc
tế của Việt Nam về quyền con người.
Theo ghi nhận của các nhà ngoại giao phương Tây,
trong suốt hơn một năm bị tạm giam, bà Phạm Đoan Trang chỉ được gặp luật sư
đúng một lần và chưa được gặp mặt gia đình.
Phản ứng của người
Việt
Nhà hoạt động nhân quyền Hoa Nguyễn ở Sydney,
Australia, đồng thời là một người bạn của bà Trang, nêu nhận định với VOA về bản
án dành cho bà Trang: “Tôi không ngạc nhiên.”
Bà Hoa, người theo dõi các phiên tòa xét xử
các nhà tranh đấu ở Việt Nam từ năm 2018 cho đến nay, cho biết: “Tôi và những
người liên quan đến Phạm Đoan Trang không buồn, không trông đợi, không sốc gì cả.”
Cũng từ Australia, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, viết
trên Facebook: “Cái ‘tội’ của Đoan Trang là đi trước thời đại, vượt lên những
suy nghĩ của người cầm quyền. Đó cũng là cái giá phải trả của người trí thức
trong một môi trường lạc hậu và giáo điều”.
“Hết ngày này sang ngày nọ, đa số công chúng
được gieo vào những niềm tin rằng nói khác với quan điểm của đảng và Nhà nước
là “phản động”, mà phản động là đồng nghĩa với tù đày thì theo thời gian nó sẽ
trở thành một chuẩn mực. Chuẩn mực là không được nói khác Nhà nước. Chuẩn mực
là phải im lặng. Theo đó, những ai nói khác hay lên tiếng trước những bất công
xã hội thì bị xem là ‘phản động’, là tội phạm”, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết.
Cựu nhà báo Trương Huy San, tác giả của ‘Bên
Thắng cuộc’, ở Tp. Hồ Chí Minh, nêu nhận định trên Facebook: “Nếu chúng ta đang
sống trong một xã hội có tự do, có phẩm giá, có công lý, có dân chủ thì những
người như Đoan Trang sẽ có một vị trí đáng ngưỡng mộ trong xã hội.”
VIDEO :
Blogger Phạm
Đoan Trang bị tuyên án 9 năm tù
https://www.voatiengviet.com/a/6354766.html
Như VOA đã loan tin, ngày 14/12, Tòa án Nhân
dân TP.Hà Nội tuyên phạt bà Phạm Đoan Trang (tên đầy đủ là Phạm Thị Đoan Trang,
43 tuổi), 9 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”, theo khoản 1, Điều 88 Bộ Luật hình sự năm 1999.
Truyền thông Việt
Nam nói gì?
Ngoài việc trích đăng bản cáo trạng của Viện
Kiểm sát Thành phố Hà Nội với những cáo buộc như “đăng tải, chia sẻ nội dung
xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước”, “phỉ báng chính quyền nhân dân”...
truyền thông Việt Nam còn lên án những hoạt động trước đây của nhà hoạt động Phạm
Đoan Trang.
“Đi nước ngoài và bị các thế lực phản động dụ
dỗ, bà Phạm Thị Đoan Trang đã thành lập, tham gia nhiều hội nhóm để phát tán
các nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước” trang Thanh Niên viết.
Truyền thông trong nước còn cho rằng “để thực
hiện hành vi phạm tội,” bà Trang “nhận tài trợ, hậu thuẫn từ các thế lực” để
thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm “bất hợp pháp”, tập hợp một số
đối tượng trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ để “chống đối”.
“Bị cáo có trình độ nhận thức nhất định, hiểu
và biết rõ hậu quả hành vi, song vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài, phạm
tội nhiều lần,” trang VNExpress trích bản án cho biết.
Mỹ lên án bản
án của nhà báo Phạm Đoan Trang | VOA
https://www.youtube.com/watch?v=KTCztcYUL7k&t=2s
No comments:
Post a Comment